Chương 2. ĐẶC DIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình cho thấy sự biến động sử dụng đất đai trong các năm gần đây của tỉnh được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất tỉnh Hòa Bình
Đơn vị tính: ha
Loại đất Năm
2016
Cơ cấu (%)
Năm 2017
Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 460.869 100 459.062 100 I. Đất nông nghiệp 354.984 77,02 387.116 84,33 1. Đất sản xuất nông nghiệp 64.820 14,06 88.512 19,28
2. Đất lâm nghiệp 288.425 62,58 296.289 64,54
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.578 0,34 1.771 0,39
4. Đất nông nghiệp khác 161 0,03 544 0,12
II. Đất phi nông nghiệp 60.645 13,16 52.904 11,52
1. Đất ở 19.512 4,23 13.971 3,04
2. Đất chuyên dùng 25.502 5,53 31.041 6,76
3. Các loại còn lại 15.631 3,39 7.892 1,72
III. Đất chƣa sử dụng 45.240 9,82 19.042 4,15 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, 2017 Đất nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng khá lớn 84,33% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, lại chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 64,54% tổng diện tích đất tự nhiên.
Qua bảng trên cho thấy từ năm từ 2016-2017, đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh tương đối cao, tăng được 23.692 ha chủ yếu tăng về đất trồng cây lâu năm, cây lúa vẫn giữ ổn định; như vậy trong thời gian qua tỉnh đã tập trung khai thác tiềm năng đất đồi đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả sử dụng đất.
Đất lâm nghiệp tăng tương đối ổn định, tăng 7.864 ha.
2.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động
Theo số liệu niên giám thống kê dân số năm 2016, toàn tỉnh Hòa Bình có 831.357 người. Đại bộ phận dân cư ở nông thôn, chiếm 85,47% tổng số dân trong toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số tỉnh Hòa Bình năm 2016
TT Huyện
Số xã, phường, thị
trấn
Diện tích (km2)
Dân số TB (người)
Mật độ dân số (người/km2)
1 TP. Hòa Bình 15 144 94.340 655
2 H.Đà Bắc 20 780 54.016 69
3 H. Mai Châu 23 571 55.264 97
4 H. Kỳ Sơn 10 201 32.721 163
5 H. Lương Sơn 20 365 94.717 259
6 H. Cao Phong 13 256 43.235 169
7 H. Kim Bôi 28 551 111.324 202
8 H. Tân Lạc 24 532 83.260 157
9 H. Lạc Sơn 29 587 140.091 239
10 H. Lạc Thủy 15 314 59.177 188
11 H. Yên Thủy 13 289 63.212 219
TỔNG 210 4.590 831.357 181
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016 Toàn tỉnh gồm 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh.
Mật độ dân số bình quân trên toàn tỉnh gần 181 người/km2. Nơi bình quân thấp nhất là huyện Đà Bắc là 69 người/km2 và đông nhất là ở Thành phố Hòa Bình 655 người/km2.
Tỷ lệ nam, nữ trong tỉnh là nam chiếm 49,6% (412.554 người) và nữ (418.803 người) chiếm 50,4%, dân số sống ở thành thị là 120.778 người (chiếm khoảng 14,5%), nông thôn là 710.579 người chiếm 85,5% dân số.
Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2014- 2016 là 0,78%/năm. Tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức cao trên 1,1% dẫn đến dân số vẫn tiếp tục tăng.
Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo nông thôn, thành thị năm 2016 Đơn vị: người
TT Huyện, thị Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành
thị
Nông thôn 1 TP. Hòa Bình 94.340 47.315 47.025 68.291 26.049 2 H. Đà Bắc 54.016 27.095 26.921 5.228 48.788 3 H. Mai Châu 55264 27.266 27.998 5.402 49.862 4 H. Kỳ Sơn 32.721 16.184 16.537 2.493 30.228 5 H. Lương Sơn 94.717 47.066 47.651 11.640 83.077 6 H. Cao Phong 43.235 21.369 21.866 5.251 37.984 7 H. Kim Bôi 111.324 55.159 56.165 1.257 110.067 8 H. Tân Lạc 83.260 41.149 42.111 4.268 78.992 9 H. Lạc Sơn 140091 69.548 70.543 3.725 136.366 10 H. Lạc Thủy 59.177 29.088 30.089 8.046 51.131 11 H. Yên Thủy 63.212 31.315 31.897 5.177 58.035 TỔNG 831.357 412.554 418.803 120.778 710.579
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016 Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tính đến năm 2014 có 548.146 người, chiếm 67,1% tổng dân số.
