CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.2. Phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho học sinh trong dạy học
2.2.3. Hệ thống kỹ năng làm việc với sách giáo khoa Vật lí
KNLV với sách, KNLV với SGK trong dạy học đã đƣợc nhiều nhà lí luận dạy học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Mỗi tác giả, trong nghiên cứu của mình đã phân chia các KN theo cách riêng và há phong phú.
- Các tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành [6], Nguyễn Ngọc Quang [65], Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu Vân [56], Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức [7], Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao [36], [37], Thái Duy Tuyên [84], T.A. Ilina [68], N.V. Savin [60]…đã xác định các KN làm việc với SGK gồm: KN đọc (đọc lướt, đọc chậm, đọc ĩ, đọc nghiên cứu), KN ghi chép (ghi trích dẫn theo đề cương, ghi dàn ý, ghi tóm tắt, lập sơ đồ), KN xử lí nội dung đọc (trả lời câu hỏi, lập đề cương, lập dàn ý, tóm tắt nội dung đọc), KN phân tích hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị….
- Theo A.V. Uxova và một số nhà PP giảng dạy VL của Liên Xô, xác định các KN làm việc với SGK cần rèn luyện cho HS bao gồm các KN: hiểu lời trình bày trong văn bản, tìm trong văn bản câu trả lời cho câu hỏi cho trước, làm việc với hình vẽ, làm việc với đồ thị và các bảng giá trị của các đại lƣợng VL, rút ra nội dung chủ yếu (tìm ý chính) của văn bản [dẫn theo Phạm Thế Dân].
- Tác giả Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành cũng xác định các KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học môn Sinh học bao gồm: KN tách ra nội dung
bản chất từ tài liệu đọc đƣợc, KN phân loại tài liệu đọc đƣợc, KN trả lời câu hỏi dựa trên tài liệu đọc được, KN lập dàn bài hi đọc, KN soạn đề cương, KN tóm tắt tài liệu đọc đƣợc, KN đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ [6].
- Trong nghiên cứu về hình thành cho học sinh THCS ỹ năng học tập môn VL, tác giả Phạm Thế Dân đã xác định các KN cần rèn luyện cho HS bao gồm: KN làm việc với văn bản, KN làm việc với hình vẽ, KN làm việc với đồ thị, KN làm việc với bảng giá trị của các đại lƣợng vật lí [26].
- Trong luận án của mình, tác giả Trần Văn Hiếu đã xác định hệ thống KN làm việc độc lập với sách của sinh viên bao gồm năm nhóm KN: nhóm định hướng, nhóm thu thông tin, nhóm xử lí thông tin, nhóm ứng dụng thông tin, nhóm iểm tra và đánh giá ết quả tổng hợp ( ỹ năng iểm tra, kỹ năng đánh giá) [34].
- Tác giả Nguyễn Văn Hoan cho rằng: trong dạy học VL và Sinh học THCS, cần rèn luyện cho học sinh THCS các KN chủ yếu bao gồm: KN làm việc với văn bản, KN làm việc với hình vẽ, KN làm việc với bảng biểu cung cấp thông tin, KN rút ra nội dung chủ yếu của bài [35].
- Tiếp thu các quan niệm về KN làm việc với SGK và từ đặc trƣng của SGK Sinh học và quá trình dạy học ở trường THPT, Nguyễn Duân đã xác định các KN cần rèn luyện cho HS trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT gồm các KN: các KNLV với ênh chữ, các KNLV với ênh hình, KN hai thác thông tin từ bảng trong SGK và KN vận dụng thông tin đọc đƣợc từ SGK [28].
- Khi nghiên cứu về mô hình dạy học truyền thống tích cực hướng tới mục tiêu GD môn VL hiện nay ở Việt Nam, tác giả Đỗ Hương Trà cũng xác định mục tiêu GD của môn VL cấp THPT là HS cần đạt đƣợc các KN cần thiết để giải quyết vấn đề trong học tập và nghiên cứu VL gồm: thu thập, xử lí, lưu giữ thông tin [74].
