Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
*Nguồn tài liệu
Các nguồn thông tin, tài liệu thống kê về chất lượng, nâng cao chất lượng NNL và công tác quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2017-2019. Sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng NNL trong cơ quan hành chính nhà nước.
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả qua các năm 2017-2019. Nguồn tài liệu này tác giả có thể khai thác từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh; Phòng Tổ chức cán bộcủa thành ủy Cẩm Phả,....qua các năm 2017-2019.
Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong một số năm tiếp theo. Ngoài ra sử dụng một số các nghị quyết, văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Quảng Ninh trong quản lý nhà nước về chất lượng NNL.
* Tiến hành thu thập:
Tác giả sẽ trực tiếp đến phòng Tổ chức cán bộ của thành ủy Cẩm Phả, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử thành ủy và tỉnh Quảng Ninh. Tác giả tiến hành thu thập một số thông tin trên các website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý nhà nước về chất lượng NNL trong cơ quan nhà nước; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Đối tượng điều tra: là cán bộ công chức đang làm việc tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
*Mục tiêu điều tra: nhằm đánh giá khách quan chất lượng quản lý nhân lực tại thành ủy Cẩm Phả dựa trên các khía cạnh như công tác dự báo, quy hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, Công tác thanh tra, kiểm tra công tác phát triển NNL tại thành ủy.
* Địa điểm và thời gian: Luận văn tiến hành điều tra tại thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và điều tra vào tháng 8/2020.
* Quy mô mẫu: Đến thời điểm tháng 8/2020, số lượng cán bộ công chức tại thành ủy Cẩm Phả là 68 cán bộ. Do vậy, tác giả tiến hành thu thập tất cả cán bộ công chức đang làm việc tại thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Để đảm bảo tính đại diện tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tích.
Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có 68 cán bộ công chức cấp huyện, tác giả lập danh sách CBCC thành phố. Điều tra 68 CBCC, tổng số phiếu phát ra là 68 phiếu.
Các phiếu đánh giá các nội dung theo cá nhân của cán bộ công chức thành phố sau đó tác giả tổng hợp, áp dụng vào thang đo Likert để tính điểm trung bình các nội dung và đánh giá theo từng nội dung của phiếu phỏng vấn.
Để có được một bức tranh toàn cảnh chung của thành phố Cẩm Phả, tác giả chọn 03 xã, phường để nghiên cứu:
- Chọn xã đại diện: Chọn 3 xã, phường đại diện để điều tra nghiên cứu thu thập thông tin sâu về năng lực cán bộ công chức cấp thành phố.
- Chọn mẫu: Tác giả chọn ra 120 người dân trong 3 xã, phường (Phường Cửa Ông, phường Mông Dương, xã Cộng Hòa) để tiến hành điều tra nhận xét của nhân dân đối với năng lực cán bộ công chức cấp thành phố.
* Mẫu phiếu điều tra: Cấu trúc 2 phần Phần 1: Thông tin cá nhân người trả lời
Phần 2: Thông tin đánh giá thực trạng quản lý chất lượng NNL tại thành ủy Cẩm Phả (Phiếu hỏi tại phụ lục)
- Đánh giá công tác quy hoạch NNL - Đánh giá công tác tuyển dụng NNL - Đánh giá công tác đào tạo NNL - Đánh giá chính sách đãi ngộ nhân lực
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
a. Phương pháp phân tổ thống kê
Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
b. Phương pháp bảng thống kê
Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng.
Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được.
Về nội dung, bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và các nhân tố ảnh hưởng.
