Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 38 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng TCMN ở một số nước trên thế giới 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung quốc

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc diễn ra vô cùng mạnh mẽ.Các nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc thực sự trở thành đối thủ rất mạnh của các nhà sản xuất ở các nước trên thế giới.

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển vùng nông thôn nhƣ tăng đầu tƣ cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế; trợ giá hàng thủ công mỹ nghệ và có chính sách chỉ phát triển các xí nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ ở vùng nông thôn.

Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị phần nhằm thu lợi nhuận lâu dài thay vì lợi nhuận trước mắt; áp dụng thương mại điện tử để tìm hiểu thị trường quốc tế và mạnh dạn cử phái đoàn đi tìm hiểu thị trường nước ngoài; thành lập hiệp hội quản lý chất lượng hàng xuất khẩu; đổi mới công nghệ và tăng hiệu quả cạnh tranh; tích cực tìm đối tác nước ngoài để liên doanh nhằm chuyển giao công nghệ, bao gồm cả công nghệ quản lý, lấy khoa học kỹ thuật cao để cải tạo và nâng cao chất lƣợng hàng truyền thống.

Có thể rút ra hai điều quan trọng từ sự phát triển của các doanh nghiệp kinh tế nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN ở Trung Quốc nhƣ sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn, đặc biệt dưới hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, để doanh nghiệp vừa và nhỏ này phát huy đƣợc vai trò của mình, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính sách để họ có khả năng điều chỉnh dần dần theo nền kinh tế thị trường trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật. Sự tăng trưởng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào nhiều khả năng của các hệ thống trong nước và địa phương cải thiện các điều kiện khách quan và khả năng công nghệ để doanh nghiệp phát triển.

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Chính sách kinh tế của Thái Lan trong suốt ba thập kỷ qua đã dẫn đến sự tăng trưởng không bền vững và phát triển mất cân đối giữa các miền và nhóm người trong xã hội. Chính phủ của Thủ tướng Thaksin đã đề ra một quốc sách nhằm vực dậy nền kinh tế đất nước từ bộ phận những người dân nghèo này.Chính sách quốc gia đó là chính sách “Một làng, một sản phẩm”.

Chính sách nhằm phát huy tính tự lực, khai thác tính sáng tạo của người dân, sử dụng các nguồn lực của địa phương để phát triển kinh tế của tỉnh. Dự án được coi như một chiến lược tạo ra thu nhập bình đẳng hơn cho người dân nông thôn ở mọi làng quê trên đất nước Thái Lan.

Dự án đƣợc xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản: một là mang tính địa phương nhưng phải tiến ra toàn cầu; hai là phát huy tính tự lực sáng tạo và ba là phát huy nguồn nhân lực.

Với những nguyên tắc trên, dự án có 6 mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất: Tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm địa phương để tăng doanh số bán. Ngoài ra để hàng hoá có thể thâm nhập thị trường thế giới, phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lƣợng quốc tế.

Thứ hai: Làm sống lại, phục hồi và phát huy các kiến thức truyền thống của địa phương nhằm củng cố hiệu quả kinh doanh của địa phương.

Thứ ba: Phát huy những tri thức của địa phương để sáng tạo và tạo ra những sản phẩm và hàng hoá có tính đặc thù.

Thứ tư: Song song phát triển du lịch sinh thái và du lịch tham quan các làng nghề TCMN nhằm tăng thu nhập cho địa phương.

Thứ năm: Xây dựng lòng tự hào dân tộc và xã hội đối với sản phẩm của Thái Lan.

Thứ sáu: Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm để theo kịp thay đổi thị hiếu và sở thích của thị trường.

Những sản phẩm của dự án chính là những sản phẩm truyền thống của địa phương nhưng được cải tiến về mẫu mã và chất lượng để phù hợp với thị hiếu khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và dị biệt trên thị trường toàn cầu.

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

Huyện Gia Lâm nằm ở Đông Bắc thủ đô Hà Nội với 31 xã, 4 thị trấn, dân số khoảng 32,37 vạn người. Nơi đây là vùng có nhiều tiềm năng, đang đƣợc đô thị hóa và đƣợc xác định là huyện đang phát triển các khu công nghiệp của thủ đô.Đây là mối giao thông đi các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, đó là nền tảng cho việc mở rộng giao lưu kinh tế tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế của huyện.Huyện Gia Lâm vốn nổi tiếng với nghề gốm sứ.

Nói về nghề gốm sứ của huyện Gia Lâm, nhắc đến đầu tiên là làng nghề gốm truyền thống Bát Tràng. Gốm Bát Tràng đã nổi danh từ lâu nhờ chất liệu men đặc trưng, sự sáng tạo trong ý tưởng thiết kế, kết hợp nét văn hóa cổ và hiện đại, trang trí hài hòa với họa tiết, tinh túy qua từng nét chạm lộng, khảm khắc tạo hình…Sản phẩm gốm mỹ nghệ của huyện Gia Lâm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và phong cách thể hiện. Những sản phẩm chủ yếu nhƣ: tƣợng mỹ thuật, bình, đôn, lu, chậu, đĩa trang trí, ấm chén, đèn lồng, phù điêu …Các sản phẩm này vẫn đƣợc duy trì và phát triển đến ngày nay, không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước.