- Trong luận án của mình, Nguyễn Thị Hà (2013) đã xác định 10 KN tự lực làm việc với SGK Sinh học ở THPT èm theo hướng dẫn KN tổ chức hình thành các KN cụ thể, bao gồm: KN tổ chức HS tìm ý chính của đoạn văn bản, KN tổ chức HS tóm tắt nội dung đoạn văn bản, KN hướng dẫn HS lập dàn ý, KN hướng dẫn HS lập bảng, KN hướng dẫn HS lập sơ đồ, KN tổ chức HS khai thác tranh ảnh trong SGK, KN tổ chức HS khai thác thông tin từ sơ đồ, KN tổ chức HS khai thác thông tin từ đồ
thị, KN tổ chức HS khai thác thông tin từ bảng, KN tổ chức HS vận dụng thông tin đọc đƣợc từ sách [33].
Mặc dù chƣa thống nhất về các KN cần rèn luyện hi làm việc với sách và tài liệu học tập, nhƣng hầu hết các nghiên cứu ể trên đều xác định các KNLV với SGK và sách phù hợp với phạm vi nghiên cứu của mỗi tác giả. Các KNLV với sách và tài liệu học tập đã đƣợc xác định phần lớn có sự giao nhau mặc dù hông hoàn toàn.
Phân tích các KN làm việc với sách, cho thấy các KN, nhóm KN có sự giao nhau. Kết hợp với đặc điểm cấu trúc, chức năng của SGK VL trong hoạt động dạy và học như đã trình bày ở phần trước của đề tài, nghiên cứu này xác định hệ thống KNLV với SGK VL cần rèn luyện nhằm phát triển NLLV với SGK VL cho học sinh THPT gồm: hệ thống KNLV với ênh chữ, hệ thống KNLV với ênh hình, ỹ năng làm việc phối hợp giữa ênh chữ với ênh hình.
2.2.3.1. Hệ thống kỹ năng làm việc với kênh chữ
Căn cứ vào đặc điểm đặc thù của kênh chữ ở SGK VL, có thể chia hệ thống KNLV với kênh chữ gồm các nhóm KN sau.
a) Nhóm kỹ năng thu thập thông tin
Thu thập thông tin từ ênh chữ là hoạt động tìm iếm, xác định các thông tin quan trọng, cần thiết phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ mục tiêu nhận thức của cá nhân người đọc từ ênh chữ được trình bày ở SGK. Kết quả của hoạt động thu thập thông tin là người đọc phải có được đầy đủ thông tin cần thiết cho hoạt động học tập, nhận thức, nghiên cứu của bản thân.
Nhóm KN thu thập thông tin bao gồm các KN cơ bản sau: KN đọc để tìm iếm thông tin, KN đọc để tập hợp thông tin, KN tìm ý chính.
Kỹ năng đọc để tìm kiếm thông tin
Kỹ năng đọc để tìm kiếm thông tin là khả năng người đọc sử dụng thành thạo các thao tác đọc để xác định đƣợc vị trí của các thông tin cần thiết nhằm đạt đƣợc yêu cầu tìm kiếm thông tin. Các thao tác đọc bao gồm: đọc thông tin cần tìm kiếm, đọc đề mục có chứa các từ trọng tâm của thông tin yêu cầu tìm kiếm, đọc toàn bộ đoạn văn bản, đọc lướt đoạn văn bản, đọc lướt nhanh đoạn văn bản.
Mức độ thành thạo của KN đọc để tìm kiếm thông tin có thể chia làm ba mức
độ lần lƣợc từ thấp đến cao là: đọc toàn bộ đoạn văn bản và xác định đƣợc vị trí của thông tin cần tìm kiếm, đọc lướt đoạn văn bản và xác định được vị trí của thông tin cần tìm kiếm, đọc lướt đoạn văn bản và xác định được vị trí của thông tin cần tìm kiếm trong thời gian ngắn.
