Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá công tác quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách tại huyện
3.2.1. Đánh giá của đối tượng làm công tác quản lý dự án
Nhìn chung các dự án đầu tƣ công đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thanh Liêm, các dự án tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông công trình, các trường học, bệnh viện nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người dân.
Về cơ bản, các dự án đầu tƣ công đều tuân thủ theo đúng các yêu cầu quy định pháp luật từ việc định hướng đầu tư xây dựng dự án đến công tác kiểm toán và đánh giá sau khi hoàn thành dự án.
Mặc dù công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ công đã có nhiều tiến bộ hơn so với trước những tình trạng chậm tiến độ gây lãng phí và thất thoát nguồn lực vẫn còn tồn tại đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Một số dự án phải điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tƣ gây khó khăn cho việc cân đối nguồn vốn thực hiện và ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư mà những nguyên nhân chủ yếu là do không thể bố trí đƣợc đủ vốn kịp thời hay gặp khó khăn trở ngại trong công tác giải phóng mặt bằng ban đầu; ngoài ra một số dự án do nhà thầu thiếu kinh nghiệm, không đủ năng lực nên ảnh hưởng đến dự án; Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến nguyên nhân từ việc biến động bất thường của giá nguyên – nhiên – vật liệu cũng ảnh hưởng đến dự án đầu tƣ công. Trong khi đó, dự án càng chậm tiến độ bao nhiêu thì chi phí dội lên lại càng cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế có tỷ lệ lạm phát khá cao nhƣ hiện nay.
Bảng 3.13: Đánh giá của các đối tƣợng làm công tác quản lý dự án Đơn vị: %
STT Chỉ tiêu đánh giá
Mức độ đánh giá Yếu
kém TB Khá Tốt Rất tốt 1 Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch và
kế hoạch đầu tƣ 0 10 75 10 5
2 Xây dựng danh mục các dự án đầu
tƣ 0 5 70 20 5
3 Xây dựng kế hoạch huy động vốn 0 5 65 20 10 4 Hướng dẫn các nhà đầu tư lập DA
tiền khả thi và khả thi 0 0 70 25 5
5
Chọn đối tác, đàm phán, ký kết hợp
đồng hợp tác đầu tư với nước ngoài 0 5 70 20 5 6 Kiểm tra, giám sát các DA thuộc
cấp quản lý 0 0 65 30 5
7
Xử lý vấn đề phát sinh trong đầu tƣ
(mặt bằng, nhân lực…) 0 5 75 15 5
Nguồn: Khảo sát của tác giả 2017 3.2.2. Đánh giá của đối tượng bị tác động bởi dự án
Để thu thập đƣợc những ý kiến của các đối tƣợng bị tác động bởi dự án, tác giả tiến hành lập bảng khảo sát, thu thập những ý kiến của một số người dân xung quanh những dự án triển khai. Theo đó, tác giả tiến hành phỏng vấn và khảo sát 112 người, số phiếu thu về đạt tiêu chuẩn là 100 phiếu. Tác giả tiến hành thống kê và thu đƣợc kết quả theo bảng sau:
Bảng 3.14: Đánh giá của các đối tƣợng bị tác động bới dự án Đơn vị: %
STT Chỉ tiêu đánh giá
Mức độ đánh giá Yếu
kém TB Khá Tốt Rất tốt 1 Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch và
kế hoạch đầu tƣ 7 13 40 30 10
2 Xây dựng danh mục các dự án đầu tƣ 10 30 28 22 10 3 Xây dựng kế hoạch huy động vốn
17 15 32 25 11
4 Hướng dẫn các nhà đầu tư lập DA
tiền khả thi và khả thi 21 20 31 15 13
5 Chọn đối tác, đàm phán, ký kết hợp
đồng hợp tác đầu tư với nước ngoài 9 12 35 37 7 6 Kiểm tra, giám sát các DA thuộc cấp
quản lý 4 21 45 23 7
7 Xử lý vấn đề phát sinh trong đầu tƣ
(mặt bằng, nhân lực…) 6 15 50 18 11
Nguồn: Khảo sát của tác giả 2017 Theo kết quả thống kê thì các dự án tại huyện Thanh Liêm chủ yếu đƣợc đánh giá ở mức khá tốt với tỷ lệ cao nhất
Theo đánh giá của một số người dân thì những nguyên nhân gây nên sự kém hiệu quả đó là do bản thân nhiều nhà thầu có năng lực kém nên đôi khi dự án phải điều chỉnh thiết kế gây ra sự chậm trễ và tăng dự toán các hạng mục đầu tƣ; Ngoài ra việc đấu thầu diễn ra lại thiên về đấu giá nhiều hơn, các nhà thầu có chi phí thấp hơn thường được lựa chọn thay vì các nhà thầu có
năng lực cao hơn, chi phí thấp thường gắn với năng lực kinh nghiệm thấp, đồng thời để đảm bảo chi phí thấp thì các nhà thầu lại phải cắt giảm những chi phí khác gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án.
