Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa điểm huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế xã hội
Theo điều tra dân số tính đến nay, huyện Thanh Liêm Huyện Thanh Liêm là một huyện có dân số trẻ, tổng dân số 114.564 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 79.835 người, chiếm 69,7 %. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, là động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,14%/năm. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là gần 97,397 nghìn người, chiếm gần 85% nguồn lao động toàn tỉnh. Phần đông lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.
Lực lượng lao động khoa học - kỹ thuật dồi dào với khoảng 2.900 người có trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học (chiếm 3% lực lƣợng lao động).
Hơn 81,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm hiện còn trên 2 nghìn người, chiếm gần 3% lực lƣợng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động. Hàng năm dân số huyện tăng thêm khoảng gần một nghìn người, tạo thêm nguồn lao động dồi dào, bổ sung cho nền kinh tế quốc dân.
2.1.2.2. Đặc điểm về văn hóa y tế giáo dục. [27]
Địa danh Thanh Liêm có từ thời Trần. Trải qua nhiều cuộc sát nhập trong những năm 1965, 1975, 1981, 1983, 1997, 2000, 2013 thì đến nay, huyện Thanh Liêm có 16 xã và 1 thị trấn.
Về giáo dục: Toàn huyện Thanh Liêm đã chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất giáo dục; đã triển khai xây dựng 49 trường học phổ thông, trong đó có 24 trường tiểu học, 22 trường THCS và 3 trường THPT, với tổng số 28.905 em học sinh các cấp và 343 phòng học các cấp.
Về y tế: Thanh Liêm có 27 cơ sở y tế, với 262 giường bệnh và 192 cán bộ y tế; trong đó có 89 bác sỹ.
Về lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các chính sách an sinh, xã hội đƣợc đảm bảo. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, các nhiệm vụ quốc phòng địa phương được duy trì. Phong trào thi đua xây dựng, củng cố hệ thống chính trị có nhiều đổi mới. Công tác tuyên giáo, kiểm tra, giám sát, dân vận được tăng cường… Các phong trào thi đua khác nhƣ phong trào thực hiện bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã trở thành phong trào thi đua cao điểm với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực. Phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ứng dụng trong lao động, sản xuất đem lại nhiều hiệu quả…
Huyện Thanh Liêm là một huyện có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: Hát hội trống quân; Lễ hội truyền thống khu di tích lịch sử văn hoá đình chùa Châu; Lễ hội vật Liễu Đôi.
2.1.2.3. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng. [27]
Huyện Thanh Liêm có 02 tuyến Quốc lộ chạy qua: đường Quốc lộ 21A và 1A có dòng sông Đáy chạy dọc theo trục đường quốc lộ 1A rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá bằng đường thuỷ và đường bộ. Quốc lộ 1A chạy dọc qua huyện từ Bắc xuống Nam dài 16,5km chính giữa huyện, là con đường huyết mạch quan trọng. Quốc lộ chạy song song với đường sắt Bắc – Nam chéo ngang phía Đông Bắc huyện dài 5 km nối liền Phủ Lý với Nam Định.
Địa thế này tạo cho Thanh Liêm trở thành một vị trí chiến lƣợc bởi quốc lộ 1A được coi là huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài rất thuận lợi. Đặc biệt, sau 5 năm triển khai xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã làm được 433,66 km đường giao thông nông thôn.
Bên cạnh đó, Chương trình điện khí hoá nông thôn đã được thực hiện tốt với 100% số xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
2.1.2.4. Đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội. [27]
Tỉnh Hà Nam có khoảng hơn 40 làng nghề truyền thống lâu đời, trong đó huyện Thanh Liêm có làng nghề truyền thống lâu đời là nghề thêu ren tại xã Thanh Hà. Nghề thêu ren thu hút nhiều lao động ở xã Thanh Hà, chiếm đến gần 80% dân số của xã tham gia. Để phát triển làng nghề, người Thanh Hà đã đầu tƣ cho việc tiếp thị nhƣ mở nhiều cửa hàng quảng cáo ở khắp mọi miền của đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng hàng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính. Ở Thanh Hà, hiện nay, hầu hết các hộ đều làm vệ tinh cho các doanh nghiệp. Huyện Thanh Liêm hiện có 2 công ty TNHH và 3 doanh nghiệp tƣ nhân với tổng số vốn đầu tƣ 2,2 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh hàng thêu ren, đã tạo đầu mối và việc làm cho hàng ngàn
lao động, trong đó có làng thêu ren Thanh Hà. Làng thêu Thanh Hà không gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. Vải, chỉ thêu có rất sẵn trên thị trường.
Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn về vốn. Đó là vốn để mua nguyên liệu và vốn tồn đọng trong quá trình lưu thông.
Trong những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Nông nghiệp đƣợc coi là mặt trận quan trọng để giữ vững ổn định an ninh chính trị ở cơ sở, bảo đảm an sinh xã hội, là tiền đề cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Nhiều mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả, liên kết chuỗi giá trị đƣợc triển khai sâu rộng với giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 261,884 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 1,6%/năm; tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 75.054 tấn/năm, năng suất lúa bình quân đạt 119 tạ/ha/năm. Triển khai thực hiện tốt mô hình cánh đồng mẫu, các chương trình, đề án đầu tư phát triển nông nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay cơ giới hoá trong sản xuất, lúa gieo thẳng đạt 52,4% diện tích gieo cấy; cây lúa chất lƣợng cao chiếm 30% diện tích gieo cấy; trồng cây vụ đông đạt 1.200 ha/năm; trồng cây nhân dân đạt 71.380 cây/năm. Ngành chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển trong đó tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo quy mô trang trại với 31 trang trại chăn nuôi các loại; sản lƣợng thuỷ sản đạt 2.917 tấn/năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 2.756,7 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân đạt 26,6%/năm, vượt chỉ tiêu đại hội 4,2%. Các sản phẩm mũi nhọn như: sản xuất vật liệu xây dựng, nước giải khát, bột đá, xi măng, hàng may mặc, thêu ren… phát triển ổn định và duy trì mức tăng trưởng khá.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, huyện đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng này. Huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: tạo môi trường thông thoáng, minh bạch và thân thiện cho các nhà đầu tƣ; cải thiện chất lƣợng cung cấp thông
tin, quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của huyện; đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính… Đồng thời thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tỉnh thu hút các doanh nghiệp mạnh đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh nhƣ: đầu tƣ mở rộng dự án và tổ chức lại sản xuất 4 nhà máy xi măng (Xuân Thành, Thành Thắng, Visai Hà Nam và Visai 3). Hiện nay Cụm tiểu thủ công nghiệp tại xã Thanh Lưu, Thanh Hải với quy mô 22,2 ha đã thu hút được 12 doanh nghiệp và sản xuất lấp đầy 100% diện tích. Tích cực triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Kiện Khê I với quy mô 78,29 ha phục vụ cho một số dự án đầu tư lớn như: Nhà máy nước giải khát Number One Hà Nam, Nhà máy sữa Nutifood, Công ty dƣợc phẩm Hoa Thiên Phú…Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống trên địa bàn huyện phát triển với 14 làng nghề đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận.
Sản xuất công nghiệp đƣợc xác định là khâu đột phá để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 20 năm liên tục duy trì mức tăng trưởng bình quân hơn 20%/năm. Riêng năm 2016, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn tăng hơn 10% so với năm 2015. Từ một địa phương chưa có KCN, chưa có đầu tư nước ngoài, nay toàn huyện đã quy hoạch được KCN Liêm Phong, CCN Thanh Hà tập trung với diện tích hơn 200 ha, giải quyết việc làm ổn định cho rất nhiều lao động.
Năm 2016, toàn huyện đã hoàn thành đạt và vƣợt 17/17 chỉ tiêu đề ra, trong đó có một số chỉ tiêu đạt kết quả khá và tăng so với cùng kỳ nhƣ giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,2%; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp tăng 26,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 15%, giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 38,2%. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục đƣợc triển khai quyết liệt, hiệu quả; đến nay, toàn huyện đã có 9/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tƣ triển khai có hiệu quả, đã bàn giao 05 dự án với diện tích 152,3 ha. Đặc biệt chỉ tiêu thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn huyện đạt 346,13 tỷ đồng, tăng 33,83% so với kế hoạch.
