Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viên quân y 110 tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 78)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện

3.5.1.1. Mục tiêu của dịch vụ khám chữa bệnh

- Kế hoạch giường bệnh: 500 giường.

- Số lần khám bệnh: 300.000 lượt/năm.

- Số ngày điều trị trung bình/ bệnh nhân: theo kế hoạch là 6 ngày; theo thực tế là 6 ngày.

- Số ngày sử dụng giường bệnh/năm: theo kế hoạch là 365 ngày; Theo thực tế là 365.

- Tổng số lao động biên chế dự kiến: 660 người.

- Tiếp tục thực hiện nâng cao trình độ chuyên môn, y đức cho cán bộ nhân viên bệnh viện từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại đơn vị vì sự hài lòng của người bệnh.

3.5.1.2. Phương hướng của dịch vụ khám chữa bệnh

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các khu vực lân cận.

3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện

3.5.2.1. Giải pháp thay đổi quan niệm về mối quan hệ giữa bệnh nhân với Bệnh viện và đội ngũ Y bác sĩ

Một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh đó là thay đổi quan niệm truyền thống về mối quan hệ giữa bệnh nhân với Bệnh viện và đội ngũ Y bác sĩ. Từ trước đến nay, mối quan hệ này đa số được xem là mối quan hệ một chiều, tức là phía bệnh viện hoặc phía đội ngũ Y bác sĩ, nhân viên y tế cung cấp dịch vụ y tế theo hơi hướng ban ơn, người bệnh khi được khám chữa bệnh gần như là phải cầu cứu, dẫn đến người bệnh yếu thế trong việc xác định vị trí trong mối quan hệ giữa này. Điều này làm cho mối quan hệ nói trên thiếu đi tính công bằng và sự phản biện, làm giảm chất lượng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh. Trên tư duy đó, cộng với kết quả khảo sát qua bảng hỏi và phân tích, cho thấy vẫn còn tồn tại hiện tượng bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân chưa thực sự hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Luận văn đề xuất giải pháp như sau:

- Bệnh viện cần coi người bệnh như là khách hàng, và coi việc khám chữa bệnh của bệnh viện là các dịch vụ mà bệnh viện cung cấp đến khách hàng. Có như vậy, nếu chất lượng dịch vụ cũng như loại hình dịch vụ của Bệnh viện càng phong phú thì số lượng người bệnh lựa chọn đến Bệnh viện để thăm khám sẽ nhiều hơn;

- Nếu coi người bệnh như khách hàng thì thái độ của đội ngũ Y bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện cũng sẽ được cải thiện, từ đó nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh của Bệnh viện, nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên y tế tại Bệnh viện.

3.5.2.2. Giải pháp về nhân lực và cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh

Lâu nay, ngành y tế lâu nay thường đưa ra các giải pháp để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên (tuyến thành phố, trung ương) bằng cách tăng số giường bệnh, số bác sĩ, đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, thế nhưng

hiệu quả chưa được như mong muốn và thậm chí có chiều hướng làm cho vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên trở lên trầm trọng hơn khi có dịch bệnh bùng phát. Do cơ sở vật chất cũng như số lượng và chất lượng y bác sĩ (trình độ chuyên môn) ở các bệnh viện quân đội còn thiếu về số lượng, ít về chủng loại, điều kiện thuốc men kém do vậy khó có thể đáp ứng được việc điều trị các bệnh nhân mắc bệnh nặng, các ca phẫu thuật khó.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, thì việc tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư các phòng khám, xét nghiệm đầy đủ, bài bản và hiện đại, cóc các bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi như của các bệnh viện tuyến trên cho Bệnh viện quân y sao cho có thể chữa trị được các bệnh nặng, cấp cứu được các ca nguy kịch… là điều hết sức cần thiết, chỉ là về mặt quy mô và số lượng ít hơn các bệnh viện tuyến trên. Nếu làm được việc này sẽ thu hút được những người dân quanh vùng đến khám, chữa bệnh và điều trị, một mặt có thể giải quyết được tận gốc vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, mặt khác sẽ thực hiện được việc khám chữa bệnh tại chỗ cho người dân, tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở cho người dân khi không phải đi lên bệnh viện tuyến trên chữa trị, thăm nuôi bệnh nhân. Những chi phí này không được tính là chi phí KCB nhưng lại chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi cho quá trình đi KCB của người bệnh, đặc biệt là đối với những người dân nông thôn có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình.

