Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực thi chính sách Bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thực thi chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện quốc oai thành phô hà nội (Trang 29 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ CỦA VIỆT NAM

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực thi chính sách Bảo hiểm y tế

a) Nhận thức của người người dân

Phần lớn người người dân ở nước ta có trình độ dân trí thấp, họ ít được học hành và va chạm xã hội, bởi vậy khả năng nhận thức các vấn đề về xã hội hay chính sách còn rất hạn chế. Ngay khi chính sách ấy phục vụ lợi ích thiết thực cho chính bản thân họ, thế nhưng họ vẫn thờ ơ ít quan tâm tìm hiểu. Do đặc điểm về trình độ dân trí và mức độ nhận thức của người dân còn thấp, nên hầu hết người người dân chưa hiểu đầy đủ mục đích, ý nghĩa, lợi ích đối với bản thân khi tham gia BHYT. Vì vậy, công tác tuyên truyền cần được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ hơn, vừa tập trung vừa có tính trọng điểm. Từ đó, không ngừng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân trong xã hội thấy rõ phương hướng, chủ trương xã hội hoá về công tác BHYT của Đảng và Nhà nước, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội để đẩy mạnh công tác ASXH của đất nước.

Khi chưa có BHYT, bản thân người người dân tự bản thân hoặc gia đình mình phải lo trang trải chi phí khi đi khám chữa bệnh, việc trợ giúp của cộng đồng là không có hoặc không đáng kể. Người người dân rơi vào tình trạng bị động, bán nhà cửa và các tài sản khác để đối phó với đau ốm, bệnh tật. Không ít trường hợp người người dân đã phải trốn viện, bỏ mặc tính mạng do không có tiền chữa trị bệnh tật. Khi đã có BHYT, họ như có tấm bùa hộ mệnh, không còn phải lo về khoản viện phí khi có nhu cầu khám chữa bệnh.

Nhờ thực hiện chế độ BHYT, người người dân từ bị động đã chuyển sang chủ động phòng ngừa khó khăn về tài chính khi bệnh tật, đau ốm. Thông qua

việc tham gia BHYT, họ đã chủ động đóng góp vào quỹ BHYT để giúp đỡ người khác không may đau ốm phải KCB tại bệnh viện. Khi đau ốm họ được quỹ BHYT trợ giúp kịp thời. Trong cuộc đời mỗi người, rủi ro đau ốm có tính chất thường xuyên, phổ biến và hầu như không ai tránh khỏi. Chi phí y tế là một chi phí thiết yếu và là một trong những chi phí tốn kém nhất trong đời sống xã hội.

Người tham gia BHYT thực chất là đóng góp để giúp đỡ người khác chứ không phải chỉ là đóng góp cho mình. Do đó, việc thực hiện BHYT cho người người dân góp phần tích cực nâng cao ý thức chăm lo và tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân họ, gia đình họ và cho cả cộng đồng. Các nhà nghiên cứu bảo hiểm cho rằng: Xã hội càng phát triển, các loại hình dịch vụ bảo hiểm càng đa dạng và bản chất xã hội của nó càng thể hiện rõ nét hơn. Con người trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh đều cần đến sự hỗ trợ của bảo hiểm.

Nhận thức của người dân ảnh hưởng rất lớn đến việc mua BHYT. Người người dân rất thực tế, tức là họ phải nhìn thấy quyền lợi có thật. Nếu người dân được ngành BHXH, cơ sở KCB BHYT, chính quyền địa phương các cấp quan tâm cung cấp đầy đủ thông tin, nắm rõ các quy định về chế độ, chính sách BHYT thì rất có thể họ sẽ tham gia BHYT ngày một nhiều hơn, tuy nhiên yếu tố này chưa được quan tâm đúng mức.

b) Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người người dân có hoặc không tham gia mua BHYT, nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHYT. Có thể nói nhu cầu của người dân tham gia BHYT là rất lớn nhưng vì mức thu nhập còn thấp nên còn gặp khó khăn. Mặc dù sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhưng trên thực tế cho thấy thu nhập của người người dân còn rất thấp so với người dân thành thị. Hơn nữa, thu nhập của người người dân lại rất bấp bênh, có tính chất thời vụ, thu nhập có thể bằng tiền cũng có khi lại bằng hiện vật nên khó xác định. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế

như hiện nay, người người dân không có điều kiện để tích luỹ, dự phòng khi gặp các trường hợp rủi ro không may xảy ra.

c) Độ tuổi, giới tính

Ảnh hưởng của độ tuổi, giới tính và nhất là ảnh hưởng của tâm lý người dân về BHYT cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu tham gia BHYT. Do khả năng tiếp cận chính sách BHYT chưa nhiều, đặc biệt là người dân ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa hay người thôn chưa hiểu biết nhiều về chính sách BHYT. Đa số người dân chỉ khi ốm đau mới đi KCB, mới thấy được tầm quan trọng của BHYT. Khi còn trẻ, thường có sức khoẻ tốt, chỉ quan tâm đến làm việc để nâng cao thu nhập nên chưa quan tâm đến KCB. Khi tuổi cao, sức khoẻ giảm sút thường phát sinh bệnh tật, lúc này người dân mới quan tâm đến việc KCB, chi phí bỏ ra nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người dân nên họ mới quan tâm đến việc mua BHYT để giảm chi phí KCB.