Các dự án tại huyện Thanh Liêm hiện chƣa có báo cáo giám sát cộng đồng. Theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 80/2005/QĐ-TTg thì
“Giám sát đầu tƣ của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cƣ sinh sống trên địa bàn xã, phường, hoặc thị trấn (sau đây gọi chung là xã) theo quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan, nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tƣ của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tƣ; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tƣ để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng”
3.2.3. Đánh giá chung
3.2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích hiệu quả quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Liêm đối với sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao sự phát triển của các ngành nghề khác tại huyện Thanh Liêm nói riêng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả tỉnh nói chung, chúng ta không thể phủ nhận đƣợc những thành công mang tính đánh dấu quan trọng này:
Thứ nhất, trong công tác định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu thì huyện Thanh Liêm đã biết đầu tư nhiều vào những điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, tạo nền móng vững chắc cho việc phát triển kinh tế và các ngành dịch vụ khác, đó là đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, giao thông và thông tin liên lạc. Nhất là khi nền kinh tế nước ta đang phát triển theo định hướng kinh tế
thị trường, thì điều này càng trở nên cần thiết hơn, và vì đó là những điều cơ bản nhất phục vụ cho sự phát triển của bất kì một nền kinh tế nào.
Thứ hai, công tác thẩm định dự án, triển khai dự án cũng đƣợc tiến hành tuần tự và đúng với các văn bản hiện hành của Nhà nước như: Nghị định 12/2009/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 12/2/2009, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn khác của các Bộ, ngành Trung ƣơng, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13.
Thứ ba, huyện Thanh Liêm đã thể hiện tích cực trong công tác đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án theo định kỳ 6 tháng và 1 năm. Nhờ vậy mà hầu nhƣ đa số các dự án đều đƣợc giám sát, đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành.
Bảng 3.15: Đánh giá một số nội dung cụ thể:
Nội Dung
Thơi gian Mức độ đánh giá
Nhanh Chậm Yếu
kém TB Khá Tốt Rất tốt
Vốn đầu tƣ x x
Tiến độ thi công x x
Phải phóng mặt
bằng x x
Đền bù hỗ trợ x x
Gía cả đền bù x x
Vận hành dự án x x
3.2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của huyện thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Thanh Liêm vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, có thể thấy trong các danh mục đầu tƣ công từ nguồn vốn NSNN, thứ tự ƣu tiên các ngành nghề chƣa thật sự rõ ràng dẫn tới không biết đâu là ngành nghề trọng tâm mũi nhọn của huyện, tồn tại nhiều ngành nghề được đầu tư sẽ làm phân tán nguồn lực của huyện cả về mặt con người lẫn chi phí.
Thứ hai, mặc dù nhìn chung công tác quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Thanh Liêm đều được thực hiện đầy đủ qua các quy trình nhƣng nhiều giai đoạn lại mới chỉ thực hiện và hiệu quả dừng lại ở việc mang tính hình thức, hoàn thiện cho đầy đủ hồ sơ nhƣ công tác kiểm toán dự án sau khi hoàn thành, hoặc công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhiều khi vẫn còn tiêu cực dẫn đến năng lực của nhà thầu thấp, không đáp ứng đủ yêu cầu của dự án đề ra.
Thứ ba, công tác điều chỉnh dự án còn dễ dàng và chƣa chặt chẽ, thể hiện ở việc có nhiều dự án đều phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện, nguyên nhân chủ yếu là do điều chỉnh tiến độ và điều chỉnh về chi phí dự án đầu tƣ, có những dự án điều chỉnh tăng chi phí, có những dự án điều chỉnh giảm chi phí nhƣng gần nhƣ tất cả các dự án điều chỉnh về chi phí đều điều chỉnh tăng lên.