Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình
3.1.2. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế
Trong những năm gần đây, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác QLN thuế cũng nhƣ tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trong thực hiện công tác QLN, Chi cục Thuế TP Hòa Bình đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ. Hàng năm, Chi cục Thuế đã thực hiện chốt số nợ đến 31/10 phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tình trạng hoạt động SXKD của các DN để dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu thu nợ sát với thực tế.
Trên cơ sở số tiền thuế nợ dự báo năm thực hiện và chỉ tiêu thu tiền thuế đƣợc Cục Thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện đồng thời báo cáo lên Cục Thuế.
Có thể nói, công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ hàng năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác QLN tại Chi cục Thuế TP Hòa Bình. Không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thuế mà còn là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác QLN hàng năm.
Muốn xây dựng chỉ tiêu sát thực và mang tính tích cực trong công tác thu nợ thuế, giảm thiểu nợ thuế năm thực hiện cũng nhƣ năm kế hoạch, lãnh đạo Chi cục Thuế đã quán triệt tư tưởng và đưa ra một số giải pháp chỉ đạo, điều hành cụ thể:
+ Lấy chỉ tiêu thu nợ thuế đã xây dựng làm căn cứ điều hành và là tiêu chuẩn đánh giá công tác QLN;
+ Hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm không vƣợt quá 5% so với tổng thu NSNN của năm đó;
+ Giảm 100% nợ chờ điều chỉnh (trừ các khoản tiền thuế đƣợc gia hạn và tiền thuế không tính tiền chậm nộp); Thu trên 80% nợ có khả năng thu thời khđiểm 31/12 năm trước;
+ Nâng tỷ lệ hồ sơ gia hạn, không tính tiền chậm nộp thuế đƣợc giải quyết đúng thời hạn quy định đạt tối thiểu 90%;
+ Kịp thời phát hiện và xử lý NNT cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN theo quy định pháp luật thuế.
Xem xét, đánh giá công tác QLN thuế trên các chỉ tiêu tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12 so với tổng thu NSNN qua các năm đƣợc thể hiện chi tiết tại bảng 3.5 nhƣ sau:
Bả 3.5: Đá á oạt độ quả ợ t uế
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm p â tíc
2014 2015 2016 Tổng số tiền nợ thuế có khả ă t u đến 31/12 41.179 38.562 22.720
Tiền nợ thuế từ 1 đến 90 ngày 16.942 9.737 4.043
Tiền nợ thuế trên 90 ngày 34.237 28.825 18.677
Tổng số tiền nợ thuế 48.473 64.874 65.403
Tổng thu ngân sách 185.886 258.964 250.895
Trong đó thu nợ năm trước 20.876 30.060 31.235
Tỷ lệ nợ thuế có khả ă t u/Tổng thu NSNN (%)
22,15 14,89 9,05 Tỷ lệ thu tiền nợ ăm trước/Tổng tiền nợ có khả
ă t u t ờ đ ểm 31/12 ăm trước (%)
65 73 81
(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Hòa Bình)
Đây là chỉ tiêu để đánh giá công tác QLN thuế của Chi cục Thuế so với các chỉ tiêu xây dựng thu nợ qua các năm 2014-2016
Nhìn vào bảng 3.5 chúng ta cũng thấy đƣợc rằng tỷ lệ nợ thuế có khả năng thu trên tổng số thu ngân sách đã có sự cải thiện rõ rệt qua 3 năm. Năm 2014, tỷ lệ tiền nợ thuế so với số thực hiện thu NSNN là 22,15%; sang năm 2015 giảm xuống còn 14,89% và đến năm 2016 tỷ lệ này là 9,05%. Điều này đƣợc đánh giá là tín hiệu khả quan trong công tác QLN của Chi cục Thuế TP Hòa Bình.
