Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
3.2. Thực trạng thực hiện giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai Châu Hòa Bình
3.2.2 Thực trạng thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững tại huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của nhà nước và sự nỗ lực tự vươn lên của đồng bào, nhân dân các dân tộc của huyện Mai Châu, nhiều
chương trình, nội dung giảm nghèo trên địa bàn huyện Mai Châu đã và đang được thực hiện có hiệu quả.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án của Chính phủ, của địa phương và của các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giảm nghèo của Mai Châu.
3.2.2.1 Công trình đầu tư cơ sở hạ tầng
Thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020 trên huyện Mai Châu có 09 xã đặc biệt khó khăn gồm:
Cun Pheo, Nà Mèo, Tân Sơn, Hang Kia, Tân Mai, Tân Dân, Ba Khan, Noong Luông, Pù Bin và 08 xóm đặc biệt khó khăn thuộc 04 xã vùng II gồm: Xóm Vanh (Piềng Vế); xóm Pùng (Bao La); xóm Gò Lào, xóm Suối Nhúng, xóm Phúc (Phúc Sạn); xóm Thung Ảng, xóm Hoàng Tiến, xóm Thung Đẹt (Thung Khe).
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đầu tư CSHT giai đoạn 2017 -2019
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019
1. Số công trình CSHT Công trình 12 21 19 8
2. Vốn đầu tư ngân sách Triệu đ 5.500 10.260 10.606 3.000
- NS TW Triệu đ 5.500 9.910 10.213 2.850
- Dân đóng góp Triệu đ 0 250 393 150
Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Mai Châu
Từ năm 2017 đến tháng 31/12/2019 toàn huyện đã có 60 công trình (trong đó có 54 công trình hỗ trợ đầu tư CSHT, 06 công trình duy tư, bảo dưỡng) thuộc chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), với tổng nguồn lực đầu tư 28.623 triệu đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, trong đó:
+ Công trình giao thông 31 công trình với tổng số vốn 12.961 triệu đồng.
+ Công trình giáo dục 06 công trình với tổng vốn 4.733 triệu đồng.
+ Công trình Thủy lợi 14 công trình với tổng số vốn đầu tư 5.115 triệu đồng.
+ Công trình xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng: 03 công trình với tổng số vốn đầu tư: 3.234 triệu đồng.
+ Hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng 06 công trình với tổng số tiền là 2.580 triệu đồng.
Tồn tại của chương trình: Việc phân cấp xã làm chủ đầu tư và thực hiện nguyên tắc xã có công trình dân có việc làm còn hạn chế; Sự tham gia của người dân còn hạn chế thể hiện ở tất cả các khâu từ lựa chọn công trình đầu tư đến địa điểm đầu tư và thiết kế, cuối cùng là giám sát; Còn một số công trình như công trình thủy lợi, công trình giao thông chưa được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình.
3.2.2.2 Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn đã tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho các hội viên, bà con nông dân thuộc hộ nghèo với tổng số 42 lớp cho hơn 1.665 lượt người tham gia, trong đó năm 2017 là 9 lớp; Năm 2018 là 18 lớp và Năm 2019 là 15 lớp
Hình 3.1: Mô hình trồng chanh leo của hộ nông dân
Tổ chức nhiều ô mẫu, điển hình trình diễn khuyến cáo hộ nghèo, người nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, giúp hộ nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Hỗ trợ các xã giao giống cây trồng, vật nuôi, vật tư (Giống cây trồng như cam, quýt ghép mắt, nhã, dưa hấu, chuối thái lan, mận hậu, chanh leo...; giống vật nuôi như bò lai sind, vịt bầu, cá nuôi lồng ...; cỏ VA 06 và thực hiện mô hình liên kêt trồng rau bắp cải trái vụ.