Bảng 2.1: Thang đo Likert
STT Thang đo Mức đánh giá
1 1,0 đến 1,8 Rất đồng ý
2 1,81 đến 2,6 Đồng ý
3 2,61 đến 3,4 Không ý kiến
4 3,41 đến 4,2 Không đồng ý
5 4,21 đến 5,0 Rất không đồng ý
Nguồn Điều tra phân tích của học viên năm 2020 2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận của công tác quản lý chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới.
b. Phương pháp chuyên gia
Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh về quan điểm, mục tiêu, định hướng của công tác quản lý chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
c.Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm . Các chỉ tiêu phân tích biến động của công tác quản lý chất lượng NNL tại Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, theo thời gian bao gồm:
*) Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính:
ti = ; i=2,3,….n Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó 2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL 2.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá độ tuổi, giới tính
Cơ cấu NNL
theo tuổi, giới tính =
Số lượng NNL phân loại theo tuổi, giới tính
x 100%
Tổng số NNL trong tổ chức
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng NNL trong tổ chức được phân loại theo tuổi, giới tính, xem xét sự phù hợp của tuổi, giới tính với kết quả hoàn thành công việc của thành ủy Cẩm Phả.
2.2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn Cơ cấu NNL theo
chuyên môn =
Số lượng NNL phân loại theo chuyên môn
x 100%
Tổng số NNL trong tổ chức
Trình độ học vấn, chuyên môn có được thông qua hệ thống đào tạo. Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kết quả hoàn thiện công việc chung của thành ủy Cẩm Phả
2. 2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá lý luận chính trị Cơ cấu NNL
theo trình độ lý luận chính trị
=
Số lượng NNL phân loại theo trình độ lý
luận chính trị x 100%
Tổng số NNL trong tổ chức
Chỉ tiêu này phản trình độ QLNN là trung cấp, sơ cấp, cao cấp, hay cử nhân của NNL đối với kết quả thực hiện công việc chung của thành ủy Cẩm Phả.
2. 2.5.4. Chỉ tiêu đánh giá trình độ tin học, ngoại ngữ Cơ cấu NNL theo
trình độ tin học,
ngoại ngữ =
Số lượng NNL phân loại theo trình độ tin học,ngoại ngữ
x 100%
Tổng số NNL trong tổ chức
Trình độ tin học, ngoại ngữ có được thông qua khả năng học tập của NNL trong tổ chức, chỉ tiêu này đánh giá khả năng bồi dưỡng của cá nhân NNL và đáp ứng tính thiết yếu trong bối cảnh tổ chức hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và chất lượng, nâng cao chất lượng NNL của Thành ủy Cẩm Phả.
2. 2.5.5. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động chất lượng, nâng cao chất lượng NNL - Công tác quy hoạch phát triển NNL
Để dự báo nhu cầu nhân lực một cách chính xác, cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Mong muốn đạt được mục tiêu gì?
+ Cần phải thực hiện những hoạt động gì?
Dựa trên những thông tin này, xác định nhu cầu nhân lực bao gồm:
+ Số lượng: bao nhiêu CBCC cho từng vị trí công việc?
+ Chất lượng: những phẩm chất và kỹ năng cần thiết là gì?
Thời gian: khi nào thì cần?
- Công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng NNL
+ Số lao động được bố trí phù hợp với chuyên môn đào tạo + Công tác sử dụng lao động hợp lý
+ Khối lượng công việc cần phải làm, nó sẽ quyết định đến số lượng nhân sự cần thiết, từ đó xác định được cơ cấu để bố trí và sử dụng nhân sự.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng NNL + Hình thức đào tạo
+ Số lao động được đào tạo qua các năm + Các loại bằng được cấp sau đào tạo + Các loại chứng chỉ được cấp sau đào tạo
+ Chuyên môn nghiệp vụ ( Tại chức dài hạn, Bồi dưỡng ngắn hạn.) + Lý luận chính trị( Cao cấp. Trung cấp, sơ cấp)
- Công tác đánh giá chính sách đãi ngộ NNL
+ Đãi ngộ vật chất: Đãi ngộ vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy CBCC làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc được giao. Thu nhập người lao động gồm: tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác.
+ Đãi ngộ tinh thần: Hàng năm, thường xuyên tổ chức các phong trào trong nội bộ như: Đi tham quan du lịch; phong trào người tốt việc tốt; phong trào lao động giỏi; phong trào thể dục thể thao,văn hoá, văn nghệ…