Tuy nhiên, nếu xét mức chỉ tiêu Cục Thuế giao hàng năm tổng số nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày đến 31/12 năm đó không vƣợt quá 5% tổng thu ngân sách của năm, ta có thể thấy tỷ lệ nợ của Chi cục Thuế TP Hòa Bình còn khá cao. Điều này cho thấy tình hình QLN đối với các khoản nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày kết quả chƣa cao, chƣa chặt chẽ và không hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Hơn nữa, trong nội hàm tiền nợ thuế có khả năng thu có sự thay đổi giao hoán: số tiền nợ thuế từ 1-90 ngày giảm mạnh từ năm 2014 số tiền nợ 16.942 triệu đồng đến năm 2016 số tiền chỉ còn 4.043 triệu đồng (giảm 420%); số tiền nợ thuế trên 90 ngày giảm thấp: năm 2014 số tiền nợ thuế trên 90 ngày là 24.910 triệu đồng, chiếm 59,52% tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu, năm 2016 số tiền giảm còn 18.677 triệu đồng (giảm 75%), nhƣng tỷ lệ trên tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu chiếm 82%.
Nguyên nhân chính của việc kết quả thu nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày thấp là do một số DN có số nợ lớn, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ nhƣng vẫn đang cố gắng duy trì hoạt động chƣa có khả năng nộp tiền vào NSNN. Bên cạnh đó, một số trường hợp các DN tự chiếm dụng vốn lẫn nhau, rơi vào con đường bế tắc không thể tiếp tục hoạt động SXKD, đã gửi đơn tạm ngừng hoạt động lên Sở Kế hoạch – Đầu tƣ nhƣng theo Luật Quản lý thuế Chi cục Thuế vẫn phải để ở nhóm nợ có khả năng thu để tiếp tục đôn đốc; các DN nợ thuế có thực hiện xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách, nhƣng không ký hợp đồng trực tiếp với các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư nên không thuộc trường hợp không tính tiền chậm nộp theo quy định (riêng đối với DN trực tiếp ký hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tƣ, ban quản lý, CQT đã phân tích sang nợ chờ điều chỉnh theo Luật định, khi NSNN thanh
toán tiền, thì mới thực hiện đôn đốc DN), đây cũng là một trong những vấn đề mà CQT cần xem xét để đề xuất những chính sách hỗ trợ các DN.
Mặt khác, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ còn chƣa phát huy đƣợc tối đa hiệu quả của nó. Bởi vì:
Thứ nhất, việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Việc lấy số nợ tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng đƣợc bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chƣa tính đến đƣợc những biến động về kinh tế - xã hội của năm thực hiện.
Thứ hai, việc Tổng cục Thuế qui định mức tiền thuế nợ/tổng thu NSNN chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cũng phần nào gây khó khăn cho công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ. Thực tế quản lý hiện nay cho thấy cơ cấu nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành nghề: có những ngành nghề, lĩnh vực có số thuế nợ rất nhỏ, nhƣ kinh doanh tài chính, tƣ vấn... Trong khi đó có những ngành nghề có số nợ rất lớn: xây dựng cơ bản, thương nghiệp, sản xuất...
Cũng từ bảng 3.1 ta thấy tỷ lệ số tiền nợ thuế năm báo cáo thu đƣợc trong năm thực hiện so với số thuế nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm báo cáo: Năm 2015 chỉ tiêu này đạt 73% (số tiền nợ thuế thu đƣợc 30.060 triệu đồng); năm 2016 đạt 81% (số tiền nợ thuế thu đƣợc 31.235 triệu đồng). Với kết quả trên, có thể đánh giá công tác theo dõi, đôn đốc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu năm báo cáo tương đối tốt và công tác quản lý thu nợ đã từng bước được cải thiện.
3.1.2.2. Phân công quản lý nợ thuế
Phân công nợ thuế là việc phân công người nợ thuế cho từng công chức QLN để đôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của DN.
Phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác QLN thuế.
Phân công hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý. Việc phân công bất hợp lý không chỉ gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn dẫn đến hiệu quả phối hợp trong công tác QLN thuế không cao. Công tác QLN thuế không chỉ là công việc của Đội QLN&CCNT mà còn liên quan đến các đội chức năng: KTT, KK-KTTT&TH, Đội trước bạ và thu khác...