Hiện nay sản phẩm gốm Gia Lâm chủ yếu xuất khẩu và phần lớn thuộc nhóm sản phẩm trang trí. Khách hàng yêu thích gốm Gia Lâm có nhu cầu về sản phẩm gốm có thể liên hệ tham khảo đặt hàng tại các doanh nghiệp nhƣ:

Công Ty CP Gốm Sứ Phú Vinh, Công Ty TNHH Son Son, Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hương Hà, Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Phú Vinh, Công Ty TNHH Mỹ Thuật ứng Dụng Hồn Đất Việt Bát Tràng…

Đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ huyện Gia Lâm đã tìm đƣợc thị trường xuất khẩu tại nhiều quốc gia Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đan Mạch Mỹ và Pháp... Với những cơ hội thuận lợi và sự linh hoạt, chủ động trong sản xuất kinh doanh, nhiều cơ sở đã có điều kiện sản xuất ổn định và ngày càng phát triển. Họ cùng liên kết với nhau hợp tác sản xuất để sản phẩm thêm đa dạng mẫu mã, kịp thời hoàn thành số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nên liên tục ký kết đƣợc nhiều hợp đồng lớn.

1.2.2.2. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Địa bàn huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 20km. Có quốc lộ 6 chạy qua nối liền huyện với tỉnh Hòa

Bình, thủ đô Hà Nội và các huyện thị khác trong khu vực. Có 30 xã và 2 thị trấn.Huyện Chương Mỹ nổi tiếng với nghề thủ công mỹ nghệ là mây tre đan.

Huyện Chương Mỹ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nhƣ:

- Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế và doanh nghiệp có vốn và kinh nghiệm về kinh doanh đầu tƣ phát triển nghề và làng nghề.

- Tập hợp các biện pháp thâm nhập và mở rộng thị trường ở cả trong nước và nước ngoài cho các sản phẩm của làng nghề.

- Tăng cường đào tạo nghề.

- Khuyến khích phát triển HTX, doanh nghiệp tƣ nhân và công ty TNHH.

Khuyến khích đầu tƣ áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất.

- Gắn làng nghề với du lịch và bảo vệ môi trường làng nghề.

Trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân huyện cũng đã ban hành quy định phát triển nghề và làng nghề và các biện pháp hỗ trợ bao gồm ƣu đãi vốn và hỗ trợ đầu tƣ; đất cho sản xuất tập trung, ƣu đãi thuế; cung cấp và tìm kiếm thông tin thị trường bao gồm thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại; hỗ trợ công nghệ, môi trường và hạ tầng; tổ chức cho các nghệ nhân đào tạo nghề.

Bên cạnh các chính sách và quy định trên, thành phốđã quyết định dành ngân sách thành phố cho quỹ khuyến công hỗ trợ cho các làng nghề.

Công tác triển khai chính sách toàn diện và tích cực phục vụ phát triển ngành nghề và làng nghề của huyện Chương Mỹ đã làm cho các làng nghề phát triển, đặc biệt xuất khẩu hàng TCMN đã có sự tăng trưởng khá.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín

Từ kinh nghiệm quốc tế và trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín như sau:

- Lựa chọn cho mình chiến lược hướng về xuất khẩu, xác định các mặt

hàng có thế mạnh của địa phương sử dụng nhiều lao động. Huyện cần xác định cho được ngành nghề phù hợp với địa phương là sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

- Phải tạo ra đƣợc những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương để hàng hoá có thể thâm nhập thị trường quốc tế, đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lƣợng quốc tế.

- Phát huy những tri thức của địa phương (các nghệ nhân, thợ lành nghề) để sáng tạo ra những sản phẩm và hàng hoá có tính đặc thù, làm sống lại, phục hồi và phát huy các làng nghề truyền thống trong huyện để giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như phát triển kinh tế địa phương.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phát triển và cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này đƣợc thực hiện thông qua việc hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm để theo kịp thay đổi thị trường.

- Sự quan tâm, khuyến khích phát triển xuất khẩu của huyện cũng nhƣ ban hành một số cơ chế chính sách tạo điều kiện cho xuất khẩu nhƣ: hỗ trợ nguồn vốn, miễn giảm thuế cho các ngành sản xuất xuất khẩu hoặc liên quan đến xuất khẩu, cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành ƣu tiên xuất khẩu.

- Ổn định về chính trị, an ninh xã hội đƣợc giữ vững tạo đƣợc niềm tin và sự an toàn cho các nhà đầu tƣ và bạn hàng.

1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Nguyên Hữu Thắng (2010), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.

Trương Đình Thái (2007), Hoạch định các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tại thành phố Huế.

Lê Thị Hồng Dự (2013),Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Các đề tài trên đều đề cập đến tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhƣng trên các địa bàn khác nhau. Đều chỉ ra những khó khăn trong xuất khẩu như: Cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa thực sự kích thích khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam chƣa cao; Các doanh nghiệp còn chƣa chú trọng đến việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Công tác mở rộng thị trường của các doanh nghiệp còn yếu…

Để khắc phục những khó khăn trên các đề tài cũng đƣa ra đƣợc những giải pháp nhƣ: Quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc phát triển các làng nghề; Tạo chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến xuất khẩu; Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của các Hiệp hội làng nghề; Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho làng nghề; Đổi mới, cải tiến, áp dụng công nghệ để nâng cao chất lƣợng, mẫu mã cho sản phẩm…

Hiện nay trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội chưa có tác giả nào nghiên cứu về hàng thủ công mỹ nghệ cũng nhƣ chƣa đƣa ra các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Việc đi nghiên cứu rất có ý nghĩa, giúp chỉ ra đƣợc những khó khăn mà huyện đang gặp phải, đồng thời cũng đƣa ra những giải pháp giúp cho huyện để khắc mục những khó khăn đó.Để mặt hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm thế mạnh của huyện.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)