Nguồn lực để thực hiện các Chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình (Trang 84 - 89)

Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững của hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai Châu

3.4.2. Nguồn lực để thực hiện các Chương trình giảm nghèo

Ngân sách thực hiện các chương trình giảm nghèo được phân bổ từ trung ương xuống tỉnh, xuống huyện rồi xuống xã, song mối liên kết giữa các mục tiêu và nguồn lực không rõ ràng. Có nhiều trường hợp việc xây dựng kế hoạch gắn với những mục tiêu tham vọng, đòi hỏi phải có nguồn ngân sách lớn hỗ trợ, song khi tiến hành phê duyệt mới nhận ra nguồn ngân sách của chương trình không thể đáp ứng với nhu cầu để thực hiện các mục tiêu đặt ra.

Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho chương trình còn thiếu do vậy trong quá trình thực thi còn gặp rất nhiều khó khăn do không có kinh phí cho hoạt động chỉ đạo, kiểm tra và giám sát chương trình, một số dự án thuộc chương trình vốn

bố trí chậm do vậy mà thời gian thi công kéo dài gây tốn kém và lãng phí cho Nhà nước.

Do điều kiện tự nhiên không được thuận lợi kèm theo chưa có chính sách ưu đãi dành cho nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ bên ngoài nên nguồn vốn thu được từ mục này còn rất hạn chế. Nguồn lực hạn chế nên không đáp ứng được yêu cầu của các chương trình, dự án trong thực tế. Việc tập trung, lồng ghép vốn của các chương trình chưa tốt nên hạng mục thực hiện thường nhỏ, manh mún. Bên cạnh đó, sự phân bổ nguồn vốn không đúng tiến độ và không phù hợp với yêu cầu của huyện.

3.4.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

Về điều kiện tự nhiên, Mai Châu là một huyện miền núi (3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi), bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, địa bàn rộng, khoảng cách giữa các xã tương đối xa, giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa cho nên việc thực hiện các chương trình giảm nghèo ở Mai Châu gặp rất nhiều cản trở và chi phí cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo là rất lớn. Hàng năm trên địa bàn thường xảy ra mưa lũ, sạt lở đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi công, tiến độ thi công của các công trình.

Đất đai tuy rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất cây lương thực (lúa nước, hoa màu.., một số vùng có đất đai nhưng lại khó khăn về nguồn nước, tưới tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.

3.4.4. Trình độ cán bộ quản lý và cán bộ thực thi Chương trình giảm nghèo Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý được xây dựng từ cấp huyện cho đến cấp thôn, bản; tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế, các cán bộ đều là cán bộ kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách nên hiệu quả làm việc chưa cao. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện vẫn phải đảm nhiệm, công việc tăng thêm nhiều nhưng không được thêm người nên gặp rất nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ cấp xã rất nhiệt tình nhưng bất cập về kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lồng ghép các chương trình dự án và huy động cộng đồng tham gia hoạt động giảm nghèo. Bên cạnh đó, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ cấp huyện và nhất là cấp xã cũng như nhận thức của người dân về chương trình này còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại còn nặng nề, công tác tổ chức tuyên truyền chưa đạt yêu cầu. Sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng chưa thực sự rõ nét.

Trong một số lĩnh vực như khuyến nông viên thì lực lượng cán bộ khuyến nông viên rất hạn chế.

3.4.5. Nhận thức của người dân (đặc biệt là nhóm hộ nghèo) về chương trình

Cùng với trình độ dân trí thấp, đồng thời do một số chính sách, dự án giảm nghèo chưa thực sự khuyến khích người dân tự lực vươn lên dẫn đến một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề giảm nghèo, có tâm lý không muốn thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại để được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; nhiều hộ nghèo sau khi nhận được hỗ trợ thì không lo làm ăn phát triển kinh tế dẫn đến không thoát nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng lại tái nghèo. Do vậy cần phải điều chỉnh các chính sách giảm nghèo sao cho phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy, giúp người dân tự vươn lên thoát nghèo bằng chính sức lao động của mình.

Để tạo động lực giúp người dân phấn đấu vươn lên thoát nghèo cũng như để chương trình giảm nghèo nói chung, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói riêng thực sự phát huy hiệu quả, cần phải có những giải pháp đồng bộ, mà trước hết là sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo. Đặc biệt, cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo nhằm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo; giới thiệu các mô hình kinh tế

có hiệu quả, đem lại thu nhập cao, những tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng bằng nhiều hình thức, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cộng đồng xã hội.

3.5. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

3.5.1. Những thành tựu đạt được

Địa phương đã có những chính sách đột phá về giảm nghèo; mở rộng, tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện.

Kết quả thực hiện giảm nghèo hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thực hiện làm mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách.

Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống đối với hộ chính sách, người nghèo. Các giải pháp trợ giúp người nghèo như vay vốn tín dụng ưu đãi, tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, y tế, giáo dục được triển khai một cách đồng bộ. Hiệu quả của chương trình giảm nghèo của huyệnkhông chỉ đơn thuần mang tính an sinh xã hội mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên, tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao cho thấy chất lượng giảm nghèo trên địa bàn thị xã chưa bền vững nguy cơ tái nghèo vẫn có thể xảy ra ở những hộ vừa thoát nghèo. Trong khi đó việc kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo tại một số nơi chưa thường xuyên, chất lượng tuyên truyền chính sách giảm nghèo bền vững chưa cao. Đặc biệt là một số hộ nghèo không có khả năng lao động, hộ có thành viên mắc bệnh hiểm nghèo, mắc tệ nạn xã hội…

3.5.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh tuy nhiên khoảng cách thu nhập giữa các thành phần dân cư trên địa bàn còn cao. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm cao.

Chưa huy động được tối đa nguồn lực trong thực hiện giảm nghèo, chưa phát huy được nội lực trong nhân dân và chính người nghèo. Vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách, tâm lý không muốn thoát nghèo để được hưởng ưu đãi của nhà nước và có nhiều hộ gia đình còn muốn “được” nghèo.

Công tác giảm nghèo là một chiến lược chính sách lâu dài, Người làm công tác giảm nghèo phải có tâm huyết. Vì vậy phải có chính sách cho cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo ở địa phương

- Ban chỉ đạo XĐGN một số xã, phường còn lúng túng trong khâu chỉ đạo điều hành, nguyên nhân là do thiếu sự phân công trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ, thiếu sự phối kết hợp giữa các thành viên.

- Công tác tuyên truyền vận động XĐGN trong những năm qua tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu do hình thức tuyên truyền còn giản đơn, nghèo nàn về nội dung dẫn đến việc huy động nguồn lực cho chương trình chưa cao. Một số địa phương, đơn vị còn xem nhẹ công tác tuyên truyền;

- Công tác kiểm tra, giám sát việc điều tra, rà soát hộ nghèo của Ban chỉ đạo giảm nghèo phường đối với các khu phố còn thiếu chặt chẽ, hằng năm chưa có kế hoạch cụ thể viề kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện ở cơ sở và đối tượng thụ hưởng, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo thực hiện chưa nghiêm túc. Nhiều hộ chưa chắc nghèo nhưng nhờ qua được kiểm tra, giám sát như kê khai sai thu nhập, giấu đồ đạc trong gia đình khi có đoàn kiểm tra, giám sát… Hơn nữa ở một số phường chưa tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát.

- Công tác quản lý chưa phân loại theo nhóm hộ nghèo xuất phát từ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)