Thực trạng quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 51 - 76)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam

3.1.1. Tình hình đầu tư công tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam

Bảng 3.1: Số lƣợng dự án đầu tƣ công giai đoạn từ năm 2012 – 2016

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Giao Thông 4 5 4 5 2

Y Tế 2 2 1 2 1

Thủy lợi 4 3 5 4 2

Hạ Tầng 5 3 4 4 2

Giáo dục 3 2 4 4 2

Nước sạch 2 3 2 2 1

Văn Hóa 2 3 3 2 3

Tổng dự án 22 21 23 23 13

Nguồn: Phòng Thẩm định và giám sát đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam Số lượng dự án đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 -2015 khá ổn định với hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau. Đến năm 2016, số lƣợng dự án đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 13 dự án, nguyên nhân một phần là do vài năm trở lại đây, tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Thanh Liêm nói riêng đã thu hút và tận dụng được một lượng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài thay vì sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hà Nam chính là một tỉnh nằm trong top 10 thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ.

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, trên địa bàn huyện Thanh Liêm đã triển khai đƣợc trên 20 dự án lớn nhỏ khác nhau, cụ thể:

Bảng 3.2: Tổng vốn đầu tƣ các công trình giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: triệu đồng

STT Dự án Tổng mức đầu

1 Giao Thông 106.660,718

2 Y Tế 31.066

3 Thủy lợi 10.647

4 Hạ Tầng 53.819,57

5 Giáo dục 34.786,318

6 Nước sạch 6.961

7 Văn Hóa 24.210

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Trước hết, để hiểu được tình hình đầu tư công tại huyện Thanh Liêm, chúng ta sẽ nhìn lại tình hình đầu tƣ tại huyện Hà Nam nói chung với những thành tích nổi bật đáng chú ý. Trong bối cảnh khó khăn chung về nguồn vốn đầu tƣ, tỉnh Hà Nam đã thực hiện cơ cấu lại vốn đầu tƣ, trong đó ƣu tiên bố trí trả nợ các công trình quyết toán và tập trung cho một số dự án trọng điểm.

Lũy kế từ đầu năm đến tháng 3/2017, tổng vốn đầu tƣ phát triển do địa phương quản lý đạt 1.591,7 tỷ đồng, trong đó tỉnh quản lý: 1.156,9 tỷ đồng;

cấp huyện, cấp xã quản lý: 434,8 tỷ đồng. Cụ thể từng nguồn vốn do tỉnh quản lý nhƣ sau:

Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: 349,9 tỷ đồng, gồm:

vốn đầu tƣ trong cân đối theo tiêu chí 296,6 tỷ đồng; vốn đầu tƣ từ nguồn thu sử dụng đất 42,3 tỷ đồng, vốn đầu tƣ từ nguồn thu xổ số kiến thiết 11 tỷ đồng.

- Đầu tư theo các Chương trình mục tiêu Quốc gia 31 tỷ đồng.

- Chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 345,99 tỷ đồng, được phân bổ cho 5 chương trình: trong đó: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng 92,556 tỷ đồng, Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững: 15,52 tỷ đồng, Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cƣ: 58,163 tỷ đồng, Chương trình phát triển hệ thống trợ giúp xã hội: 5 tỷ đồng, Chương trình phát triển hạ tầng du lịch: 174,751 tỷ đồng.

- Vốn ngoài nước (ODA) là 429,999 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này, Hà Nam chính là tỉnh có lƣợng thu hút vốn đầu tư FDI nằm trong top 10 trong cả nước. Là một huyện của tỉnh có lượng thu hút vốn đầu tƣ FDI lớn nhƣ vậy, huyện Thanh Liêm cũng đang tích cực đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ tại hai dự án chủ yếu là Hạ tầng Khu Công nghiệp Liêm Cần và Hạ tầng Khu Công nghiệp Liêm Phong.

Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, vốn đầu tƣ công luôn là động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế huyện Thanh Liêm, và là bộ phận không thể thiếu của tổng cầu xã hội, góp phần gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế trong việc xác lập, phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội ở huyện.