Trong cơ cấu lao động tham gia các ngành kinh tế, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nhìn chung lao động nông nghiệp chất lượng còn thấp nhất là đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu xa. Tuy vậy trong những năm qua ở Hòa Bình lực lượng lao động có trình độ thâm canh sản xuất cao ngày một nhiều nhất là các vùng thấp, ven các trục đường giao thông do sớm tiếp cận các thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: Giao thông đối với khu vực có 1 tầm quan trọng đặc biệt mà các ngành và người dân đều rất quan tâm, ở nơi mà chưa có đường hoặc giao thông ách tắc thì ở đó cuộc sống chậm phát triển và lạc hậu.
Nhìn chung mạng lưới giao thông của Hoà Bình khá phát triển có cả 2 loại đường giao thông chủ yếu là đường bộ, đường sông với những đầu mối giao thông quan trọng là thành phố Hoà Bình
- Đường bộ: Với tổng chiều dài hàng nghìn km bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã. Quốc lộ gồm có quốc lộ 21 với tổng chiều dài khoảng 113 km, QL6 với tổng chiều dài khoảng 121 km, QL15 với tổng chiều dài là 21km và QL12B có chiều dài khoảng 79 km còn lại là đường từ thành phố Hoà Bình đi các huyện, đường liên huyện và liên xã.
- Đường sông: tổng chiều dài trên 200 km (về mùa kiệt thì các phương tiện tàu thuyền có sức chở 100 -150 tấn vẫn hoạt động được).
- Số lượng đường giao thông ở trong vùng không đều nhau phụ thuộc vào địa hình, vào bố trí dân cư. Do thiếu vốn và điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, địa hình hiểm trở nên phương tiện giao thông nông thôn bị hạn chế.
Việc đi lại và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp của nông dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều tuyến đường mới chỉ khai thông được nền đường, không có các công trình thoát nước và phòng hộ trên đường. Do đó tình trạng sạt lở
lòng đường, hư hỏng nền đường xảy ra phổ biến ở nhiều xã trong vùng nên nhiều nơi có đường mà xe cộ đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa.
- Hệ thống điện những năm gần đây, Nhà nước và tỉnh Hoà Bình đã có chủ trương đưa điện đến các xã vùng sâu, vùng xa. Hiện nay hầu hết các xã trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia hay thủy điện, còn một số ít xã chưa có điện lưới. Nguồn điện sử dụng cho thắp sáng, sinh hoạt là chủ yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển đời sống kinh tế và văn hoá của người dân ở các xã.
2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 9,46%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,06%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,5% (trong đó, công nghiệp tăng 18,84%); dịch vụ tăng 7,53%.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản 20,03%; công nghiệp - xây dựng 48,59%; dịch vụ 31,38%.
a. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá cố định 2010) ước đạt 7.841 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định 2010) đạt 5.331 tỷ đồng, tăng 4,19% so cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 125,2 nghìn ha, tăng 200 ha so với kế hoạch năm (trong đó: diện tích cây lương thực có hạt đạt 76,52 nghìn ha, tăng 500 ha so với kế hoạch năm; sản lượng ước đạt 36,04 vạn tấn, vượt 400 tấn so với kế hoạch).
Các địa phương tiếp tục quan tâm phát triển các sản phẩm lợi thế nhất là cây có múi, mía tím và mía ép nước, rau an toàn; đã chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGap, GAP cho 436 ha cây trồng.