Cần căn cứ vào dữ liệu về số lượng và chủng loại thuốc hàng năm của Bệnh viện cần dùng, mà đầu tư và chuẩn bị số lượng thuốc cũng như chủng loại thuốc. Trong đó, đặc biệt chú trọng và quan tâm dự trữ các loại thuốc có trong danh mục thuốc được thanh toán BHYT mà những năm trước thường xuyên thiếu, không có thuốc dự trữ dẫn đến người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân phải ra hiệu thuốc bên ngoài bệnh viện mua.

3.5.2.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi để đến lượt thăm khám theo mức độ nguy cấp của người bệnh

Thời gian chờ đợi để được đến lượt vào khám chữa bệnh là một trong

những yếu tố đánh giá chất lượng khâu tổ chức công việc của bệnh viện, và đây cũng là yếu tố rất nhạy cảm có ảnh hưởng tâm lý của người bệnh và người nhà bệnh nhân, ai cũng muốn được khám trước. Kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn khá nhiều ý kiến phản từ phía người bệnh và người nhà bệnh nhân phàn nàn về việc phải chờ đợi quá lâu khi đến lượt khám chữa bệnh, trong khi người bệnh mắc bệnh nặng cần được chữa trị kịp thời. Luận văn đề xuất giải pháp như sau:

- Thiết kế các bảng chỉ dẫn đến các Khoa, Phòng xét nghiệm, trình tự khám một cách khoa học rõ ràng, dễ hiểu và bố trí tại các vị trí như lối vào phía cổng bệnh viện, trước phòng chờ hoặc đầu cầu thang các tầng để rút ngắn thời gian người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân tìm đến đúng nơi cần đến khám;

- Bố trí Y bác sĩ hoặc y tá đa khoa có hiểu biết rộng về các loại bệnh thường gặp trực tại khu vực phòng chờ khám để thực hiện việc đánh giá tình trạng bệnh tình và phân loại nhanh bệnh nhân để từ đó có ưu tiên cho các bệnh nhân có mức độ nguy hiểm đến tính mạng cao, bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu… Nếu làm tốt việc này không những góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, kịp thời cứu chữa người bệnh, mà còn nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân;

- Việc lấy số xếp hàng trên máy tự động cũng nên được phân cấp thành 03 loại, đó là “1- Cấp cứu; 2- Bệnh nặng; 3- Bệnh thông thường” và được chỉ dẫn trực tiếp bởi cán bộ y tế trực tại đó dựa trên kết quả đánh giá và phân loại nhanh bệnh nhân như nêu ở ý trên.

3.5.2.4. Giải pháp phối kết hợp với các cơ sở y tế trong khu vực và bệnh viện tuyến trên trong việc nâng cao chất khám chữa bệnh của Bệnh viện

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, thì Bệnh viện cũng cần áp dụng giải pháp phối kết hợp, hợp tác với các cơ sở y tế trong khu vực (các trạm y tế xã, phường, các bệnh viện đa khoa huyện bên cạnh, đa khoa tỉnh) và một

số bệnh viện tuyến trên để nâng cao tổng thể hiệu quả chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cụ thể như sau:

- Định kỳ cử cán bộ xuống các Trạm y tế tuyến xã/phường để khảo sát, nắm bắt tình hình dịch bệnh, hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật cho cán bộ y tế xã/phường, người dân trong phòng và chống dịch bệnh;

- Cử cán bộ lên các bệnh viện tuyến trên để tập huấn, học tập, thực tập, nâng cao trình độ chuyên môn trong khám và điều trị các bệnh nhân nặng, các ca cấp cứu, phòng chống dịch bệnh theo mùa;

- Trường hợp cần thiết, bệnh nhân nguy cấp có thể mời bác sĩ chuyên khoa từ bệnh viện tuyến trên xuống hỗ trợ trong những ca phẫu thuật cấp tính.

Thông thường, khi bệnh nhân đã nguy cấp lại còn phải di chuyển một quãng đường dài để lên được bệnh viện tuyến trên thì hiệu quả công tác khám chữa bệnh sẽ bị giảm đi và xác suất cứu sống người bệnh cũng thấp đi rất nhiều.

Trong khi, nếu có sự phối kết hợp giữa các bệnh viện từ trước, chỉ cần bệnh viện tuyến huyện có trang thiết bị, có thuốc men đầy đủ thì các bác sĩ từ tuyến trên đi ô tô hoặc thậm trí đi máy bay xuống tuyến dưới để cấp cứu người bệnh trong trường hợp nguy cấp đến tính mạng sẽ hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với chiều ngược lại là người bệnh đi lên tuyến trên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viên quân y 110 tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)