Thời gian qua, tổng vốn đầu tƣ của toàn xã hội liên tục tăng mạnh, với tỷ lệ tăng bình quân là 12.7%/năm. Trong đó, vốn đầu tƣ công luôn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân là 40% và tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tăng bình quân là 12%/năm, vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN chiếm khoảng 17% trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. Còn ở huyện Thanh Liêm, tỷ lệ đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân

sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 13%. Có được điều này là do ở huyện Thanh Liêm, sự phát triển của nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cao nên sự nhu cầu đầu tƣ xã hội có thể thu hút đƣợc từ các nguồn này. Nhờ đó, nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nước giảm, nộp phần lớn về trung ương để phân bổ cho các địa phương khác có nhu cầu sử dụng lớn hơn mà không tự huy động được. Bên cạnh đó, trong phần ngân sách đƣợc giữ lại thì còn phải chi một nửa cho các khoản chi thường xuyên để duy trì bộ máy cơ quan hành chính sự nghiệp nên khoản tiền có thể sử dụng cho đầu tƣ phát triển càng không nhiều. Cụ thể hơn,

Bảng 3.3: Tỷ lệ đầu tƣ công từ nguồn vốn NSNN trên tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội

Đơn vị: %

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Huyện Thanh Liêm 14,93 15,98 13,83 13,46 12,95

Cả nước 19,48 20,71 17,89 17,5 16,84

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Nam

0 5 10 15 20 25

2012 2013 2014 2015 2016

Huyện Thanh Liêm Cả nước

Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ đầu tƣ công từ nguồn vốn NSNN

Nhìn vào biểu đồ ta thấy sự phát triển khá tương đồng của tỷ lệ đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước xét trên cả nước và riêng huyện Thanh Liêm. Tỷ lệ này lên cao nhất vào năm 2013, khi nền kinh tế có những khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế, tổng cầu giảm, đầu tƣ khu vực tƣ nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm và thiếu ổn định.

Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển ổn định hơn thì giai đoạn 2014 – 2016, tỷ lệ này lại giảm nhường chỗ cho việc thu hút đầu tư xây dựng từ những nguồn vốn khác như khu vực tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài,... Mặc dù tỷ lệ đầu tư công nói chung trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ đầu tư công từ nguồn vốn NSNN trên tổng đầu tư toàn xã hội lại có xu hưởng giảm, thay vào đó, huyện đã tăng tỷ trọng nguồn vốn thu hút đầu tư từ nước ngoài và vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước. Điều này cho thấy, huyện đã tập trung hơn theo hướng giảm vốn đầu tư từ NSNN và tăng hiệu quả dự án.

3.1.2. Phân tích thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

3.1.2.1. Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu

Việc định hướng đầu tư, xây dựng và sàng lọc dự án ở Việt Nam nói chung, huyện Thanh Liêm nói riêng đƣợc phản ánh trong rất nhiều những văn bản ở các cấp khác nhau từ trung ƣơng đến tỉnh, thành phố, huyện, ngành với phạm vi khác nhau từ toàn quốc đến vùng, địa phương hay lãnh thổ đặc biệt và bao trùm những khoảng thời gian khác nhau (hàng năm, 5 năm, 10 năm, tầm nhìn xa hơn 10 năm). Còn đối với từng dự án cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào định hướng và quy hoạch đầu tư để phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhìn chung những dự án đề xuất phù hợp với định hướng và nằm trong quy hoạch sẽ được cho phép đầu tư về mặt chủ trương, và khi đó sẽ đƣợc xếp hàng trong danh mục chuẩn bị đầu tƣ và chờ cân đối ngân sách.

Bảng 3.4: Tóm tắt các văn bản định hướng chiến lược đầu tư

Văn bản Cơ quan ban hành/phê duyệt Thời hạn Cấp trung ương

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

Ban chấp hành TW Đảng 10 năm và tầm nhìn xa hơn Phương hướng, nhiệm vụ phát

triển đất nước

Thủ tướng Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chỉ trì)

5 năm Các chương trình mục tiêu quốc

gia

Thủ tướng Chính phủ 5 năm Kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội 5 năm

Quốc hội phê duyệt (Chính phủ chủ trì)

5 năm Chương trình đầu tư công (PIP) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

(Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì)

5 năm

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì)

1 năm Cấp vùng, địa phương, ngành

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các lãnh thổ đặc biệt (vùng kinh tế trọng điểm; khu kinh tế, khu kinh tế quốc phòng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ của cả nước; hành lang kinh tế, vành đai kinh tế);

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì.

Riêng đối với các quy hoạch liên quan đến quốc phòng sẽ do Bộ Quốc phòng chủ trì)

10 năm và tầm nhìn xa hơn

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch)

10 năm và tầm nhìn xa hơn

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của quốc

Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với các cơ

10 năm và tầm nhìn xa hơn

gia quan, địa phương liên quan tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

UBND cấp huyện tổ chức lập và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch

10 năm và tầm nhìn xa hơn Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh

vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt (các sở quản lý ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu chịu trách nhiệm tổ chức lập và trình quy hoạch)

Nguồn: Nghị định 04/2008/NĐ-CP của chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Về cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Liêm, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Lƣợng vốn đầu tƣ trên địa bàn