Kỹ năng đọc để tập hợp (thu nhận) thông tin
Kỹ năng đọc để tập hợp thông tin là khả năng người đọc sử dụng thành thạo các thao tác tìm kiếm thông tin, và sắp xếp các thông tin tìm kiếm đƣợc để đáp ứng đƣợc các yêu cầu tập hợp thông tin. Tùy thuộc vào yêu cầu tập hợp thông tin mà các kết quả của việc tập hợp thông tin từ cùng một đoạn văn bản có thể khác nhau, các kết quả tập hợp thông tin từ đoạn văn bản có thể không phải là ý chính của đoạn văn bản đó. Các thao tác đọc để tập hợp thông tin bao gồm: các thao tác tìm kiếm thông tin và thao tác tổng hợp thông tin. Thao tác tổng hợp thông tin bao gồm: nhận ra nội dung của các thông tin tìm đƣợc, liên kết các thông tin tìm đƣợc thành một tập hợp thống nhất các thông tin theo yêu cầu tập hợp thông tin.
Mức độ của KN đọc để tập hợp thông tin có thể chia ra làm ba mức độ lần lƣợc từ thấp đến cao là: tìm đƣợc nhƣng chƣa tập hợp đủ các thông tin có liên quan theo yêu cầu, tìm đủ và tập hợp đƣợc thông tin theo yêu cầu, tìm đủ và tập hợp đƣợc các thông tin đáp ứng yêu cầu trong thời gian ngắn.
Kỹ năng tìm ý chính
Kỹ năng tìm ý chính từ đoạn văn bản của ênh chữ là hả năng người đọc sử dụng thành thạo các thao tác đọc để tìm iếm thông tin ết hợp với phân tích, tổng hợp các thông tin quan trọng của đoạn văn bản. Từ đó, rút ra nội dung cốt lõi của đoạn văn bản và diễn đạt lại một cách ngắn gọn, súc tích nhƣng mang ý nghĩa trọn vẹn nhất. Để tìm được ý chính của đoạn văn bản, thông thường người đọc phải đọc hết toàn bộ đoạn văn bản, hoặc ết hợp đề mục với nội dung đoạn văn bản. Các thao tác đọc để tìm ý chính bao gồm: đọc đề mục và toàn bộ đoạn văn bản, xác định nội dung liên quan gần nhất với đề mục từ đoạn văn bản bằng cách đánh dấu, phân tích mối liên hệ giữa các nội dung đã đƣợc đánh dấu, xâu chuỗi các nội dung liên quan mật thiết với nhau để có đƣợc ý chính của đoạn văn bản.
Mức độ của KN tìm ý chính có thể chia ra làm các mức độ lần lƣợc từ thấp
đến cao là: tìm đƣợc ý chính nhƣng chƣa trọn vẹn, tìm đƣợc ý chính trọn vẹn nhƣng mất nhiều thời gian, tìm đƣợc ý chính trọn vẹn trong thời gian ngắn.
Nhƣ vậy, các KN thuộc nhóm KN thu thập thông tin có phần lớn các thao tác giao nhau. Dó đó, có thể thực hiện các bước rèn luyện tương tự nhau, chỉ hác nhau chút ít tùy vào từng KN.
b) Nhóm kỹ năng xử lí thông tin
Xử lí thông tin từ ênh chữ là hoạt động chế biến” các thông tin có đƣợc từ ênh chữ theo hướng giải quyết nhiệm vụ nhận thức, lĩnh hội iến thức của cá nhân.
Đây là nhóm KN rất quan trọng đối với mọi quá trình nghiên cứu. Mọi sáng tạo, phát minh thường xảy ra trong quá trình này [85]. Tuỳ thuộc vào mục tiêu học tập, lĩnh hội iến thức mà các thông tin từ ênh chữ được hai thác, xử lí theo hướng phù hợp nhất. Kết quả của hoạt động xử lí thông tin là người đọc phải có được iến thức (tri thức) từ các thông tin vừa xử lí.
