Kinh nghiệm phát triển DNNVV ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 41 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển DNNVV

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển DNNVV ở một số địa phương

Bắc Ninh là một tỉnh nằm cạnh Hà Nội, có điều kiện về tự nhiên, kết cấu hạ tầng, có thể khai thác về các mối quan hệ kinh tế với các địa phương khác, đặc biệt là Hà Nội. Điều kiện hết sức thuận lợi để các DNNVV ở Bắc Ninh phát triển là sự phát triển rất mạnh của các làng nghề truyền thống. Đây là một tỉnh có làng nghề nhiều nhất cả nước. Chẳng hạn làng nghề Đông Kỵ có hàng chục doanh nghiệp tham gia vào sản xuất các đồ gia dụng, hàng mỹ nghệ. Làng giấy Phong Khê có hơn 100 doanh nghiệp tham gia sản xuất giấy, bao bì đóng gói; làng nghề Tiên Sơn, Yên Phong, đúc đồng (Đại Bái, Gia Bình), làng sắt Đa Hội…

Tuy bên cạnh những yếu tố về KT - XH thuận lợi để các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thì ở Bắc Ninh cũng giống nhiều địa phương khác, sự phát triển của các DNNVV mới chỉ sử dụng các kinh nghiệm

để điều hành doanh nghiệp, tình trạng thiếu vốn, khó khăn về thị trường, hạn chế về thông tin, chưa có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp để giúp nhau tìm kiếm thị trường, tăng cường tiêu thụ sản phẩm…

Vai trò của DNNVV ở Bắc Ninh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là rất lớn. Đồng thời cũng thấy được những ưu thế và hạn chế của các DNNVV. Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã có một số giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát huy được lợi thế của mình.

- Cải tiến các thủ tục hành chính để tạo điều kiện hơn nữa cho các DNNVV phát triển.

- Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống như việc quy hoạch các làng nghề theo kiểu công nghiệp như: Phong Khê, Yên Phong…

- Tăng cường đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp.

- Hỗ trợ dưới nhiều hình thức về vốn cho các doanh nghiệp, chú ý tới vấn đề tích tụ và tập trung cho doanh nghiệp.

- Từng bước hình thành các hiệp hội nghề nghiệp.

- Đổi mới quản lý trong DNNVV.

- Đẩy mạnh tiếp thị, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

- Hỗ trợ cho các DNNVV có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng…

1.2.2.2. Bình Dương

Là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, được biết, từ năm 2006 đến năm 2017, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng bình quân trên 18%/năm. Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã giải quyết việc làm mới cho 15.000 đến 20.000 lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương phần lớn tập trung vào các ngành công nghiệp mang tính gia công, phụ trợ như: Công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ (17%), may mặc (11,3%), chế biến sản phẩm

kim loại (13,7%), phi kim loại như gốm sứ, hóa chất, cao su (10,8%), chế biến thực phẩm và đồ uống (8,5%), và các ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ khác (33,7%)...

Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, đã tạo được môi trường đầu tư thông thoáng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, tạo sự yên tâm đầu tư cho các chủ DNNVV. Từ những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của lãnh đạo tỉnh, các cơ sở ban ngành đã cụ thể hóa nội dung quản lý của mình để hỗ trợ phát triển các DNNVV.

Tỉnh cũng hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ theo hướng khuyến khích các DNNVV chú trọng đổi mới công nghệ thông qua các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện và tài trợ một phần vốn để các DNNVV đủ điều kiện triển khai chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, phổ biến và hỗ trợ thông tin ổn định, phát huy vai trò của hiệp hội công thương, các hiệp hội, chi hội nghề nghiệp…

1.1.2.3. Bắc Giang

Công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn được tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban, ngành đặc biệt quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, đào tạo tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật và mua sắm máy móc thiết bị qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư… việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho cả các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đến đầu tư sản xuất làm giàu cho doanh nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cuả các doanh nghiệp và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, năm 2016 sẽ bổ sung kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh 02 cụm công nghiệp (CCN Mỹ An, huyện Lục Ngạn và CCN Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa) và thành lập 03 CCN tại các huyện Yên Dũng, Lục Nam và

thành phố Bắc Giang.

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp, có 4/5 KCN hoạt động thì có 03 KCN có hệ thống giao thông nội bộ, cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng, và hệ thống xử lý nước thải tập trung tương đối tốt. Ngoài việc hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại mở rộng thị trường qua các Chương trình xúc tiến đã góp phần thúc đẩy các DNNVV phát triển kinh doanh ổn định và từng bước mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa trong nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)