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện chương hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề (2017 -2019)
TT Nội dung hỗ trợ
Đơn vị tính
Kết quả thực hiện
Khối lượng
Tổng vốn thực hiện ( triệu đồng)
Trong đó
Số hộ tham gia Nhà
nước hỗ trợ
Dân đóng góp
1 Bò sinh sản xã Piềng Vế Con 3 45 45 9
2 phân bón Pù Bin kg 7,200 57 57 144
TT Nội dung hỗ trợ
Đơn vị tính
Kết quả thực hiện
Khối lượng
Tổng vốn thực hiện ( triệu đồng)
Trong đó
Số hộ tham gia Nhà
nước hỗ trợ
Dân đóng góp
3 Rau cải bắp an toàn
Noong Luông cây 140,000 260 200 60 160
4 Cỏ VA06 Ba Khan ha 6 281 200 81 200
5 giống chuối Thái Lan xã
Nà Mèo ha 2.05 256 200 56 233
6 Bò Lai sind xã Tân Dân con 12 225 225 24
7 Mận hậu xã Hang Kia ha 15.13 315 200 115 50
8 Bò cái sinh sản xã Pù Bin Con 12 168 168 24
9 Vịt cổ xanh + tập huấn kỹ
thuật xã Cun Pheo Con 4,500 225 225 150
10 Vịt cổ xanh + tập huấn kỹ
thuật xã Bao La Con 780 40 40 26
11 Giống cá + gà + quýt bản địa xã Phúc Sạn
- Gà: 225 con - cá
trắm 220kg - quýt: 720
cây
80 80 31
12 Lợn sinh sản + thuốc
phòng bệnh xã Tân Mai Con 88 200 200 88
13
Bưởi diễn + phân bón và tập huấn kỹ thuật xã Tân Sơn
Cây 3,334 223 185 38 50
14 Bò sinh sản giống địa phương và phân bón
- Bò: 6 con - phân bón:
NPK:
6.154 kg
120 120 21
Tổng 2,495 2,145 350 1,210
Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Mai Châu
Năm 2017 thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho 06 xã 135 và 01 xã ATK: Nội dung hỗ trợ Bò giống, vật tư, phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ khoa học kỹ thuật với hơn 1.000 lượt hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ 1.114 triệu đồng;
Năm 2018 đã triển khai thực hiện các dự án và các mô hình: Dự án chăn nuôi Bò sinh sản, Lợn giảm nghèo, tăng thu nhập tại các xã cho 100 hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ: 750 triệu đồng;
+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 2019 thuộc Chương trình 135 cho 06 xã 135 và 01 xã ATK: Nội dung hỗ trợ bưởi da xanh, chuối thái lan, mận hậu...; giống vật nuôi như bò lai sind, vịt bầu, cá nuôi lồng ...; cỏ VA 06, hỗ trợ khoa học kỹ thuật với hơn 200 lượt hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ: 631 triệu đồng;
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều bất cập:
Các hộ nghèo chưa tiếp cận được những tiến bộ kỹ thuật mới, chưa áp dụng được tiến bộ đó vào sản xuất; Đa số các hộ nghèo thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi đại gia súc, đồng thời giá giống gia súc, thức ăn, dịch vụ thú y còn cao; Việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư chăn nuôi cho người dân tham gia dự án chưa được địa phương quan tâm; chưa huy động được các nguồn vốn khác để tham gia vào dự án, chưa bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong thời gian tham gia dự án; Nguồn kinh phí chưa bố trí đủ so với đề án và triển khai chậm đồng thời chính quyền địa phương chưa thực hiện lồng ghép nguồn lực với các chương trình, dự án khác.
3.2.2.3 Thực hiện các chương trình an sinh khác
Thực hiện Nghị định số 136/2016/NĐ- CP ngày 21/10/2016 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Trong giai đoạn 2017 -2019 phòng LĐTBXH đã triển khai hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát các đối tượng bảo trợ xã hội và lập hồ sơ xét duyệt trợ cấp xã hội, điều chỉnh, tăng, giảm kịp thời, đúng đối tượng cấp gạo cứu trợ:1.423 hộ = 5.962 khẩu = 59.620 kg gạo; Phối hợp với Hội người mù tỉnh Hòa Bình cấp 05 xuất quà với tổng giá trị 1.500.000 đồng; Mừng thọ cho 39 đối tượng Người cao
tuổi (04 người cao tuổi 100 tuổi, 35 người cao tuổi 90 tuổi); tổ chức thăm hỏi tặng quà các y bác sỹ tại và 50 bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm y tế huyện Mai Châu nhân dịp tết Nguyên đán 2019 với kinh phí 10.500.000 đồng;
Hình 3.2: Các đồng chí đại diện cho các ngành tặng quà cho hộ nghèo Thực hiện tăng, giảm và điều chỉnh đối tượng Bảo trợ xã hội đúng thời gian; Phối hợp với Hội cao tuổi tham mưu cho UBND huyện xây dựng Kế hoạch tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn huyện Mai Châu năm 2019; Phối hợp với phòng Bảo trợ Xã hội tỉnh tổ chức khám sàng lọc cho 152 đối tượng người khuyết tật vận động; Tăng mới trợ cấp cho 284 đối tượng và giảm 131 đối tượng BTXH; Chi hỗ trợ mai táng phí cho 88 đối tượng BTXH từ trần đủ điều kiện hưởng với tổng kinh phí 491.400.000 đồng.
