Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển các DNNVV trên địa bàn thị xã Chí Linh
3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực của các DNNVV
3.1.2.1. Tăng trưởng về số lượng và chất lượng lao động của các DN trên địa bàn Lao động là một trong những yếu tố sản xuất cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và của các DN nói riêng. Trong những năm qua, lực lượng lao động của các DNNVV cũng có sự tăng lên nhanh chóng, thể hiện qua bảng số liệu 3.4.
Về lao động của các doanh nghiệp tại thị xã Chí Linh cho thấy, tổng số lao động của các DNNVV năm 2016 là 16.056 người, năm 2017 có 18.650 người, năm 2018 có 18.238 người.
Năm 2016 Công ty TNHH có số người cao nhất là 8.785 người, chiếm 54,71%; năm 2017 có 9.985 người chiếm 53,54%; năm 2018 có 11.279 người chiếm 61,84%.
Công ty Cổ phần năm 2016 có 5.456 người chiếm 33,98%; năm 2017 có 6.689 người chiếm 35,87%; năm 2018 có 4.897 người chiếm 26,85%. Về số lượng người có tăng lên nhưng chưa ổn định nên cơ cấu có xu hướng giảm từ 33,98% năm 2016 xuống 26,85% năm 2018.
Doanh nghiệp tư nhân năm 2016 có 617 lao động, chiếm 3,84% tổng lao động các DNNVV; năm 2017 có 687 lao động, chiếm 3,68%; năm 2018 có 692 lao động chiếm 3,79%.
Ngoài ra còn có các hợp tác xã với số lượng lao động không nhiều, năm 2016 hợp tác xã có 247 người, năm 2017 có 344 người, năm 2018 có 392 người, chiếm từ 1,54% đến 2,15% tổng lao động trong các DNNVV.
Bảng 3.4: Số lƣợng lao động trong DNNVV giai đoạn 2016 - 2018
T
T Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh
TĐ PT BQ Người CC (%)
(%) Người CC
(%) Người
CC
(%) 17/16 18/17
Tổng cộng 16.056 100.00 18.650 100.00 18.238 100,00 116,16 97,79 106,58 1 DN Nhà nước 951 5,92 945 5,07 978 5,36 99,37
103,4
9 101,41
2
Công ty Cổ
phần 5.456 33,98 6.689 35,87 4.897 26,85 122,60 73,21 94,74
3 Công ty TNHH 8.785 54,71 9.985 53,54 11.279 61,84 113,66 112,9
6 113,31
4 DN tư nhân 617 3,84 687 3,68 692 3,79 111,35
100,7
3 105,90
5 Hợp tác xã 247 1,54 344 1,84 392 2,15 139,27
113,9
5 125,98
(Nguồn: Phòng thống kê thị xã Chí Linh) Với sự phát triển của các doanh nghiệp qua các năm, các DNNVV đã góp phần vào việc cân đối lực lượng lao động trong các ngành, giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
3.1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực DNNVV trên địa bàn qua khảo sát
- Hoạt động chủ yếu trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, hình thức sở hữu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở 3 loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH.
Đặc điểm về trình độ chuyên môn theo trình độ đại học, cao đẳng tính chung là 22,09% , trung cấp, công nhân kỹ thuật tính chung là 30,10%, chưa qua đào tạo là 47,80%.
Trong đó các ngành khác có trình độ chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất là 54,17%, đứng thứ hai là ngành thương mại dịch vụ chiếm 53,70%, ngành sản xuất chiếm 48,98%, ngành xây dựng chiếm 34,38%
chưa qua đào tạo.
Về trung cấp, công nhân kỹ thuật, cao nhất là xây dựng đạt 37,50%, ngành thương mại dịch vụ đạt 31,48%, ngành sản xuất đạt 30,61% và các
ngành khác đạt thấp nhất là 20,83%.
Theo tính chất công việc thì lao động chủ yếu là trực tiếp, phân theo các lĩnh vực hoạt động cho thấy, lĩnh vực sản xuất có tỷ lệ người lao độngtrực tiếp là cao nhất đạt 77,55%, ngành thương mại dịch vụ chiếm 72,22%, ngành xây dựng chiếm 68,75% và các ngành khác là thấp nhất chiếm 62,50%.
Bảng 3.5: Đặc điểm về lao động của các DN đƣợc điều tra (Tính bình quân 1 doanh nghiệp)
TT Chỉ tiêu
Sản xuất Xây dựng TMDV Khác Tính
chung
LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % (%)
Tổng số 49 100 32 100 54 100 24 100
1 Theo trình độ
Đại học, cao đẳng 10 20,41 9 28,13 8 14,81 6 25,00 22,09 Trung cấp, công nhân kỹ thuật 15 30,61 12 37,5 17 31,48 5 20,83 30,10 Chưa qua đào tạo 24 48,98 11 34,38 29 53,7 13 54,17 47,8
2 Theo tính chất công việc
Lao động gián tiếp 11 22,45 10 31,25 15 27,78 9 37,5 29,74 Lao động trực tiếp 38 77,55 22 68,75 39 72,22 15 62,5 70,25
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019) 3.1.2.3. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp được điều tra
Bảng 3.6: Đặc điểm chủ DNNVVtại thị xã Chí Linh
TT Chỉ tiêu Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất Xây dựng TMDV Khác
Chủ DNNVV 19 16 20 15
1 Giới tính
Nam 89,47 100 90 53,33
Nữ 10,53 - 10 46,67
2 Tuổi trung bình 45 51 41 45
3 Kinh nghiệm sx (năm) 10,8 16,6 6,7 14,6
4 Trình độ 100 100 100 100
Đại học, CĐ 78,94 87,5 70 100
Trung cấp 10,53 6,25 15 -
Chưa qua đào tạo 10,53 6,25 15 -
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019)
Qua số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, giới tính là nam, cao nhất là lĩnh vực xây dựng (100%), lĩnh vực sản xuất chiếm 89,47%, lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 90%, và các lĩnh vực khác đạt 53,33%.
Về tuổi trung bình của chủ các DNNVV, cao nhất là ngành xây dựng 51 tuổi, ngành sản xuất và ngành khác là 45 tuổi và ngành thương mại dịch vụ thấp nhất là 41 tuổi.
Về kinh nghiệm trong điều hành quản lý doanh nghiệp ngành xây dựng có kinh nghiệm cao nhất là 16,6%, ngành sản xuất là 10,8%, các ngành khác là 14,6% và thấp nhất là ngành thương mại dịch vụ là 6,7%. Kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố cần thiết và quan trọng, nhưng ngoài kinh nghiệm sản xuất, chủ DN cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phải qua đào tạo mới có khả năng thích nghi trong môi trường kinh doanh hiện tại.
Điều này thể hiện các chủ DN sau một thời gian làm nghề, tích luỹ được vốn và kiến thức nhất định thì họ chuyển sang kinh doanh, trực tiếp quản lý điều hành DN của mình.
Tuy nhiên, trình độ của các chủ DN còn nhiều hạn chế, nếu chủ DN có trình độ đại học thì chỉ là trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, quản lý kỹ năng còn yếu.
Đa số chủ doanh nghiệp có trình độ đại học, cao đẳng trong đó ngành xây dựng chiếm 87,5%, ngành sản xuất đạt 78,94%, ngành thương mại - dịch vụ đạt 70%.
Chủ DNNVV có trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo tương đương nhau, lĩnh vực sản xuất là 10,53%, lĩnh vực xây dựng là 6,25% và lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 15%, còn các lĩnh vực khác đều ở mức đại học là 100%.
Tuy nhiên, vẫn có một số chủ doanh nghiệp làm ăn theo kinh nghiệm là chính, chưa qua các lớp đào tạo bài bản. Hiện nay, hầu hết các chủ DNNVV có ít kinh nghiệm quản lý trong nền kinh tế thị trường, ít qua các lớp đào tạo kinh doanh.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần có một bộ máy hiệu quả trong hoạt động. Mặt khác hoàn thiện bộ máy quản lý sẽ làm cho bộ máy quản lý tinh giảm, gọn nhẹ mà tính hiệu lực vẫn cao.