Tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 NÂNG

3.2. Tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

Do đó, đề tài xác định việc tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK đƣợc thực hiện ở cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp, tổ chức làm việc với kênh chữ và với ênh hình. Trong đó, GV chú trọng việc tổ chức rèn luyện cho HS làm việc với SGK ngay tại lớp. HS vừa thực hiện theo hướng dẫn của GV trên lớp, vừa chú trọng làm rèn luyện ở nhà vào các tình huống tương tự.

3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp Việc rèn luyện KNLV với SGK trong giờ lên lớp có thể đƣợc thực hiện ở tất cả các kiểu bài học, các giai đoạn, các khâu trong tiến trình dạy học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một giờ lên lớp chỉ nên tổ chức từ một đến ba hoạt động nhằm rèn luyện KNLV với SGK cho HS, không nên sử dụng trong tất cả các khâu, các bài hay các giai đoạn [85]. Các hoạt động mà GV chọn lựa phải có tác dụng cụ thể, có ý đồ sƣ phạm rõ ràng và đƣợc cân nhắc một cách cẩn thận để có thể rèn cho HS KN đã xác định. GV cần đảm bảo dành thời gian hợp lí cho hoạt động rèn luyện KNLV với SGK VL. Bởi lẽ, thời gian của một tiết học là có hạn nhƣng phải

đảm bảo tất cả các hoạt động cần thiết, hai thác đầy đủ nhất kiến thức cơ bản của bài học đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, KN, thái độ.

Hơn nữa, trình độ, năng lực của HS là không giống nhau, do đó, để có hiệu quả trong việc tổ chức, GV cần phải theo dõi, giúp đỡ HS và điều chỉnh kịp thời.

Quá trình tổ chức này có thể sử dụng một hoặc nhiều công cụ hỗ trợ, chẳng hạn:

phiếu học tập, bản đồ tƣ duy, bài tập trắc nghiệm hiển thị trên màn hình,… Đồng thời, GV có thể tổ chức rèn luyện cho từng HS, hoặc nhóm HS, hoặc vừa theo nhóm vừa theo cá nhân HS trong điều kiện thực tiễn thích hợp. Cần quan tâm tới các đối tƣợng HS cá biệt về năng lực học tập. Trong quá trình này, GV nên có biện pháp kích thích hứng thú làm việc của các em bằng các hình thức khen ngợi, hen thưởng. Chẳng hạn: cho điểm số tốt, tuyên dương và đề nghị tuyên dương ghi vào sổ ghi đầu bài,… GV cần đảm bảo không khí học tập thoải mái, linh hoạt, phát huy và tôn trọng khả năng sáng tạo của các em. Việc đƣa ra lời khen hoặc lời tuyên dương cần phải thực tế, chính xác, không nên quá cầu kì, sai thực tế có thể sẽ gây hiểu nhầm, tổn thương tâm lí của các em và sẽ đem lại hiệu quả giáo dục không cao.

3.2.2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ngoài giờ lên lớp Hoạt động học tập trong giờ lên lớp của HS cho dù HS và GV có nỗ lực đến mấy thì cũng hông thể giải quyết triệt để mục tiêu học tập, rèn luyện KN do nhiều yếu tố khách quan. Do vậy, việc tiếp tục tổ chức cho HS rèn luyện KN làm việc với SGK ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết [85].

HS tự học tập ngoài giờ lên lớp nói chung và làm việc với SGK ngoài giờ học có nhiều thuận lợi. Chẳng hạn, các em không bị giới hạn thời gian luyện tập, các em tự làm việc theo ý thích, năng lực cá nhân, có không gian riêng, thời gian riêng do các em lựa chọn và sắp xếp. Bên cạnh đó, làm việc với SGK ngoài giờ lên lớp cũng có một số hó hăn nhất định như hông có sự hướng dẫn, giám sát, điều chỉnh trực tiếp và kịp thời của GV. Do đó, đòi hỏi HS phải có ý thức tự giác cao và HS chắc chắn phải tiếp tục giải quyết nhiệm vụ học tập chƣa thật sự hoàn chỉnh trên lớp [85]..

Để có thể tổ chức tốt hoạt động rèn luyện KNLV với SGK cho HS ngoài giờ lên lớp, GV cần phải xác định các KN cụ thể cần rèn luyện, phương pháp tổ chức rèn luyện, các yêu cầu HS cần đạt đƣợc trong quá trình rèn luyện.