1.1.5.2. Yếu tố thuộc về cơ quan khám chữa bệnh

Chính phủ, Bộ Y tế cần tăng cường chỉ đạo việc củng cố và phát triển mạng lưới KCB, nâng cao chất lượng KCB BHYT, tăng cường các cơ sở y tế tư nhân tham gia KCB BHYT cho người tham gia BHYT để nâng cao vai trò, khả năng cạnh tranh giữa các cơ sở KCB BHYT, từ đó nâng cao chất lượng KCB BHYT, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân khi ốm đau, bệnh tật.

Về trách nhiệm quản lý chất lượng KCB, Cục Quản lý KCB Bộ y tế là cơ quan quản lý chuyên ngành, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực KCB, điều dưỡng, phục hồi chức năng...trong đó có việc bảo đảm an toàn, chất lượng dịch vụ KCB. Những quy định về quản lý chất lượng KCB mang tính chất định tính nên rất phức tạp, một văn bản thường áp dụng trong một khoảng thời gian rất dài nên ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý quỹ KCB BHYT.

Các quy định về xác định chi phí trong các dịch vụ y tế kỹ thuật, tuyến chuyên môn kỹ thuật, vật tư y tế tiêu hao, chi phí xét nghiệm, chuẩn đoán hình

ảnh thường chưa sát thực tế, chưa tính đúng, tính đủ, mỗi tỉnh thành lại có chi phí khác nhau đối với cùng dịch vụ kỹ thuật. Việc đấu thầu, cung ứng thuốc trong các cơ sở KCB hiện nay đang thực hiện theo Thông tư số 10/2012 về việc hướng dẫn đấu thầu trong các cơ sở y tế công lập. Theo quy định này, các cơ sở KCB có trách nhiệm tổ chức đấu thầu mua thuốc, nhưng không quy định sự tham gia đấu thầu của đại diện ngành BHXH, nơi được giao quản lý quỹ BHYT. Vậy nên, cần có quy định rõ cơ quan BHXH là thành phần chính thức trong các hội đồng đấu thầu thuốc y tế.

1.1.5.3. Yếu tố thuộc về cơ quan quản lý và cơ chế chính sách

Chính sách BHYT phải luôn đảm bảo yêu cầu tự nguyện cho đối tượng tham gia cả về mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng quyền lợi và phương thức quản lý. Nghĩa là phải có cơ chế đa dạng, phong phú và phù hợp với nhiều loại đối tượng tiềm năng của loại hình này. Bên cạnh đó đảm bảo quyền bình đẳng và sự công bằng cho mọi người khi tham gia loại hình BHYT trong việc đóng góp và hưởng thụ BHYT.

Hiện nay, người người dân tham gia BHYT còn rất thấp so với tiềm năng sẵn có của mỗi địa phương. Nguyên nhân là do đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó mức đóng BHYT còn khá cao so với khả năng, thu nhập của người dân. Trên thực tế nhu cầu tham gia BHYT của người dân là rất lớn, tuy nhiên việc triển khai BHYT cho người người dân đạt tỷ lệ rất thấp, chủ yếu những người bị bệnh mới mua. Đây chính là vấn đề thuộc về chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc mở rộng diện bao phủ BHYT, thúc đẩy người dân tham gia. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người người dân trong việc mua thẻ BHYT đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách có liên quan đến chế độ, chính sách BHYT, tránh tình trạng chồng chéo, một người có nhiều thẻ BHYT, trong khi người người dân lại không được hỗ trợ để tham gia BHYT.

Ở đây, vai trò quản lý của Nhà nước về BHYT là rất quan trọng, thể hiện ở chỗ Nhà nước "tạo ra" khung chính sách, pháp luật về BHYT toàn dân đồng

thời, Nhà nước cũng là người bảo trợ, người tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và điều kiện cho hệ thống sự nghiệp BHYT hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao nhằm thực hiện tốt các chế độ chính sách BHYT cho người dân tự nguyện tham gia.

Giảm thủ tục hành chính đối với người tham gia BHYT khi đi KCB BHYT tại các cơ y tế để tăng tỷ lệ tự nguyện tham gia BHYT của người dân, góp phần giảm mất cân đối giữa thu chi quỹ BHYT. Nhà nước cần rà soát loại bỏ những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện cho người có thẻ BHYT khi đi KCB nói chung và người có thẻ BHYT tự nguyện nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thực thi chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện quốc oai thành phô hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)