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng
1. Hỗ trợ thực phẩm, trợ cấp tết NĐ 19.876 14.723 10.500 45.099 2. Hỗ trợ tiền điện 265.105 327.312 233.443 825.860 3. Hỗ trợ mai tang phí… 187.344 178.322 125.734 491.400 4. Hỗ trợ khám chữa bệnh 320.422 451.005 247.724 1.019.151
Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Mai Châu
3.2.2.4 Chương trình truyền thông, tuyên truyền và tập huấn nâng cao năng lực cho CB giảm nghèo và cộng đồng
Công tác tuyên truyền thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách giảm nghèo bền vững của nhà nước để họ yên tâm lao động sản xuất, tích cực, chủ động, có kế hoạch tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hướng tới đạt được các mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững.
Trong 3 năm qua đã tổ chức được 6 lớp tập huấn cho hơn 500 lượt cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo ở các xã, thị trấn, tổng kinh phí tập huấn là hơn 200 triệu đồng. Trong đó: 4 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở thôn, xóm và cấp xã; 2 lớp truyền thông và tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở và đại diện một số hộ nghèo về các chính sách giảm nghèo nhằm phổ biến rộng rãi các chính sách để người nghèo được hưởng lợi vươn lên thoát nghèo, đồng thời giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương mình.
Hình 3.3: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số
Bảng 3.9. Tình hình phổ biến tuyên truyền về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai Châu giai đoạn 2017 -2019
Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/
2017
2019/
2018
1. Hội nghị lần 3 5 2 166.67 40.00
2.Chuyên trang, chuyên mục số 2 3 4 150 133.33
Trong đó:
- Báo Hòa Bình số 1 1 1 100 100
- Đài THTH huyện số 1 2 3 200 150
3. Tập huấn nghiệp vụ lần 3 3 6 100 200
4. Sinh hoạt chuyên đề lần 14 15 17 107.14 113.33 5. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý lần 2 2 2 100 100 6. Tờ gấp, tờ rơi tuyên truyền
về giảm nghèo bền vững Tờ 400 300 400 75.00 133.33 Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Mai Châu
Qua công tác tập huấn, trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo được nâng lên rõ rệt, quá trình thực hiện quy trình giảm nghèo theo quy định của Bộ Lao động - TB&XH được tổ chức và thực hiện cơ bản và có hiệu quả hơn đã góp phần vào kết quả giảm nghèo một cách chính xác hơn.
3.2.2.5. Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
Để công tác giảm nghèo bền vững mang lại kết quả, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của địa phương, trong những năm qua cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương mình.
Biểu đồ 3.3. Tình hình kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững tại huyện Mai Châu qua 3 năm 2017 – 2019
Qua 3 năm 2017-2019 đã thực hiện 54 đợt kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Phát hiện và xử lý, kiến nghị đến cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý 11 trường hợp hạn chế yếu kém trong tổ chức quản lý giảm nghèo bền vững. Từ những kết quả đó, huyện Mai Châu đã ban hành các kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn, đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tích cực tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.
3.2.2.6 Tính bền vững trong giảm nghèo của huyện Mai Châu
Để xem xét tính bền vững của kết quả giảm nghèo các chương trình XĐGN trên địa bàn huyện Mai Châu, căn cứ vào báo cáo tình hình về số hộ thoát nghèo và số hộ thoát nghèo lại nghèo trở lại trên địa bàn huyện để tính toán một số thông tin đánh giá.
0 5 10 15 20 25
2017 2018 2019
15 18
21
5 3 3
Số đợt kiểm tra, giám sát (đợt) Phát hiện hạn chế, yếu kém (trường hợp)
Bảng 3.10. Tình hình thoát nghèo và tái nghèo của huyện Mai Châu
STT Nội dung ĐVT Năm
2017
Năm 2018
Năm 2019 1 Tổng số hộ của huyện Hộ 13.329 13.474 13.489
2 Số hộ nghèo Hộ 2.886 2.511 2.094
3 Số hộ cận nghèo Hộ 1.653 1.626 1.587
4 Số hộ thoát nghèo trong năm Hộ 124 375 417
5 Số hộ tái nghèo Hộ 43 12 0
(Nguồn: Phòng LĐ-TB và XH huyện Mai Châu)
Có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo qua 3 năm có xu hướng giảm rõ rệt từ 2.8886 hộ năm 2017 xuống 2.094 hộ năm 2019. Điều này cho thấy hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đã giúp cải thiện tình trạng đói nghèo của các hộ.
Về số hộ tái nghèo, năm 2017 là có 43 hộ tái nghèo năm 2018 giảm còn 12 hộ tái nghèo và năm 2019 không còn hộ nào tái nghèo, do thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Từ năm 2019, không có hộ tái nghèo trở lại chứng tỏ các chương trình XĐGN của huyện tác động tích cực giúp cho các hộ nghèo cố gắng phấn đấu vươn lên phát triển sản xuất. Những con số này phần nào cho thấy tính bền vững của kết quả giảm nghèo huyện Mai Châu, từ đó tiếp túc cố gắng cải thiện hơn.