Chẳng hạn, GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà đọc để tìm ý chính của một đoạn trong bài học đƣợc trình bày trong SGK, tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học đã học bằng cách vẽ bản đồ tư duy, thuyết trình trước lớp về bản đồ tóm tắt của mình, trình bày bằng lời nội dung của một hình vẽ, một đồ thị,… Từ đó đƣa ra các yêu cầu cụ thể để HS làm việc ở nhà, hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà HS cần thực hiện để đảm bảo HS có thể thực hiện đƣợc và có biện pháp kiểm tra kết quả làm việc của HS.

GV nên có các phương án yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà một cách vừa sức, có tính ích thích đƣợc hứng thú học tập, thúc đẩy sự nỗ lực, tò mò tìm kiếm kiến thức của các em. Đồng thời, GV định hướng hoạt động tự lực của HS, sao cho nếu các em thực sự nỗ lực thì sẽ giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập, tiếp thu tốt bài học hôm sau, củng cố tốt bài đã học. Nếu HS giải quyết đƣợc nhiệm vụ HS sẽ gặp yếu tố bất ngờ thú vị, và mang tính có liên quan giữa những nhiệm vụ đƣợc giao về nhà với việc giải quyết tốt nhiệm vụ học tập mới. Bởi lẽ, hoạt động ngoài giờ lên lớp các em không chịu bất kì sự giám sát trực tiếp nào của GV. Kết quả này sẽ tạo cho các em hứng thú hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu, và là nền tảng cho việc học tập suốt đời, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, xã hội học tập phù hợp xu thế của thời đại.

Quá trình rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học nói chung và năng lực làm việc với SGK VL của HS một cách rất thuận lợi. Năng lực làm việc với SGK VL thực sự rất cần thiết đối với HS khi học tập môn VL, và HS không phải ngẫu nhiên, tùy hứng mà có. NLLV với SGK VL cần đƣợc rèn luyện lâu dài, bền bỉ trong quá trình học tập ngay cả trong giờ học và ngoài giờ học. Ngoài ra, cần tổ chức cho HS làm việc cả kênh hình và kênh chữ để giúp HS khai thác triệt để phương tiện dạy học này.

Hai loại tương tác

Gần

Xa

không tiếp xúc, có thể tương tác Tốc độ truyền vô hạn (trái thực tế)

không tiếp xúc, tương tác nhờ một thực thể truyền lực Tốc độ truyền tương tác hữu hạn

3.2.3. Phương pháp tổ chức làm việc với kênh chữ

Tùy thuộc vào KN cần rèn luyện, PP tổ chức rèn luyện KNLV với ênh chữ đƣợc xác định với hai PP cơ bản: tổ chức cho HS thu thập thông tin từ ênh chữ, tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ.

 Tổ chức cho HS thu thập thông tin từ ênh chữ: có nhiều hoạt động có thể tổ chức để HS thu thập thông tin từ ênh chữ của SGK VL. Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động nhằm giúp HS rèn luyện KN thu thập thông tin từ ênh chữ nhƣ: tổ chức cho HS đọc đoạn văn, xác định các từ hóa, trình bày tóm tắt ênh chữ trước lớp, viết báo cáo ngắn, tóm tắt nội dung của đoạn văn dưới dạng một đề cương hái quát…

Ví dụ: Cho HS đọc và trình bày tóm tắt đoạn thông tin về tương tác gần và tương tác xa, trang 18, SGK VL 11 nâng cao. HS có thể tóm tắt như Sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1. Hai loại tương tác

 Tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ: Đây là hoạt động chuyển các thông tin của ênh chữ thành các dạng ênh hình. Việc làm này sẽ giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng các iến thức vừa đƣợc học, đồng thời nó cũng tạo đƣợc sự hƣng phấn trong học tập và góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Tùy thuộc vào đặc điểm của iến thức đƣợc trình bày trong ênh chữ, GV có thể tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ bằng lƣợc đồ, sơ đồ, bảng iến thức hoặc bản đồ tƣ duy.

Ví dụ: Cho HS đọc và lập sơ đồ tóm tắt nội dung cơ bản về tính chất của đường sức điện trường, HS có thể tóm tắt như Sơ đồ 3.2 dưới đây.