Hiện nay, Chi cục Thuế TP Hòa Bình thực hiện phân loại hình DN thành 4 nhóm chính:
+ Nhóm 1: Nhóm Công ty Cổ phần + Nhóm 2: Nhóm Công ty TNHH;
+ Nhóm 3: Nhóm DN tƣ nhân + Nhóm 4: Loại hình DN khác
Theo đó, mỗi công chức QLN thuế đƣợc phân công quản lý các DN thuộc một loại hình DN kết hợp theo ngành nghề kinh doanh và qui mô kinh doanh. Việc phân công nhƣ trên có ý nghĩa tích cực trong công tác QLN, góp phần làm giảm thời gian tìm hiểu, nắm bắt tình hình hoạt động của DN; thuận lợi trong việc phổ biến chế độ, chính sách thuế, trong đánh giá tình hình nợ, đặc điểm đặc thù của từng nhóm, ngành... Do tính chất công việc và yêu cầu quản lý mà hiện nay số lƣợng công chức thuộc Đội KTT(12 công chức) lớn hơn nhiều số lƣợng công chức thuộc Đội QLN&CCNT. Trong khi đó, số lượng DN phải quản lý là tương đương nhau. Chính vì lẽ đó mà số lƣợng DN một công chức Đội QLN&CCNT phải quản lý lớn hơn nhiều số lƣợng doanh nghiệp mà một công chức Đội KTT phải quản lý. Do đó, cùng một nhóm DN do một công chức QLN&CCNT nhưng có thể tương ứng với nhiều công chức thuộc Đội KTT, một user (tài khoản để truy cập ứng dụng QLN thuế) của công chức Đội QLN&CCNT là DN của nhiều cán bộ thuộc Đội KTT, điều này làm cho công tác phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện CCNT cũng bị hạn chế.
Bả 3.6: N uồ â ực Độ quả ợ v cƣỡ c ế ợ t uế ( 2014-2016) ĐVT: người
STT Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Tổng số cán bộ trong Chi cục 74 72 70
2 Công chức QLN thuế 4 4 4
3 Tỷ lệ công chức QL nợ thuế (%) 5,51 5,56 5,71 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình)
Qua bảng trên ta thấy: Tổng số cán bộ, công chức Chi cục Thuế TP Hòa Bình bình quân giảm, năm 2014 là 74 người, 2015 là 72 người, năm 2016 là 70 người, trong khi số lƣợng công chức làm công tác QLN thuế không thay đổi qua các năm, nên tỷ lệ tương ứng chiếm 5,51% năm 2014 và đến năm 2016 là 5,71% trên tổng số cán bộ, công chức Chi cục Thuế TP Hòa Bình.
Tuy tỷ lệ công chức làm công tác QLN thuế so tổng số cán bộ, công chức trong đơn vị có tăng, nhƣng so với thực tế công việc thì số lƣợng công chức QLN nhƣ vậy vẫn còn rất mỏng. Mỗi công chức tiếp quản theo dõi nhiều DN, hàng tháng, hàng quý làm báo cáo, phục vụ các đoàn kiểm tra cấp trên, báo cáo gấp ... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi sâu đi sát QLN thuế đối với từng DN mà mỗi công chức đƣợc phân công theo dõi, quản lý.
Độ tuổi trung bình của công chức làm công tác thu nợ tương đối cao (50 tuổi), ở độ tuổi này, việc áp dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu trên phần mềm ứng dụng mới gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó tư tưởng làm việc của thế hệ cũ đôi khi gây bất lợi cho NNT. Công chức có kinh nghiệm trong công việc không nhiều, trong khi đó số lƣợng DN có số tiền thuế nợ lớn, tuổi nợ kéo dài khá nhiều. Từ đó, việc phân công QLN đối với những DN này hiện chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc đề ra.