Cũng trong năm 2016, huyện Thanh Liêm có 03 xã về đích Nông thôn mới là Thanh Hương, Liêm Thuận và Liêm Sơn. Riêng đối với xã Thanh Hương, sau 05 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của xã Thanh Hương thay đổi đáng kể, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá, các cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế, dân sinh và phúc lợi xã hội đã được xây dựng và củng cố. Thanh Hương có 100% đường trục xã, liên xã, đường trục ngõ xóm trên địa bàn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đường trục chính nội đã cứng hóa bằng đá cấp phối. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: Cột, xà, đường dây hạ thế, máy biến áp… bảo đảm cung cấp điện an toàn, thường xuyên. Toàn xã có 03 trường học (mầm non, tiểu học, THCS) đạt chuẩn quốc gia. Chất lƣợng giảng dạy và học tập, tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp các bậc tiểu học và THCS đạt 96%. Về y tế, đội ngũ cán bộ nhân viên của trạm y tế làm việc có hiệu quả. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 75%. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường, không có các hoạt động gây ô nhiễm, xả thải. Nghĩa trang xã được xây dựng theo quy hoạch, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư. Các tổ, đội duy trì thường xuyên hoạt động thu gom rác thải của xã. Hiện nay, xã Thanh Hương không có nhà tạm, dột nát. Chợ trung tâm xã đã đƣợc đầu tƣ xây dựng trên diện tích gần 2000 m2 thu hút các hộ kinh doanh, buôn bán vào hoạt động, 01 bưu điện văn hóa có hệ thống internet đến
các thôn, xóm. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã đạt hiệu quả tốt, kinh doanh có lãi. Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 95%...
Tổng kinh phí đã huy động thực hiện xây dựng NTM đạt trên 111 tỷ đồng. ũng giống như Thanh Hương, Liêm Sơn là xã thuần nông nghiệp và lâm nghiệp, công nghiệp trong xã gần nhƣ không phát triển, các ngành tiểu thủ công nghiệp không đƣợc phát triển sâu rộng trong nhân dân. Do vậy, trong quá trình xây dựng NTM, Liêm Sơn đã gặp không ít khó khăn. Nhƣng với sự vào cuộc của Đảng bộ và nhân dân toàn xã, đến nay Liêm Sơn đã giành được nhiều kết quả đáng tự hào. Hệ thống đường giao thông của xã đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi đảm bảo yêu cầu. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, thường xuyên. 100% số thôn trong xã có nhà văn hóa và khu thể thao đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của người dân. Có 100% số khu dân cư được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”. Cùng với đó, Liêm Sơn đã chú trọng công tác cơ giới hóa trong nông nghiệp, công tác khuyến nông, thâm canh cây lúa; xây dựng cánh đồng mẫu, ổn định và phát triển các hợp tác xã. Đặc biệt, công tác quy hoạch dồn đổi ruộng đất đã triển khai xong theo đúng kế hoạch, hiện nay mỗi hộ dân trong xã chỉ còn từ 1 - 2 thửa thuận lợi cho việc đƣa máy móc vào sản xuất.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 giảm xuống còn 1,8%, đạt tiêu chí hộ nghèo theo quy định. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 33,4 triệu đồng/người/năm. Đối với xã Liêm Thuận, điểm xuất phát về hạ tầng kinh tế xã hội của xã khi thực hiện xây dựng NTM thấp kém. Mạng lưới đường trục xã, liên xã một số tuyến chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật Bộ Giao thông Vận tải quy định. Hầu hết hệ thống mương máng, cầu cống đều nhỏ;
nhiều trạm bơm xuống cấp hoặc xây dựng vào vị trí không thích hợp; công tác quản lý khai thác trước đây còn tuỳ tiện không được duy tu bảo dưỡng
thường xuyên, hầu hết đã xuống cấp hoặc không phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn đó, Đảng bộ và nhân dân xã Liêm Thuận đã đồng lòng, quyết tâm thực hiện xây dựng NTM. Cho đến thời điểm này, bộ mặt nông thôn của xã ngày càng đổi mới, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá, các cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế, dân sinh và phúc lợi xã hội. Hệ thống đường giao thông của xã đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, 100%
hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 33,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong độ tuổi lao động hiện nay của xã giảm còn 2 %. Số người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn xã đạt 74,3%. 100 % số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, có tường rào bao quanh, trồng cây xanh, thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân...