Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điển cơ bản của huyện Quốc Oai
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về phía Tây, có Đại lộ Thăng Long và đường Hồ Chí Minh chạy qua; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.112,82 ha. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, với quy mô dân số trên 195.528 người, mật độ dân số là 1.294 người/km2.
Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, có hướng thấp từ Tây sang Đông. Đặc điểm này đã tạo nên sự hình thành ba tiểu vùng kinh tế - sinh thái:
- Vùng đồi gò trung du: Thích hợp cho việc phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò có giá trị kinh tế cao.
- Vùng giữa nội đồng: Thích hợp cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thương mại.
- Vùng bãi Đáy ven sông: Thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và trồng rau sạch.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai - TP Hà Nội.
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Quốc Oai mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, lượng mưa trung bình là 1650 - 1800mm.
Trong 15 năm qua, lượng mưa trong năm cao nhất (1994) là 2300 mm; năm thấp nhất (năm 1995) là 1200mm.
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau, gồm:
- Vùng đồng bằng: nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dưới 10m, mang đặc điểm khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm 23,80C, cao nhất (tháng 6) là 37,50C; thấp nhất (tháng 1) là 140C. Trong năm có khoảng 1600 - 1700 giờ nắng, độ ẩm trung bình là 82 - 86% [6].
- Vùng đồi gò: nằm phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 - 50mm, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trong điều kiện tưới ở vùng gò đồi khá khó khăn [6].
Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân, cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.
2.1.1.3. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có hệ thống các con sông chảy qua đó là sông Đáy và sông Tích. Ngoài ra, sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai, song mực nước sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tưới tiêu cho hơn 1.000 ha ở vùng ven sông Đáy. Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau [6].
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Đất đai:
Cơ cấu sử dụng đất huyện Quốc Oai được nêu trên bảng 2.1.
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Quốc Oai năm 2018
TT Loại đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
I Đất nông nghiệp 9.775,60 64,68
1 Đất trồng lúa 5.253,98 53,75
2 Đất trồng cây hàng năm khác 699,82 7,16
3 Đất trồng cây lâu năm 1.666,07 17,04
4 Đất rừng phòng hộ 356,6 3,65
5 Đất rừng sản xuất 755,8 7,73
6 Đất nuôi trồng thủy sản 535 5,47
7 Đất nông nghiệp khác 511,94 5,24
II Đất phi nông nghiệp 5.248,15 34,73
1 Đất quốc phòng 322,81 6,15
2 Đất an ninh 0,63 0,01
3 Đất khu công nghiệp 254,11 4,84
4 Đất cụm công nghiệp 8,76 0,17
5 Đất thương mại, dịch vụ 51,87 0,99
6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 99,6 1,90 7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 91,22 1,74 8 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã 2.147,20 40,91
9 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 18,67 0,36
10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 8,26 0,16
11 Đất ở tại người thôn 1.757,40 33,49
TT Loại đất Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
12 Đất ở tại đô thị 119,4 2,28
13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 18,79 0,36
14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 8,79 0,17
15 Đất cơ sở tôn giáo 21,3 0,41
16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng 122,84 2,34
17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 138,84 2,65
18 Đất sinh hoạt cộng đồng 17,6 0,34
19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 23,87 0,45
20 Đất cơ sở tín ngưỡng 31,06 0,59
21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 230,2 4,39
22 Đất có mặt nước chuyên dùng 59,3 1,13
23 Đất phi nông nghiệp khác 2,8 0,05
III Đất chƣa sử dụng 85,96 0,57
Tổng 15.112,82 100,00
Nguồn: UBND huyện Quốc Oai, 2018 Bảng 2.1 cho thấy được toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện Quốc Oai là 15.112,82 ha. Trong đó được chia ra làm 2 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. Việc phân bố sử dụng vào các mục đích khác nhau của mỗi nhóm đất là không giống nhau và được chia ra cụ thể như sau:
Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích lớn nhất 9.775,6 ha chiếm 64,68%
trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 53,75%. Tiếp đó là đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ 17,04%. Còn lại các là đất trồng cây hàng năm 7,16%; đất rừng sản xuất 7,73%; đất rừng phòng hộ 3,65%,…
Nhóm đất phi nông nghiệp là 5.248,75 ha chiếm 34,73% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó:
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 40,91%. Tiếp đó là đất ở tại người thôn chiếm 33,49%
trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra là các lại đất khác như: đất quốc phòng chiếm tỷ lệ 6,15%; đất khu công nghiệp 4,84%; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 4,39% và một số loại đất chiểm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp như: Đất an ninh 0,01%; Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,16%; Đất cụm công nghiệp 0,17%; Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,17%; Đất sinh hoạt cộng đồng 0,34%; ….