Đơn vị: Triệu đồng,

Loại vốn 2012 2013 2014 2015 2016

Chi đầu tƣ XDCB 148.874 291.763 304.351 275.722 234.905 Chi đầu tƣ mua sắm TSCĐ

không qua XDCB 18.517 36.595 39.228 37.107 33.439 Chi đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp

TSCĐ 8.807 17.580 19.470 15.784 13.344

Chi đầu tư bổ sung vốn lưu động 21.781 41.259 41.687 37.464 30.591 Chi đầu tƣ khác 7.308 11.441 5.165 7.165 7.712

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam

Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản chiếm hầu hết các lĩnh vực từ nông – lâm nghiệp, công nghiệp, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản và tư vấn, quản lý nhà nước, giáo dục và đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa thể thao, phục vụ cộng đồng,…Tuy nhiên theo thống kê thì huyện đầu tư tập trung vốn ngân sách nhà nước vào đầu tư cho một số lĩnh vực chủ yếu là phục vụ cộng đồng, giáo dục và đào tạo, đặc biệt là vận tải kho bãi và thông tin liên lạc. Điều này chứng tỏ huyện đã chú trọng nhiều vào việc đầu tƣ hạ tầng giao thông, vận tải, thông tin liên lạc để phục vụ các mục đích kinh tế xã hội khác, tạo nền móng để phát triển kinh tế xã hội và các ngành dịch vụ.

Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tƣ giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị: %

Loại vốn 2012 2013 2014 2015 2016

Chi đầu tƣ XDCB 72,52 73,19 74,25 73,89 73,41 Chi đầu tƣ mua sắm TSCĐ

không qua XDCB 9,02 9,18 9,57 9,92 10,45

Chi đầu tƣ sửa chữa, nâng

cấp TSCĐ 4,29 4,41 4,75 4,23 4,17

Chi đầu tư bổ sung vốn lưu

động 10,61 10,35 10,17 10,04 9,56

Chi đầu tƣ khác 3,56 2,87 1,26 1,92 2,41 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam

Nhìn chung, tổng số vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2012-2016 trên địa bàn huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam đạt 1.706,968 tỷ đồng, chiếm khoảng 13 % tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 527,453 tỷ đồng, bằng 30,9%; lĩnh vực giao thông 512,090 tỷ đồng, bằng 30%; lĩnh vực giáo dục và đào tạo 134,850 tỷ đồng, bằng 7,9%;

lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch 112,902 tỷ đồng bằng 7,2%.

Bên cạnh những điều đã làm đƣợc cũng còn một số những hạn chế:

Thứ nhất, mặc dù hiện nay, Chính phủ luôn coi kinh tế - xã hội – môi trường là ba trụ cột của phát triển bền vững ở Việt Nam nhưng những chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại huyện lại chỉ mới tập trung vào phát triển kinh tế mà lơ là những trụ cột kia dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề môi trường. Và điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạch định và phân bố nguồn lực đầu tƣ công cho hai lĩnh vực hết sức quan trọng kia.

Thứ hai, nhìn vào sự phát triển trong cơ cấu các ngành nghề đầu tƣ, chúng ta khó có thể nhận biết đƣợc đâu là ngành kinh tế mũi nhọn đƣợc ƣu tiên của huyện Thanh Liêm. Sự đầu tƣ này có phần hơi dàn trải, chƣa có sự ƣu tiên rõ ràng dẫn đến phân tán nguồn lực đầu tư cả về tài chính lẫn con người dẫn đến hiệu quả thu lại được chưa thật sự cao, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Thứ ba, sự điều phối của trung ƣơng cũng nhƣ sự phối hợp giữa các cấp và giữa các bộ, ngành, địa phương trong quy hoạch đầu tư còn rất lỏng lẻo.

Trong cách làm quy hoạch và lập chương trình đầu tư công hiện nay, nhu cầu (mà thực ra là mong muốn) đầu tư của các bộ ngành và địa phương được tổng hợp từ dưới lên. Hiện nay, mỗi bộ ngành và địa phương chỉ chú trọng tới quy hoạch đầu tư trong ngành mình - trong nhiều trường hợp là do chạy theo thành tích và lợi ích cục bộ - mà không quan tâm đến quy hoạch đầu tƣ trong các bộ ngành và địa phương khác. Đồng thời, kỷ luật tài khóa và kỷ luật quy

hoạch của trung ƣơng thấp, mang nặng tính ban phát dẫn đến hầu nhƣ việc quy hoạch đầu tƣ luôn vƣợt xa khả năng trong ngân sách.