Nhóm KN xử lí thông tin từ ênh chữ gồm: ỹ năng lập dàn ý, ỹ năng lập bảng, ỹ năng lập sơ đồ, ỹ năng đánh giá thông tin.
Kỹ năng lập dàn ý
Kỹ năng lập dàn ý là khả năng mà người đọc thông tin sử dụng các thao tác tái hiện trên giấy các thông tin đã đƣợc tổng hợp thành hệ thống các ý chính, ý bổ sung theo cách của riêng mình để dễ dàng lưu trữ kiến thức theo trình tự lô-gíc của thông tin dưới dạng một dàn bài hay một đề cương. Các dàn bài hay đề cương được xây dựng từ những từ, ngữ mang nội dung cốt lõi của nội dung kiến thức đã đọc và tổng hợp. Các từ, ngữ mang nội dung tổng quát được trình bày dưới dạng đề mục ngắn gọn và nổi bật, tiếp đến là các ý chính có vai trò tương đương được trình bày mở đầu bằng các kí hiệu giống nhau, hoặc bằng kí tự theo thứ tự bảng các chữ cái. Cuối cùng của mỗi ý chính là các ý bổ sung, các dẫn chứng nhằm làm rõ nội dung ý chính.
Kỹ năng lập dàn ý mà người đọc đạt được có thể phân làm các mức độ từ thấp đến cao lần lƣợt nhƣ sau: lập đƣợc dàn ý nhƣng sắp xếp không lô-gíc, lập đƣợc dàn ý logic nhƣng các minh chứng chƣa rõ ràng, lập đƣợc dàn ý logic với các minh chứng rõ ràng dễ nhớ.
Kỹ năng lập bảng
Kỹ năng lập bảng hi xử lí thông tin có đƣợc từ ênh chữ là hả năng mà người đọc sử dụng các thao tác như: đặt tên cho bảng, đặt tên cho các cột, các dòng và điền được các thông tin chính xác vào các cột và dòng tương ứng. Việc đặt tên cho bảng dựa trên nội dung tập trung nhất của thông tin cần lập bảng. Các cột và dòng đƣợc đặt tên dựa vào các ý chính của thông tin cần xử lí, nội dung điền vào các cột và dòng tương ứng là các thông tin chi tiết ứng với các cột các dòng đó, và mang tính liệt ê bằng những từ, ngữ ngắn gọn, súc tích nhƣng đảm bảo hiểu đúng thông tin.
Các mức độ của KN lập bảng hi xử lí thông tin đƣợc chia làm các mức độ từ thấp đến cao lần lƣợt là: đặt đƣợc tên cột và dòng nhƣng chƣa đặt đƣợc tên bảng và chưa điền được thông tin vào các cột và dòng tương ứng; đặt được tên cột, dòng và điền được thông tin vào các cột và dòng tương ứng nhưng chưa đặt được tên bảng; đặt đƣợc tên bảng, tên dòng, tên cột và điền đầy đủ thông tin vào các dòng và cột tương ứng một cách chính xác, ngắn gọn.
Kỹ năng lập sơ đồ
Kỹ năng lập sơ đồ hi xử lí thông tin có đƣợc từ ênh chữ là hả năng mà người đọc chuyển nội dung iến thức được trình bày từ ênh chữ sang ênh hình, tức là sơ đồ hóa ênh chữ. HS thực hiện thành thạo các thao tác nhƣ: xác định thông tin cốt lõi (thông tin chính), thông tin thứ cấp, đặt tên sơ đồ, sắp xếp các thông tin có mối liên hệ mật thiết với nhau và sơ đồ hóa được các thông tin đó dưới dạng đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và lưu trữ” được lâu. Việc sơ đồ hóa có thể sử dụng nhiều dạng sơ đồ thường gặp hác nhau như sơ đồ hối, sơ đồ hình cây, đặc biệt nên dùng sơ đồ tư duy (Mindmap). Ở đây, HS thỏa mái sáng tạo theo ý và trí tưởng tượng của mình và chọn những màu sắc, những hình ảnh minh họa phù hợp nhất [79]. Dạy cho HS sơ đồ hóa ênh chữ cũng đáp ứng đƣợc nguyên tắc trực quan trong dạy học.