Các giống lúa chất lượng, ngắn ngày, năng suất cao ngày càng được phổ biến. Diện tích lúa gieo cấy đạt 39,85 nghìn ha, năng suất ước đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 19,94 vạn tấn, bằng 97,6% kế hoạch năm. Diện tích gieo
trồng ngô đạt 36,6 nghìn ha, năng suất ước đạt 44 tạ/ha, sản lượng đạt 16,1 vạn tấn Cây ăn quả có múi tiếp tục được mở rộng diện tích với các giống có năng suất, chất lượng cao; tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh đạt 8,08 nghìn ha(tăng 622 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó diện tích cho thu hoạch là 3,61 nghìn ha, sản lượng đạt 7,98 vạn tấn.
Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá cố định 2010 ước đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 6,38% cùng kỳ năm trước. Tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi con bản địa trong nông hộ, chăn nuôi công nghiệp trong các trang trại. Đến nay, toàn tỉnh có 68 trang trại nuôi gà thương phẩm, 02 trang trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, 04 trại gà giống,17 trang trại chăn nuôi lợn nái và lợn hậu bị, ngoài racòn có hàng trăm trang trại chăn nuôi lợn, gà và các con đặc sản khác. Do giá thịt lợn hơi giảm mạnh trong quý 2 nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tái đàn và tăng trưởng đàn; sang quý 3 giá thịt lợn hơi đã dần phục hồi nên tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định trở lại.
Sản xuất lâm nghiệp:Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp theo giá cố định 2010 ước đạt 678,3 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ năm trước. Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và phát triển rừng được quan tâm; các địa phương chú trọng tăng diện tích trồng cây gỗ lớn và cây bản địa. Triển khai Tết trồng cây Xuân Đinh Dậu đã trồng được 220 nghìn cây phân tán; gieo ươm khoảng 14 triệu cây giống các loại, trồng được trên 7,528 nghìn ha rừng, vượt 5,6% kế hoạch năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,2%. Khai thác được 320 nghìn m3 gỗ. Công tác bảo vệ rừng được tăng cường; cả năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy rừng gây thiệt hại 5ha; phát hiện, xử lý 45 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Nuôi trồng thuỷ sản:Giá trị sản xuất ngành thủy sản theo giá cố định 2010 ước đạt 219 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tích cực phát triển nuôi cá lồng trên các thuỷ vực lớn, nuôi thuỷ đặc sản trên diện tích ao hồ. Toàn tỉnh hiện có 2,68 nghìn ha diện tích mặt nước và 4 nghìn lồng nuôi
cá. Sản lượng thu hoạch ước đạt 7,2 nghìn tấn; trong đó, sản lượng nuôi trồng 5,6 nghìn tấn, sản lượng khai thác 1,6 nghìn tấn.
b. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 ước tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 27.523 tỷ đồng, tăng 17,22%
so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,5% kế hoạch năm.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trên địa bàn có mức tăng trưởng khá cao. Các sản phẩm chủ yếu tiếp tục duy trì tăng trưởng cao so với cùng kỳ, trong đó: điện thương phẩm tăng 8,01%, sản phẩm may mặc tăng 55,17%, xi măng tăng 22,45%, sản phẩm điện tử tăng 26%, kết cấu thép tăng 18,92%,...
c. Thương mại, dịch vụ
Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao, hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng sau luôn cao hơn tháng trước và những tháng cuối năm được cải thiện nhiều. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm ước đạt 22.368 tỷ đồng, tăng 19,14% so với cùng kỳ năm trước, vượt1,58% kế hoạch năm.
- Dịch vụ du lịch: Hoạt động du lịch diễn ra sôi động gắn với các chương trình lễ hội trong năm. Tổng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình trong năm 2017 đạt 2.497.436 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước tăng 14,6%, vượt 10,5% kế hoạch năm. Trong đó: Khách quốc tế 260.730 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 14,6%, vượt 0,3% kế hoạch năm; khách nội địa 2.236.706 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,3%, vượt 11,8 % kế hoạch năm. Thu nhập du lịch khoảng 1.215.979 triệu đồng.