Sơ đồ 3.2. Tính chất của đường sức điện trường

3.2.4. Phương pháp tổ chức làm việc với kênh hình

Phương pháp tổ chức rèn luyện KNLV với kênh hình rất đa dạng và phong phú, tùy vào khả năng sáng tạo của GV. Để rèn luyện KNLV với kênh hình cho HS, giáo viên chỉ đóng vai trò làm mẫu, hướng dẫn chứ không làm thay HS việc phân tích, giải nghĩa hình để rút ra các kiến thức cần nắm. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các cách nhƣ: đàm thoại gợi mở với hình, tổ chức HS thảo luận với hình, tổ chức HS tranh luận với hình, tổ chức trò chơi học tập với hình để tổ chức rèn luyện KNLV với hình cho HS [85].

- Đàm thoại gợi mở với hình: Nhìn chung các câu hỏi gắn với hình trong SGK VL có thể chia thành hai loại: loại thứ nhất là yêu cầu HS quan sát và nhận xét (hoặc phát hiện) sự vật, hiện tượng ở trên hình. Loại thứ hai thường gồm hai yêu cầu đó là quan sát, nhận xét và sau đó là giải thích. Tùy thuộc vào từng hình cụ thể, từng đối tượng HS, giáo viên có thể chọn mức độ hướng dẫn khác nhau bằng một hệ thống câu hỏi đàm thoại gợi mở, trên cơ sở câu hỏi của SGK. Việc đàm thoại gợi mở với hình có thể diễn ra giữa HS với GV, hoặc HS với HS [85].

- Tổ chức HS thảo luận với hình: PP này đƣợc thực hiện khi nội dung bài học dễ gây ra những ý kiến khác nhau ở HS, các hình trong SGK VL dễ có các ý kiến không nhất quán. Hình thức thực hiện PP này có thể đƣợc tổ chức thảo luận trong toàn lớp, trong nhóm nhỏ hoặc thảo luận cặp đôi. Các câu hỏi, nhiệm vụ

thảo luận có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng thảo luận. Vì vậy, GV cần hết sức cân nhắc hi đƣa ra câu hỏi, nhiệm vụ cho HS, và việc phân công nhiệm vụ cho các nhóm HS [85].

- Tổ chức HS tranh luận với hình: Đối với các hình tương đối phức tạp thì GV có thể nâng lên mức độ tranh luận toàn lớp để qua đó, HS rút ra đƣợc kiến thức. Ở trường hợp này, GV có thể tổ chức cho các nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình, sau đó cho các nhóm còn lại đặt ra các câu hỏi cho nhóm trình bày để nhóm trình bày trả lời, giải đáp. Trong quá trình tranh luận, GV hết sức chú ý đến không khí tranh luận, thái độ hợp tác cũng nhƣ các trạng thái tâm lí của HS, nhất là các HS đang trực tiếp tranh luận. Đây cũng là việc làm có tác dụng bồi dƣỡng cho HS kỹ năng trình bày trước tập thể, tinh thần học hỏi, tự nhận thức bản thân, nhận thức khoa học [85].

- Tổ chức trò chơi học tập với hình: Trò chơi trong học tập có tác dụng kích thích hứng thú, kích thích sự sáng tạo và điều chỉnh nhận thức của HS với hiệu quả cao. Khi tổ chức cho HS chơi với các hình liên quan đến một kiến thức VL nào đó, GV đã cho HS tự khám phá kiến thức ẩn chứa trong hình đó một cách tự nhiên nhất, sáng tạo nhất. Trò chơi học tập với hình là một hình thức học tập yêu cầu HS thể hiện các hoạt động nhận thức khá toàn diện. GV cần lựa chọn các hình để tổ chức chơi một cách phù hợp với định hướng dạy học phần kiến thức đó. GV cũng cần thiết kế luật chơi” rõ ràng, có thể có sự tham gia của GV vào hoạt động chơi của các em, thậm chí có thể có các giải thưởng khích lệ hiệu quả, kịp thời.

Điều này mang lại cảm giác gần gũi trong quan hệ đúng mực của thầy và trò, tạo niềm tin vào bản thân cho các em, kích thích hứng thú học tập và khai thác các hình trong SGK hoặc các tài liệu khác một cách hiệu quả và bền bỉ [85].

Khi đã quyết định tổ chức cho HS làm việc với kênh hình, GV thiết kế các hoạt động tương ứng với từng loại ênh hình theo hướng dẫn ở mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)