Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Hòa Bình
2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Hòa Bình
Thành phố Hoà Bình thuộc tỉnh Hòa Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Hoà Bình. Địa giới hành chính của thành phố đƣợc xác định nhƣ sau:20,49 vĩ độ ắc, 105,2 kinh độ đông
- Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi;
- Phía Nam giáp huyện Cao Phong;
- Phía Tây giáp huyện Đà Bắc.
Nằm trên trục hệ thống giao thông quan trọng Quốc lộ 6, nối liền tỉnh Hoà Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội (cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 75 km). Nơi có nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, đây là điều kiện rất thuận lợi để Thành phố phát triển kinh tế xã hội
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Hòa Bình có địa hình tương đối phức tạp được chia làm 2 tiểu vùng đồng bằng và đồi núi (2/3 diện tích là đồi núi bao quanh). Khu trung tâm thành phố với địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 18 - 22 m. Khu vực đồi núi với các xã Hòa Bình, Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Trung Minh có địa hình tương đối phức tạp với đồi núi bao quanh, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 30 - 320 m.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Hòa Bình mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng (mƣa nhiều) từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10 và mùa lạnh (mƣa ít) từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng TP Hoà Bình; mùa Đông lạnh, ít mƣa; mùa hè nóng, mƣa nhiều. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,20C (tháng 1).
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.860 mm nhƣng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mƣa tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 8, chiếm 75% tổng lƣợng mƣa. Các tháng còn lại mƣa ít chỉ chiếm 25% tổng lƣợng mƣa. Vào các tháng mùa khô mƣa rất ít đặc biệt là tháng 11 và tháng 12.
Do nằm trong vùng Bắc Bộ nên hàng năm TP Hoà Bình chịu ảnh hưởng của gió lốc kèm theo là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân.
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất
Bả 2.1: Tì ì sử dụ đất đa của thành phố Hòa Bì ( ăm 2016)
STT Loạ đất D ệ tíc ( a) Cơ cấu (%)
Tổ d ệ tíc đất tự 14.443,66 100
1 Đất Nông nghiệp 10.658,74 73,80
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.098,35 14,50
1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 8.325,33 57,60
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 233,4 7,03
1.4 Đất nông nghiệp khác 1,66 0,01
2 Đất phi nông nghiệp 33.189,20 22,98
2.1 Đất ở 650,03 4,50
2.2 Đất chuyên dung 1.907,6 13,21
2.3 Đất tôn giáo tín ngƣỡng 5,62 0,04
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 57,21 0,40
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung 697,44 4,83
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,02 0,01
3 Đất chưa sử dụng 466 3,22
( Nguồn: Niên gián thống kê thành phố Hòa Bình)
Theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng cho thấy trên địa bàn thành phố có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh nhƣ sau:
- Đất Feralit, đất đỏ vàng trên núi: Loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ, đất không chua, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo. Các chất dinh dưỡng khác tương đối thấp, phân bố tại các vùng núi của thành phố. Loại đất này phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp và một số ít cây trồng ăn quả.
- Đất phù sa của hệ thống sông suối:
+ Đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm: Diện tích tập trung ven các sông suối, chất lƣợng tốt có thành phần cơ giới nặng. Loại đất này thích hợp cho trồng cây hàng năm đặc biệt là lúa.
+ Đất phù sa không đƣợc bồi đắp: Đƣợc hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa sông nhưng không bị ảnh hưởng của bồi tụ hàng năm. Loại đất này hình thành tầng canh tác, phẫu diện đất phân hoá rõ ràng (có tầng chuyển tiếp nhƣ glây, kết von, lớp cát xen). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo lân dễ tiêu, đạm tổng số thấp. Hiện nay loại đất này đƣợc sử dụng để trồng lúa nước.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Đƣợc hình thành trên mẫu đất phù sa cổ có địa hình lƣợn sóng hoặc dạng đồi thấp. Đặc điểm của loại đất này là tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ, ít chua, dinh dưỡng tương đối khá. Hiện nay loại đất này được sử dụng để trồng màu, mía, cây lâu năm.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nước sông Đà, đoạn sông Đà chảy qua TP Hoà Bình dài 23 km, có hồ Hoà Bình; Nhiệm vụ của hồ chứa ngoài mục đích cung cấp nước cho nhà máy thủy điện còn có vai trò quan trọng là điều tiết nước chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, và cung cấp nước cho sản xuất vào mùa khô.
Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nhìn chung chất lượng nguồn nước còn khá tốt, do có sự điều tiết của hồ Hòa Bình nên lưu lượng nước ở đây thường ổn định và cao hơn các nơi khác. Tuy nhiên
do rừng ở thượng nguồn bị tàn phá nên chất lượng nguồn nước và lưu lượng nước cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Nguồn nước ngầm: Hai bên bờ sông Đà, mực nước ngầm khá sâu khoảng 40 - 50 m, có một số nơi nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 5 - 6 m, chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm. Lưu lượng nước ngầm đạt 150 - 200 m3/giờ. Hiện nay nguồn nước này đang được người dân khai thác sử dụng.
Tài nguyên nước của TP Hoà Bình tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phục vụ đời sống của cƣ dân trên địa bàn.
c. Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của thành phố là 8.308,89 ha, chiếm 57,81% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất 5.237,81 ha; Diện tích đất rừng phòng hộ 3.063,06 ha; Diện tích rừng đặc dụng 8,02 ha.
d. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản của thành phố Hòa Bình là đá vôi, đất sét với trữ lƣợng 150.000 m3 tập trung chủ yếu ở xã Sủ Ngòi.
2.1.1.4. Đặc điểm dân số và lao động
Thành phố Hòa Bình có 15 xã, phường. Trong đó khu vực đô thị với 8 phường bao gồm: Thái Bình, Tân Hòa, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Thịnh, Đồng Tiến, Phương Lâm, Chăm Mát; Khu vực nông thôn bao gồm 7 xã: Yên Mông, Sủ Ngòi, Dân Chủ, Thái Thịnh, Hòa Bình, Trung Minh và Thống Nhất
Theo thống kê năm 2015 dân số TP Hoà Bình là 95.638 người, mật độ 662 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,76% . Dân số sống ở đô thị là 68.675 người, dân số sống ở nông thôn là 25.038, lực lượng vũ trang là 1.925 người. Với ba dân tộc chính đó là dân tộc kinh chiếm 71,95 %, dân tộc Mường chiếm 25,9%, dân tộc Dao chiếm 1,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 1,01%. Lao động có 53.881 người đang làm việc trong các ngành (chiếm 56,3% dân số).
2.1.1.6. Đặc điểm phát triển giáo dục, y tế, văn hóa
Về giáo dục: Trong những năm qua, Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo ngành giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo TP Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Tổ chức và tham dự các kỳ thi đảm bảo chất lượng. Đến nay toàn thành phố có 40/54 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 74,1%; trong đó có 04 trường Mầm non và 01 trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ 2. Năm 2016, TP Hòa Bình đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phhor cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục phổ thông trung học mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Về Y tế: Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia trên địa bàn TP. Đảm bảo tốt hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh công tác khám, điều trị bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đƣợc quan tâm. Chỉ đạo kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định chuyên môn, quy định hành nghề tại các cơ sở kinh doanh thuốc và cơ sở khám bệnh tƣ nhân trên địa bàn.
- Về văn hoá, thể thao: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch TP Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tiếp tục thực hiện đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, tổ dân phố. Đến nay, thành phố có 229 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố, đạt tỷ lệ 91%.
Các chương trình phát thanh và trang tin truyền hình có nội dung phong phú, kịp thời phản ánh các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
2.1.1.7. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới giao thông bộ: Hệ thống giao thông đường bộ của TP Hòa Bình bao gồm các tuyến đường chính, như: Tuyến Quốc lộ 6, Tuyến tỉnh lộ 433, Tuyến tỉnh lộ 434, Tuyến tỉnh lộ 435; Đường đô thị thuộc TP Hòa Bình là 56,83 km và có
168,6 km đường do các phường, xã quản lý.
- Mạng lưới giao thông Đường sông: Trên địa bàn TP Hòa Bình có tuyến sông Đà và đây là tuyến đường thủy duy nhất có thể khai thác trên địa bàn thành phố. Tuyến sông Đà thuộc địa phận TP Hòa Bình có chiều dài 22 km/130 km chảy qua tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 4 cảng: Cảng Hòa Bình, cảng Bến Ngọc, cảng Bích Hạ và cảng Ba Cấp.
- Thủy lợi: Nhìn chung, mạng lưới thuỷ lợi đã đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; hệ thống cấp thoát nước được sửa chữa, nâng cấp đáp ứng được cho nhu cầu tiêu thoát nước.
2.1.1.8. Đặc điểm phát triển kinh tế của thành phố Hòa Bình
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá (bình quân đạt 12,5%/năm); Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 44,9 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ở các lĩnh vực kinh tế chuyển dịch đúng định hướng (dịch vụ 55,3%; Công nghiệp - xây dựng 38,8%; Nông - lâm - thủy sản 5,9%).
