3.5. Một số giải pháp phát triển hoạt động blnh tại VCB - CN Nhơn Trạch
3.5.2. Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh là hoạt động cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong quá trình phát triển bảo lãnh cần chú ý đến việc kiểm soát rủi ro của hoạt động này thì việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thật sự ý nghĩa. Để thực hiện tốt việc quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, VCB Nhơn Trạch cần phải quan tâm từ khâu thẩm định cấp bảo lãnh đến khâu kiểm tra kiểm soát sau phát hành bảo lãnh, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng trong quá trình cấp bảo lãnh để có những biện pháp xử lý kịp thời. Trong khâu thẩm định cần phải tuân thủ theo quy định về cấp tín dụng do Hội sở chính ban hành, đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh và năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng. Tùy vào từng loại bảo lãnh, giao dịch bảo lãnh mà xem xét cấp bảo lãnh phù hợp.
3.5.2.1.Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng
Công tác thẩm định ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động bảo lãnh. Mặc dù trong thời gian qua, chi nhánh chưa xảy ra trường hợp bảo lãnh quá hạn nhưng hoạt động này vẫn tiềm ẩn rủi ro nên việc nâng cao chất lượng thẩm định tại ngân hàng cần phải được thực hiện xuyên suốt, bên cạnh những giải pháp có tính chất
tăng trưởng hoạt động bảo lãnh.
Ngân hàng phải thực hiện quy trình thẩm định một cách nghiêm túc, chú trọng tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: chỉ tiêu hoàn vốn, chỉ tiêu về lợi nhuận. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của dự án mà ngân hàng định đầu tư, xem xét các rủi ro có thể xảy ra cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của doanh nghiệp đó.
Để nâng cao chất lượng thẩm định bảo lãnh, đòi hỏi cán bộ làm công tác thẩm định phải nắm vững nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, các thông tin dự báo, thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường và tình hình khách hàng. Bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng nên cán bộ tín dụng phải thẩm định dự án một cách cẩn thận và kỹ càng trước khi trình ký nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh. Một mặt, tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp, mặt khác cần phải đi thực tế, tìm hiểu năng lực thực sự của doanh nghiệp. Không chỉ căn cứ vào thông tin một chiều từ phía khách hàng cung cấp, ngân hàng phải có được thông tin đa chiều để so sánh như thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đối tác khách hàng, thông tin tín dụng của NHNN về tình hình quan hệ tín dụng, năng lực tài chính, hồ sơ pháp lý, tình hình nợ xấu,… để phòng tránh các rủi ro xảy ra và phân tích để quyết định việc bảo lãnh hay không bảo lãnh.
3.5.2.2.Thực hiện quy trình bảo lãnh
Để thực hiện đúng quy trình hạn chế rủi ro, cán bộ bảo lãnh phải được trang bị các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt để cho hoạt động bảo lãnh phát triển, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng, cán bộ bảo lãnh cần phải nhạy bén, xử lý nhanh chóng các yêu cầu và thuận tiện cho khách hàng giao dịch.
Hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình khách hàng giao dịch với ngân hàng.
Việc bố trí một nhân viên tư vấn ngay tại cửa ra vào sẽ giúp rất nhiều cho việc rút ngắn quy trình dịch vụ, bởi nhân viên tư vấn sẽ hướng dẫn cho khách hàng điền vào mẫu biểu. Qua đó, khách hàng sẽ cảm nhận quy trình dịch vụ đã được rút ngắn rất
nhiều.
Đối với với khách hàng cá nhân, cần có sự đơn giản hóa các loại hồ sơ bảo lãnh theo hướng gọn nhẹ phù hợp với trình độ dân trí trên địa bàn và nên xây dựng một số phương án mẫu để khách hàng tham khảo làm cơ sở khi xây dựng phương án cần bảo lãnh khi có nhu cầu.Ngoài ra, để tăng tính chủ động trong hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần nâng cao quyền tự chủ và phán quyết mức bảo lãnh tối đa đối với từng loại khách hàng cho Phòng khách hàng, mức quy định cụ thể tùy thuộc vào tính chất, đối tượng của từng món bảo lãnh, tùy theo trình độ, năng lực của phòng để xử lý nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
3.5.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng, kiểm tra kiểm soát nội bộ
Bên cạnh việc thẩm định, công tác kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh phải được quan tâm, tiến hành thường xuyên, kiểm tra việc thực hiện quy trình, mục đích phát hiện kịp thời các sai phạm, các rủi ro tiềm ẩn phát sinh để có biện pháp giải quyết đúng đắn, phát hiện ngay những bất hợp lý trong từng khâu để có những điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh được an toànvà hiệu quả. Ngân hàng cần phải định kỳ kiểm tra tài sản đảm bảo của khách hàng, đánh giá giá trị thực tế, kiểm tra tình hoạt động của khách hàng nắm bắt kịp thờ,i đánh giá tiến độ thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, để có các biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường quản lý, giám sát các khách hàng có tình hình hoạt động kinh doanh sụt giảm, yêu cầu bổ sung thêm tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản bảo lãnh của ngân hàng trong trường hợp ngân hàng phải trả thay khách hàng mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ với ngân hàng, ngân hàng vẫn có thể thu hồi được khoản tiền đã thực hiện nghĩa vụ từ bên được bảo lãnh.
3.5.2.4.Thành lập bộ phận chuyên trách bảo lãnh
VCB Nhơn Trạch phải bố trí nguồn nhân sự, cán bộ công tác phù hợp với đặc điểm và nguồn nhân lực của mình để phát triển hoạt động bảo lãnh. Việc này vừa mang tính chuyên nghiệp vừa khắc phục được việc quá tải cho nhân viên Phòng khách hàng, mà vẫn đảm bảo tính khách quan trong công tác thẩm định - phát hành
bảo lãnh - xử lý sau khi phát hành. Bộ phận này có thể chủ động trong việc xét duyệt và cấp bảo lãnh cho khách hàng nhanh chóng và kịp thời.