Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch
Sơ đồ 3.1. Qui trình nghiệp vụbảo lãnh
(Nguồn:Tác giả tổng hợp) 3.2.1. Tiếp nhận hồ sơ đềnghị phát hành bảo lãnh
Bộ phận khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh của khách hàng bao gồm khách hàng vãng lai, khách hàng có quan hệ tín dụng và không có quan hệ tín dụng khi được khách hàng yêu cầu.
1
2
3a
3b
4
5
Không đồng ý đồng ý
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh
Kiểm tra hồ sơ, thu thập thông tin về giao dịch và khách hàng
Lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp bảo lãnh trình cấp lãnh đạo
Thực hiện phát hành bảo lãnh
Kiểm tra, kiểm soát sau phát hành và theodõi tình hình thực
hiện bảo lãnh
Giải tỏa bảo lãnh
Gửi công văn từ chối phát hành bảo lãnh
3.2.2. Kiểm tra hồ sơ, thu thập thông tin vềgiao dịch và khách hàng
Sau khi nhận hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh từ khách hàng, bộ phận khách hàng kiểm tra hồ sơ, tìm hiểu về nhu cầu phát hành thư bảo lãnh của khách hàng và tư vấn về các điều khoản, điều kiện liên quan trong hợp đồng gốc, các rủi ro của khách hàng liên quan đến cam kết bảo lãnh khi được phát hành và biện pháp phòng ngừa, các điều khoản, điều kiện về phát hành cam kết bảo lãnh và biện pháp bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh.
3.2.3. Lập báo cáo thẩm định và đềxuất cấp bảo lãnh trình cấp lãnh đạo
Bộ phận khách hàng thực hiện thẩm định và đề xuất cấp bảo lãnh theo quy trình tín dụng hiện hành của Vietcombank, chuẩn bị các hồ sơ kèm theo để trình cấp lãnh đạo.
Nếu hạn mức tín dụng vượt quá thẩm quyền của chi nhánh, thì sẽ chuyển đến phòng Phê duyệt tín dụng tại Hội sở thẩm định lại và phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, hồ sơ sẽ được chuyển cho phòng/bộ phận Quản lý nợ mở hạn mức hạn mức bảo lãnh trên hệ thống phần mềm tin học hỗ trợ.
- Trường hợp lãnh đạo không đồng ý phát hành bảo lãnh, bộ phận khách hàng gửi công văn từ chối đến khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối.
- Trường hợp lãnh đạo đồng ý, tiếp tục thực hiện bước 4.
3.2.4. Thực hiện phát hành bảo lãnh
Sau khicấp có thẩm quyền phêduyệt đồng ý phát hành cam kết bảo lãnh, cán bộ khách hàng gửi hồ sơ sang bộ phận tác nghiệp nhập hệ thống. Cam kết bảo lãnh có thể phát hành dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc phát hành bằng điện SWIFT, Telex và chuyển cam kết bảo lãnh cho khách hàng hoặc bên nhận bảo lãnh, tùy theo yêu cầu của khách hàng.
3.2.5. Kiểm tra, kiểm soát sau phát hành và theo dõi tình hình thực hiện bảo lãnh Sau khi phát hành cam kết bảo lãnh, cán bộ khách hàng thực hiện theo dõi và lên kế hoạch kiểm tra giám sát sau phát hành, nội dung kiểm tra bao tình hình tài chính của khách hàng, theo dõi quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng, kiểm tra tài sản bảo đảm. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường
hoặc rủi ro, cán bộ khách hàng đề xuất kiểm tra đột xuất và báo cáo cấp thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.6. Giải tỏa bảo lãnh
Giải tỏa khi hết thời hạn bảo lãnh: nếu suốt thời hạn bảo lãnh không nhận được yêu cầu đòi tiền của bên nhận bảo lãnh thì sau khi hết thời hạn bảo lãnh tối đa không quá 5 ngày làm việc, chi nhánh sẽ giải tỏa cam kết bảo lãnh đã phát hành.
Giải tỏa trước hạn: khi bảo lãnh được hủy bỏ do thỏa thuận giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, đồng ý chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh của chi nhánh, căn cứ vào đề nghị của bên được bảo lãnh, cán bộ khách hàng thực hiện kiểm tra hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp, nếu hồ sơ chứng từ đáp ứng theo quy định của Vietcombank, cán bộ khách hàng lập tờ trình giải tỏa bảo lãnh trước hạn trình lãnh đạo xem xét phê duyệt giải tỏa bảo lãnh.
Sau khi giải tỏa bảo lãnh, VCB Nhơn Trạch sẽ tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm của khách hàng căn cứ vào thỏa thuận với bên được bảo lãnh và các bên liên quan theo quy định về chính sách bảo đảm tín dụng và quy trình tín dụng của Vietcombank.