Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình
3.1.1. Tình hình nộp thuế và nợ thuế của các doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2014-2016, tình hình kinh tế - xã hội của TP Hòa Bình đã dần đƣợc phục hồi song vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả tăng cao, kinh tế phát triển chƣa thật ổn định, bền vững; hầu hết các DN có quy mô nhỏ và vừa, năng lực SXKD và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, trong bối cảnh sức mua giảm, hàng tồn kho lớn; do nền kinh tế khó khăn kéo dài trong nhiều năm qua đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động SXKD dẫn đến nhiều DN giải thể, ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất. Nhưng với sự quyết tâm vươn lên của các DN cùng các chính sách hỗ trợ DN của Chính phủ nhƣ: chính sách giãn, gia hạn, không tính tiền chậm nộp, giảm, miễn thuế để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, chính sách tín dụng, chính sách ƣu đãi đầu tƣ trong một số lĩnh vực, nhiều DN đã có sự phục hồi, quay lại hoạt động SXKD, mở rộng được thị trường, doanh thu tăng lên, làm ăn có lãi, do vậy đã chấp hành tốt nghĩa vụ nộp NSNN.
Bả 3.1: Kết quả ộp NSNN của các doa ệp (2014 – 2016) STT Năm Số ộp NSNN của DN
(tr ệu đồng)
Tổ t u NSNN (tr ệu đồ )
Tỉ trọ t u từ DN/Tổ t u (%)
1 2014 74.703 185.886 40,19
2 2015 84.925 258.964 32,79
3 2016 92.066 250.895 36,70
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình) Qua Bảng 3.1 cho thấy, qua 3 năm 2014-2016 tình hình thực hiện nộp thuế của các DN vào NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Và qua từng năm số nộp thuế của các DN đều tăng lên: năm 2015 tăng 10.222 triệu đồng, tương ứng tăng 11,36% so với năm 2014; năm 2016, tăng 7.141 triệu đồng tương ứng tăng
8,4% so với năm 2015; bình quân tăng trên 9,8% năm. Đó là tín hiệu tốt về sự phục hồi SXKD của các DN, đồng nghĩa với trách nhiệm của CQT trong công tác quản lý thuế tăng lên, do đó cần chủ động trong việc bố trí nguồn lực để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
3.1.1.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016
Với số lƣợng DN ngày càng tăng, tốc độ gia tăng này ngày càng tạo áp lực cho công tác quản lý thuế nói chung và QLN thuế nói riêng. Thông qua việc đăng ký mã số thuế theo loại hình DN, CQT thực hiện phân loại và theo dõi đối tƣợng quản lý, các DN có nghĩa vụ phải nộp các loại tờ khai, báo cáo thuế với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Bảng 3.2: Số doa ệp ợ t uế tạ C cục T uế t p ố Hòa Bì qua các ăm 2014-2016
STT Loại hình DN Số ƣợng DN So sánh (%)
2014 2015 201 6
2015/2014 2016/2015 BQ
I Tổng số DN 648 809 801
1 Công ty CP 257 223 221 -13 99,10 -7
2 Công ty TNHH 321 497 504 154,8 101,41 28
3 DN tƣ nhân 52 70 55 134,62 78,57 7
4 Loại hình khác 18 19 21 105,56 110,53 8
II Số DN nợ thuế 330 370 435
1 Công ty CP 104 122 143 117,31 117,21 17
2 Công ty TNHH 202 225 262 111,39 116,44 14
3 DN tƣ nhân 16 15 19 93,75 126,67 10
4 Loại hình khác 8 8 11 100,00 137,50 19
III Tỷ lệ DN nợ thuế (%)
1 Công ty CP 31,5
2 32,9
7%
32,87
2 Công ty TNHH 61,2
1 60,8
1%
60,23
3 DN tƣ nhân 4,85 4,05 4,37
4 Loại hình khác 2,42 2,16 2,53
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình) Qua Bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn 2014-2016 số DN có chiều hướng gia tăng (từ năm 2014 đến 2016 tổng số DN tăng thêm là 153), bình quân tăng 11,9%/năm, trong đó: số lƣợng công ty TNHH tăng bình quân 28%/năm; DNTN tăng bình quân
6,6%/ năm; loại hình khác tăng 8%/ năm; công ty Cổ phần có xu hướng giảm. Cùng với sự gia tăng số lƣợng các DN, số DN nợ thuế cũng tăng qua các năm, bình quân tăng 14,84%/ năm, tuy nhiên cơ cấu DN nợ thuế không có sự thay đổi đáng kể.
Để có đánh giá sát hơn về tình hình nợ thuế của các DN, ta xem xét số liệu tại bảng 3.3. Tại Chi cục Thuế TP. Hòa Bình hiện phân loại nợ thuế thành 4 nhóm: (1) nhóm nợ khó thu; (2) nhóm nợ chờ xử lý; (3) nhóm nợ chờ điều chỉnh; (4) nhóm nợ có khả năng thu (gộp của 2 nhóm nợ đến 90 ngày và nợ trên 90 ngày vào nhóm này). Cách phân chia nhƣ vậy để hiểu rõ cơ cấu nợ thuế, tính chất và đặc thù của từng nhóm nợ để có biện pháp xử lý sát thực và phù hợp đạt kết quả cao.