Bả 3.7: Số ợ t uế p â t eo ề doa a đoạ 2014-2016
CHỈ TIÊU
Năm p â tíc So sánh
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số ợ (tr ệu đồ )
Tỷ trọ (%)
Số ợ (tr ệu đồ )
Tỷ trọ (%)
Số ợ (tr ệu đồ )
Tỷ trọ (%)
+, - (tr ệu đồ )
%
+, - (tr ệu đồ )
% Tổng số thuế nợ
thời điểm 31/12 41.179 100 54.313 100 48.212 100
DN xây dựng 19.565 47,5 27.351 0,36 22.361 46,38 7.786 39,80 -4.990 -18,24
DN thương
mại/dịch vụ 9.466 23,66 12.571 23,15 12.912 26,78 3.105 32,80 341 2,71
DN kinh doanh
tổng hợp/BĐS 4.075 10,19 5.158 9.50 4.254 8,82 1.083 26,58 -904 -17,54
DN sản xuất,
chế biến 4.409 10,70 6.542 12,00 5.971 12,40 2.133 149,0 -571 -9,13
Khác 3.664 9,16 2.691 4,95 2.714 5,63 -973 26,56 23 8,55
(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Hòa Bình)
Qua số liệu trong bảng 3.7 trên ta thấy, tỷ trọng nợ thuế của nhóm ngành xây dựng luôn chiếm phần lớn trong tổng số thuế nợ đọng hàng năm và ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, số thuế nợ đọng của nhóm DN khác như chế biến hàng nông sản giảm dần.
Hơn nữa, Luật Quản lý Thuế mới chỉ cho phép không tính tiền chậm nộp thuế đối với trường hợp NNT là nhà thầu trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư (thường là nhà thầu chính), thực hiện thi công các công trình sử dụng vốn NSNN nhƣng NSNN chậm thanh toán dẫn đến không có nguồn để nộp thuế. Trong thực tế thì các nhà thầu phụ thực hiện thi công công trình sử dụng vốn NSNN là rất nhiều, họ cũng bị chậm thanh toán nhƣng lại chƣa có quy định không tính tiền chậm tiền nộp thuế cho các nhà thầu phụ này, điều này cũng làm cho tình trạng gia tăng nợ thuế của nhóm xây dựng.
Việc nắm bắt đặc thù, tình hình nợ, đặc điểm nợ, hình thức nợ của từng loại hình DN, từng lĩnh vực, ngành nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý. Do đó, Chi cục Thuế TP Hòa Bình cần xem xét kỹ hơn nữa và cần có sự phân công thu nợ thuế hợp lý nhất để công tác QLN thuế đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, công tác QLN thuế tại Chi cục Thuế TP Hòa Bình thực hiện Quy trình QLN thuế, Theo đó:
- Đội QLN&CCNT là đầu mối thực hiện quy trình QLN thuế thực hiện: Xây dựng chương trình, chỉ tiêu kế hoạch thu tiền thuế nợ năm kế hoạch, quản lý khoản thuế nợ từ ngày 31 trở lên kể từ ngày hết hạn nộp thuế và các khoản thuế nợ từ 11 ngày trở lên theo quyết định truy thu, phạt qua kiểm tra kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Xử lý hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, gia hạn, không tính tiền chậm nộp, xóa nợ, báo cáo đánh giá công tác QLN tại Chi cục Thuế.
- Đội KTT: thực hiện đôn đốc nợ bằng hình thức điện thoại, nhắn tin, gửi thƣ điện tử trong thời hạn nợ đến 30 ngày; thực hiện đôn đốc nợ theo quyết định truy thu, phạt qua kiểm tra trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
- Đội KK-KTT&TH: Thực hiện đối chiếu, điều chỉnh nợ sai (nợ sai do đội KK-KTT&TH phát hiện qua đối chiếu và nợ sai do các đội thuế chức năng khác chuyển hồ sơ đến).