- Ngành dịch vụ phát triển khá mạnh về quy mô và loại hình. Dịch vụ vận tải tăng cường chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa. Mạng lưới bưu chính - viễn thông phát triển nhanh, hiện đại. Hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng duy trì mức tăng trưởng khá. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, một số điểm du lịch tiếp tục được đầu tư; các cơ sở lưu trú được mở rộng. Số lượng khách du lịch tăng bình quân 10%/năm; thu nhập từ ngành du lịch tăng trưởng bình quân khoảng 4%/năm
- Ngành sản xuất công nghiệp- xây dựng: tăng khá, mặc dù thu hút đầu tƣ gặp khó khăn, song thành phố đã quan tâm phối hợp chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, đến nay đã thu hút đƣợc 19 dự án, diện tích đất đã có dự án sản xuất đạt 61%; tổng vốn đầu tƣ thực hiện 34,3 triệu USD và 287,54 tỷ đồng; Đã tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến bao bì nhãn hiệu, mẫu mã, tăng khả năng cạnh tranh và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ kỹ thuật công nghệ mới, duy trì các ngành công nghiệp chủ lực và phát triển một số ngành công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Hàng năm, khu vực đầu tư nước ngoài đạt doanh thu xuất khẩu khoảng trên 20 triệu USD, khu vực đầu tư trong nước đạt doanh thu khoảng 300 tỷ đồng. Hoạt động khuyến công bước đầu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đƣợc khôi phục, duy trì và phát triển.
- Ngành Nông, lâm, thủy sản: thành phố đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SX hàng hoá; phát huy lợi thế từng vùng, từng loại đồng ruộng, diện tích ao hồ, đất lâm nghiệp; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả trên diện tích canh tác. Đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung, đảm bảo đƣợc 50% nhu cầu rau xanh của thành phố. Mô hình chăn nuôi trang trại từng bước đƣợc nhân rộng; phát triển mạnh nuôi cá lồng trên lòng hồ Sông Đà. Công tác phòng, chống dịch bệnh đƣợc chỉ đạo thực hiện tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần giúp nhân dân làm giàu từ rừng. Bảo vệ diện tích rừng, trồng rừng hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu. Tăng cường quản lý việc khai thác và vận chuyển lâm sản trên địa bàn thành phố.
- Kinh tế nhiều thành phần phát triển đúng định hướng, các loại hình DN được hình thành, trong đó chủ yếu là loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần; đăng ký kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, nhiều DN đã vượt qua khó khăn, thử thách trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người lao động được đảm bảo, cơ bản thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thành phố cũng đã quan tâm hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tạo môi trường thuận lợi cho DN thông qua cải cách thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng
- Quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính: Trong những năm qua, thu NSNN trên địa bàn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. Thu ngân sách địa phương thực hiện bình quân khoảng 385 tỷ đồng/năm, trong đó khả năng tự cân đối ngân sách thành phố đạt khoảng 35%/năm. Chi ngân sách địa phương tăng bình quân 9,5%, cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố, đảm bảo chi
thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách; áp dụng các cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tạo sự chủ động, công khai, minh bạch.
Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,4%/ năm. Lãnh đạo thực hiện tái cơ cấu đầu tư công bước đầu có hiệu quả theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn NSNN, tăng tỷ trọng vốn của các DN và các thành phần kinh tế khác; bố trí nguồn vốn ƣu tiên cho các công trình sắp hoàn thành, các công trình cấp bách; cắt giảm, điều chỉnh nguồn vốn đối với công trình chậm tiến độ, không hiệu quả.
2.1.1.9. Những thuận lợi, khó khăn a. Những thuận lợi
- Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác thu hút đầu tư, do đó số DN mới thành lập tăng qua các năm; thu NSNN trên địa bàn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá đã đáp ứng một phần chi ngân sách địa phương.
- Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên (rừng, lòng hồ Sông Đà), đây là điều kiện rất tốt cho các DN đầu tƣ về khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, từ đó tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương và tăng thu cho NSNN.
b. Những khó khăn
- Là một tỉnh miền núi, nên điều kiện phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp; cơ sở hạ tần phát triển còn chậm, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Các dự án công trình chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguôn vốn ngân sách Nhà nước, chậm được thanh toán đã ảnh hưởng đến công tác Quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói riêng.
Có thể nói, trong những năm qua, nền kinh tế của TP Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
phát triển văn hóa - xã hội toàn diện; tạo công ăn, việc làm, giảm các tệ nạn xã hội, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo; an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; xây dựng hệ thống chính trị vững chắc.