Mức thấp nhất của lập sơ đồ là: xác định đƣợc thông tin chính và thể hiện bằng từ hóa đắc nhất, xác định các thông tin thứ cấp và biểu diễn đƣợc bằng sơ đồ hợp lí mà chƣa có hình ảnh, thông tin minh họa, chƣa đặt đƣợc tên sơ đồ. Mức cao hơn của lập sơ đồ là xác định đƣợc thông tin chính và thể hiện bằng từ hóa đắc nhất, xác định các thông tin thứ cấp và biểu diễn đƣợc bằng sơ đồ hợp lí và đặt đƣợc
tên sơ đồ. Mức cao nhất của lập sơ đồ là xác định đƣợc thông tin chính và thể hiện bằng từ hóa đắc nhất, xác định các thông tin thứ cấp và biểu diễn đƣợc bằng sơ đồ hợp lí với hình ảnh, thông tin minh họa hợp lí, và đặt đƣợc tên sơ đồ.
Kỹ năng đánh giá thông tin
Kỹ năng đánh giá thông tin từ kênh chữ là khả năng HS nhận ra đƣợc tính giá trị của thông tin có đƣợc vào việc giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để nhận ra đƣợc tính giá trị của thông tin, HS phải nhanh chóng thu thập, xử lí thông tin chính xác theo hướng giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. KN này yêu cầu HS có khả năng phân tích, tổng hợp và tƣ duy trực giác cao để nhận ra tính chính xác hay tính nhiễu của thông tin, số lƣợng và chất lƣợng thông tin, mục tiêu mà thông tin cung cấp, và cung cấp cho đối tƣợng nào và vào giải quyết nhiệm vụ gì.
Đây là KN bậc cao trong các KN xử lí thông tin từ kênh chữ trong SGK. Rèn cho HS có đƣợc KN này có tác dụng đặc biệt quan trọng trong thời đại loạn” thông tin về cùng một sự vật, hiện tƣợng, cùng một chủ đề thực tế xác định, hông đổi. Qua đó giúp cho HS có bản lĩnh nhận thức vững vàng trong mọi tình huống, góp phần tạo ra thế hệ con người Việt Nam vững vàng về tư tưởng đạo đức, chính trị,…phục vụ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước một cách bền vững, đúng định hướng.
Khi đánh giá thông tin, HS có thể đánh giá đƣợc giá trị áp dụng của thông tin nhƣng hông giải quyết đƣợc nhiệm vụ nhận thức, hoặc đánh giá đƣợc và áp dụng giải quyết đƣợc một phần nhiệm vụ nhận thức, hoặc ở mức cao hơn HS đánh giá đƣợc giá trị của thông tin và giải quyết thấu đáo nhiệm vụ nhận thức. Đó cũng chính là các mức độ KN đánh giá thông tin của học sinh THPT.
Nhƣ vậy, nhìn chung các ỹ năng xử lí thông tin từ ênh chữ bao gồm một số thao tác tương tự nhau.
c)Nhóm kỹ năng vận dụng thông tin
Vận dụng thông tin là hoạt động sử dụng thông tin đã có để giải quyết bài toán nhận thức hay nhiệm vụ học tập mà HS đã tiếp nhận hoặc đặt ra. Kết quả của hoạt động này là nâng cao đƣợc hệ thống tri thức của HS. Kết quả này đƣợc thể hiện qua việc HS giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập, nhận thức mà mình nhận đƣợc hoặc do chính bản thân mình đặt ra nhờ vào ứng dụng các thông tin một cách hợp lí