3.1.2.2. Theo dõi, giám sát, phân loại nợ thuế
Nhƣ chúng ta đã biết, kết quả của công tác quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một phần không nhỏ là từ kết quả của công tác phân loại nợ thuế. Việc phân loại nợ thuế giúp CQT xác định đƣợc nguyên nhân nợ, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế có hiệu quả.
Có thể nói bản chất của phân loại nợ thuế chính là việc công chức QLN thuế nắm đƣợc bản chất của từng khoản nợ: nợ sai hay nợ đúng, nợ có khả năng thu hay nợ khó thu để từ đó áp dụng các biện pháp thu nợ thích hợp.
Theo qui trình QLN thuế ban hành kèm theo quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015, nợ thuế đƣợc phân loại vào 10 nhóm nhƣ đã trình bày ở phần trên. 10 nhóm theo quy trình này có thể nhóm lại thành 5 nhóm lớn, đó là:
(1) Nhóm tiền thuế nợ khó thu, nợ thuế thuộc nhóm này bao gồm NNT đã chết, đang chịu trách nhiệm hình sự, DN không còn hoạt động sản xuất – kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, DN đã giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
(2) Nhóm tiền thuế nợ đến 90 ngày, đó là nhóm nợ thuế từ 1 - 90 ngày, không thuộc các nhóm nợ khác (khó thu, chờ xử lý, chờ điều chỉnh).
(3) Nhóm tiền thuế nợ trên 90 ngày, đó là nhóm nợ đã vƣợt qua 90 ngày và không thuộc các nhóm nợ khác;
(4) Nhóm tiền thuế nợ chờ xử lý (đang xử lý: miễn, giảm, gia hạn, không tính tiền chậm nộp, xóa nợ, bù trừ các khoản nợ, …)
(5) Nhóm tiền thuế nợ đang chờ điều chỉnh (điều chỉnh do NNT ghi sai, ghi thiếu chỉ tiêu; điều chỉnh do sai sót của KBNN, NHTM, của CQT, điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, chờ ghi thu ghi chi, tiền thuế đƣợc gia hạn, tiền thuế không tính tiền chậm nộp...)
Theo số liệu trên ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS), hiện số thuế nợ tại Chi cục thuế TP Hòa Bình đƣợc phân loại thành 4 nhóm: (1) Nhóm nợ khó thu; (2) Nhóm nợ chờ xử lý; (3) Nhóm nợ chờ điều chỉnh; (4) Nhóm nợ có khả năng thu (gộp 2 nhóm nợ từ 1 đến 90 ngày và nợ trên 90 ngày). Cách phân chia nhƣ vậy để hiểu rõ cơ cấu nợ thuế, tính chất và đặc thù của từng nhóm nợ để có biện pháp xử lý sát thực và phù hợp. Việc phân loại đƣợc thực hiện hàng ngày, ngay khi nhận đƣợc hồ sơ và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi tính chất nợ của NNT.
Công tác phân loại nợ thuế được thực hiện đều đặn và rà soát thường xuyên trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp, dó đó các khoản thuế bị nộp nhầm mục lục ngân sách, sai tài khoản, sai mã số thuế, sai cơ quan quản lý; các DN được gia hạn nộp thuế, thuộc trường hợp không tính tiền chậm nộp nhưng không làm hoặc chƣa thực hiện đầy đủ thủ tục theo qui định; những DN có số nộp ngoại tỉnh nhƣng chứng từ luân chuyển chậm... đã đƣợc phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Do thực hiện tốt công tác phân loại và rà soát thường xuyên nên các khoản nợ đang chờ xử lý, các khoản nợ chờ điều chỉnh do sai sót đƣợc điều chỉnh kịp thời, vì vậy khi kết thúc năm thường không phát sinh khoản nợ thuộc nhóm nợ chờ xử lý, từ đó làm giảm số thuế nợ.
Số nợ thuế qua các năm đƣợc phân loại theo tính chất nợ đƣợc thể hiện chi tiết qua bảng 3.8 và hình 3.1 sau: