Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 71 - 75)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV trên địa bàn thị xã

3.3.1.1. Con người

Trong các nguồn lực thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp cho dù có nhiều lợi thế về tài nguyên vốn, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.

Nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

Vì vậy, có thể nói lực lượng lao động và chất lượng đội ngũ lao động là một tiêu chí để đánh giá sức mạnh của DN.

Người lao động làm việc trong các DNNVV hầu hết là lao động phổ thông ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp, hoặc chỉ được đào tạo qua các lớp học ngắn hạn tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức lao động thời vụ hoặc hợp đồng gia công với các hộ dân cư, trong đó chủ yếu tập trung vào các DN nhà nước, Công ty TNHH và Công ty CP.

Thu nhập của người lao động trong các DNNVV vẫn còn ở mức thấp và không ổn định. Mặc dù mức thu nhập này cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra lao động vẫn chưa được hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế, nghỉ chế độ…

3.3.1.2. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp

Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo chức năng, nhiệm vụ của DNNVV còn hạn chế. Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ và chủ cơ sở

sản xuất cá thể chưa được đào tạo bài bản, chưa được theo học các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh, tiếp thị, pháp luật… Họ chủ yếu quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh bằng kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi duy ý chí.

Việc đào tạo và đào tạo lại cho chủ doanh nghiệp và người lao động là đòi hỏi cấp thiết, nhưng hiện nay các cơ sở đào tạo, dạy nghề chưa phát triển, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy thực hành thiếu thốn, lạc hậu, chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, Chí Linh hiện có 1 trường đại học, 2 trường dạy nghề, nhưng cơ cấu đào tạo ngành nghề chưa phù hợp, nhất là khối kỹ thuật và dạy nghề, chưa phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó lực lượng lao động trong các DNNVV chủ yếu do doanh nghiệp kèm cặp truyền nghề, một phần được đào tạo và học nghề tại một vài trường công nhân kỹ thuật, trung tâm dạy nghề của tỉnh, nên nhìn chung chất lượng tay nghề, trình độ chuyên môn chưa cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết hiện nay là phải nâng cao cả về số lượng, chất lượng đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chủ doanh nghiệp và người lao động trong các DNNVV.

3.3.1.3. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật

Hạ tầng kinh tế kỹ thuật của tỉnh trong những năm gần đây đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu và thiếu như điện, thông tin liên lạc, thông tin… Trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật của rất nhiều doanh nghiệp thấp kém, công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ nát, thô sơ, việc đổi mới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lên đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.1.4. Vốn

Do mặt bằng của người dân thị xã Chí Linh còn thấp nên nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở để đầu tư

và bổ sung cho quá trình tích tụ và tập trung vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Không ít các doanh nghiệp mặc dù thiếu vốn kinh doanh, phải vay vốn nhưng lại rất khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Do đó thị trường cung ứng vốn cho DNNVV chủ yếu là thị trường phi chính thức. Điều này rất khó kiểm soát đối với thị trường vốn. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể kể ra là: cơ chế tín dụng cho các DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn về thủ tục, điều kiện, thời hạn vay vốn. Hơn nữa tình trạng tài chính không lành mạnh vẫn diễn ra phổ biến, tình trạng thất thoát tín dụng của Nhà nước đã khiến cho các tổ chức tín dụng lo ngại cho các DNNVV vay vốn.

3.3.1.5. Công nghệ

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và sản xuất là hết sức cần thiết đối với các DNNVV đặc biệt trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển mạnh như vũ bão hiện nay. 100% các DNNVV điều tra đã sử dụng máy vi tính trong quản lý, 50% sử dụng phần mềm toán học, 12% sử dụng phần mềm quản trị, mạng internet, hầu hết các DN chưa xây dựng mạng Lan nội bộ và xây dựng trang Website.

Đối với DN công nghiệp trình độ công nghệ là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự suy tàn hay hưng thịnh của một doanh nghiệp. Các DN điều tra hầu hết có trình độ công nghệ dạng trung bình.

3.3.2 Các nhân tố bên ngoài 3.3.2.1. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý để các DNNVV hoạt động chưa được xác lập đồng bộ, kịp thời, đầy đủ. Biểu hiện cụ thể là: Nhà nước chưa ban hành được những văn bản pháp luật để điều chỉnh và xử lý các vấn đề hết sức căn bản của DNNVV như: Tiêu chí DNNVV, chính sách cụ thể để hỗ trợ hiệu cho doanh nghiệp, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, mối quan hệ giữa DNNVV và các đơn vị kinh tế khác… Vì vậy, trên thực tế DNNVV chưa thật sự trở thành đối tượng được điều chỉnh bằng những đạo luật riêng.

3.3.2.2. Hệ thống quản lý Nhà nước

Về quản lý Nhà nước đối với DNNVV, tuy bước đầu hình thành một số quan điểm khuyến khích phát triển, chưa có định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển DNNVV, chưa có một hệ thống tổ chức quản lý thống nhất đối với DNNVV. Việc đăng ký, thành lập doanh nghiệp còn nhiều thủ tục phiền hà làm cho nhiều chủ doanh nghiệp không trung thực trong kê khai vốn thực tế của mình, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thật muốn đăng ký kinh doanh cũng như trong việc nộp thuế.

Nhiều DNNVV chưa chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các chế độ của người lao động. Người lao động trong các doanh nghiệp phần lớn không được ký hợp đồng lao động theo luật định. Một số doanh nghiệp có ký hợp đồng nhưng chỉ là hợp đồng ngắn hạn với các điều kiện bất lợi cho người lao động.

3.3.2.3. Sự liên kết giữa các DN

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là nhu cầu khách quan nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong thực tế những năm qua đã có một số mô hình liên doanh liên kết với các doanh nghiệp như Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi, công ty cung ứng giống và vật tư nông nghiệp… Những vấn đề nổi cộm trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nói chung và của các DNNVV nói riêng. Để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đề ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thị xã là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

3.3.2.4. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới

Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, AFTA, TPP điều này đã tạo cho các DNNVV nhiều thuận lợi, đồng thời đương đầu với không ít khó khăn. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các DNNVV đang

gặp nhiều trở ngại không nhỏ, do phải cạnh tranh với các DN lớn và các DN khác thuộc các quốc gia trong khu vực và trên Thế giới. Tuy nhiên các DN trực tiếp tham gia xuất khẩu không nhiều thị trường chủ yếu là thị trường nội địa, trong phạm vi tỉnh, huyện. Trong tương lai gần đòi hỏi các DNNVV phải có chiến lược phát triển thị trường khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã chí linh tỉnh hải dương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)