3.1.2.2. Thẩm định dự án

Công tác này đƣợc nhắc đến nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Luật xây dựng, Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/2/2009, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn khác của các Bộ, ngành Trung ƣơng. Theo đó, các dự án đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Liêm cũng phải trải qua hai bước thẩm định cơ bản là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Các địa phương có trách nhiệm tổ chức thẩm định những dự án do mình quyết định hoặc đƣợc ủy quyền quyết định đầu tƣ.

Các quy hoạch đƣợc lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước: Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ; các Thông tƣ số 03, 05/TT-BKH, Thông tƣ 01/2012/TT-BKH, Quyết định 281/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về định mức chi phí cho công tác lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch…

Các dự án và báo cáo thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định đầu tƣ thì Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là đầu mối thẩm định. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, tổng hợp ý kiến trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt.

Bảng 3.7: Một số dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Thanh Liêm Đơn vị: triệu đồng

STT Tên dự án

Tổng mức đầu tƣ trình

duyệt

Tổng mức đầu tƣ sau khi

thẩm định

Chênh lệch 1 Xây dựng đường GTNT nội bộ

trong khu đất hỗ trợ 7% phục vụ GPMB dự án XD trường PTTH Lê Hoàn tại xã Liêm Cần

199,334 199,334 0

2 Đầu tƣ xây dựng san nền, hạ tầng kỹ thuật mở rộng cụm công nghiệp Kiện Khê I, huyện thanh Liêm

145.681,4 141.231,8 (4.449,6)

3 Di chuyển trạm biến áp Bồng Lạng 6 và hạ ngầm các đường dây hạ thế phục vụ dự án Bổ sung, điều chỉnh tuyến đường cứu hộ, cứu nạn bảo vệ dân cƣ miền núi xã Thanh Nguyên - Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm

702,430 702,430 0

4 Đầu tư xây dựng tuyến đường D4- 1, hoàn trả mương kết hợp đường nội đồng tại Cụm công nghiệp Kiện Khê I, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

22.739,8 20.803,3 (1.936,5)

5 Xây dựng khu tái định cƣ phục vụ GPMB đường vành đai kinh tế T1 đoạn qua xã Thanh Bình huyện Thanh Liêm.

2.005,423 2.000 (5,423)

6 San lấp, kè đá trường Mầm non xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm

2.825,258 2.806,675 (18,583) Nguồn: Phòng Thẩm định và Giám sát đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Hà Nam

Mặc dù về quy trình, công tác thẩm định đƣợc đánh giá là chặt chẽ nhƣng trên thực tế đi vào hoạt động thì công tác này cũng có nhiều bất cập, cụ thể:

Thứ nhất, năng lực của các cơ quan thẩm định dự án hiện rất hạn chế, thể hiện rõ nhất qua việc thẩm định các dự đầu tƣ quy mô lớn và phức tạp. Vì thiếu năng lực thẩm định nên các cơ quan thẩm định thường không đưa ra đƣợc những đánh giá thuyết phục về hiệu quả tài chính, kinh tế, và xã hội của dự án, và vì vậy không đủ luận cứ để loại bỏ hay thông qua dự án. Trong trường hợp này, giải pháp thông thường là yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại dự án sao cho phù hợp với các quy định hiện hành để tránh những rủi ro về trách nhiệm và pháp lý sau này.

Thứ hai, trong công tác thẩm định dự án có hiện tƣợng xảy ra xung đột lợi ích khi Sở kế hoạch là cơ quan thẩm định dự án nhƣng đồng thời cũng là đơn vị tham mưu, tư vấn cho chủ đầu tư trong việc xây dựng dự án.

Thứ ba, thời gian cũng tạo sức ép đến chất lƣợng của công tác thẩm định dự án này. Theo quy định hiện nay, thời gian thẩm định dự án phụ thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của dự án. Chẳng hạn nhƣ đối với những dự án xây dựng công trình, thời gian thẩm định của các dự án quan trọng quốc gia là không quá 90 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; còn thời gian thẩm định đối với dự án nhóm A, B, C lần lƣợt là không quá 40, 30, và 20 ngày làm việc. Mặc dù quy định chính thức là nhƣ vậy, song trên thực tế, thời gian thẩm định phải đƣợc rút ngắn hơn rất nhiều thì mới có thể giải quyết đƣợc một khối lƣợng dự án đồ sộ cần phải thẩm định. Ngƣợc lại khi thực trạng năng lực của đội ngũ thẩm định hạn chế, thiếu động cơ khuyến khích làm việc, nguồn dữ liệu và thông tin chuyên môn khan hiếm. Kết quả là trong nhiều trường hợp, việc thẩm định dự án hoặc rất tốn thời gian, hoặc chỉ đƣợc làm sơ sài chiếu lệ làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 51 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)