Bảng 3.3: Số t ề t uế ợ của doa ệp p â t eo tí c ất ợ t uế v t eo oạ ì doa ệp (2014-2016)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Tổng số nợ thuế
Tro đó Nợ khó thu Nợ chờ
xử lý
Nợ chờ đ ều chỉnh
Nợ có khả ă t u
1 Năm 2014 48.473 6.142 0 1.152 41.179
a Công ty CP 15.277 2.244,6 230,4 12.802
b Công ty TNHH 29.671 3.566,44 898,56 25.206
c DN tƣ nhân 2.350 330,96 23,04 1.996
d Khác 1.175 0 1.175
2 Năm 2015 64.874 15.750 0 10.562 38.562
a Công ty CP 21.391 5.192 3.588 12.611
b Công ty TNHH 39.573 9.578 6.546 23.449
c DN tƣ nhân 2.630 639 428 1.563
d Khác 1.280 341 939
3 Năm 2016 65.403 25.491 17.192 22.720
a Công ty CP 21.934 8.379 6.086 7.469
b Công ty TNHH 39.392 15.354 10.354 13.684
c DN tƣ nhân 2.857 1.113 752 992
d Khác 1.220 645 575
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình)
Xét từng nhóm nợ, với nhóm nợ chờ điều chỉnh năm 2014 là 1.152 triệu đồng, năm 2015 là 10.562 triệu đồng và năm 2016 là 17.192 triệu đồng (tăng 63% so với năm 2015), trong đó nhóm loại hình công ty TNHH chiếm hơn 60% tỷ trọng nợ nhóm này. Nhóm nợ khó thu có sự gia tăng đột biến: năm 2014 là 6.142 triệu đồng, năm 2015 là 15.750 triệu đồng tăng 9.608 triệu đồng tương ứng tăng 156% so với năm 2014; năm 2016 là 25.491 triệu đồng tăng 9.741 triệu đồng tương ứng tăng 62% so với năm 2015.
Nhóm nợ có khả năng thu, có xu hướng giảm qua các năm: Năm 2015 giảm từ 41.179 triệu đồng năm 2014 xuống 38.562 triệu đồng tương ứng giảm 6.4%; năm 2016 giảm xuống 22.720 triệu đồng, tương ứng giảm 41,1% so với năm 2015.
Tổng số nợ thuế tăng, nợ có khả năng thu giảm, nợ khó thu tăng, đây là tín hiệu xấu trong công tác quản lý nợ thuế. Trong thời gian tới Chi cục Thuế cần chỉ đạo các đội thuế chức năng phối hợp chặt chẽ trong phân tích hồ sơ khai thuế, phân loại nợ thuế, từ đó đề ra các biện pháp quyết liệt hơn trong công tác đôn đốc nợ thuế, nhất là đối với nợ phát sinh; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về DN để khịp thời áp dụng biện pháp CCNT phù hợp.
Bảng 3.4: Mức ợ t uế của doa ệp c a t eo oạ ì doa ệp
Đơn vị: triệu đồng
STT Loại hình doanh nghiệp
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Số thuế nợ Tỷ lệ
(%) Số thuế nợ Tỷ lệ
(%) Số thuế nợ Tỷ lệ
(%) 2015/2014 2016/2015
1 Công ty CP 15.277 31,52 21.391 32,97 21.500 32,87 140,02 100,51
2 Công ty TNHH 29.671 61,21 39.450 60,81 39.392 60,23 132,96 99,85
3 DN tƣ nhân 2.350 4,85 2.630 4,05 2.857 4,37 111,91 108,63
4 Loại hình DN khác 1.175 2,42 1.403 2,16 1.654 2,53 119,40 117,89
Tổng cộng 48.473 64.874 65.403
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình)
Qua bảng 3.4 ta thấy loại hình công ty TNHH chiếm tỷ lệ nợ lớn nhất (trên 60%) và có sự gia tăng qua các năm. Trong 3 năm 2014-2016, nợ của loại hình công ty này tăng bình quân 31% (từ 29.671 triệu năm 2014 lên 39.392 triệu đồng năm 2016). Sự gia tăng này phù hợp với sự gia tăng về số lƣợng công ty TNHH nợ thuế. Thực tế số tiền thuế nợ ở nhóm này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nợ, nhƣng chỉ tập trung ở một số DN kinh doanh xây dựng, đặc thù của các DN này chủ yếu là xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn NSNN, nhƣng chƣa đƣợc thanh toán dẫn đến nợ thuế. Trong thời gian tới, Chi cục Thuế cần chỉ đạo đội QLN&CCNT tăng cường phối hợp với các đội KKT, đội KK-KTT&TH; các ban quản lý dự án chủ động rà soát, phân tích, nắm bắt thông tin để kịp thời đƣa ra các biện pháp đôn đốc nợ phù hợp, nhằm giảm số tiền nợ thuế đối với loại hình công ty TNHH.