Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Thường Tìn, TP Hà Nội
2.1.3. Các đặc điểm về văn hoá - xã hội - môi trường
* Quy mô, cơ cấu dân số:
Tốc độ tăng dân số của huyện có chiều hướng giảm. Giai đoạn 2009 – 2012 mỗi năm tăng 26,9%o, nhƣng giai đoạn 2013 – 2016 giảm còn 14,2%o. Tính bình quân trong giai đoạn 2010 – 2016, tốc độ tăng dân số bình quân giảm xuống 16,6%o. Trong đó vùng giữa có cơ cấu dân số chiếm khoảng 47.49% dân số toàn huyện. Huyện đã tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chiến dịch kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ sinh con lần 3 trở lên năm 2016 giảm khoảng 0,93% so với năm 2015.
* Phân bố dân cƣ:
Dân cƣ phân bố không đều giữa các vùng trong huyện.Mật độ cao tại thị trấn và các vùng trung tâm có xu hướng phát triển, ít hơn ở vùng Tây và Đông. Mật độ dân số ở các khu vực này khá cao do tác động gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới.
2.1.3.2. Nguồn lao động và việc làm của huyện
Dân số và lao động của huyện Thường Tín tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Do vậy nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng nhất của huyện, nên việc phát triển kinh tế phải đƣợc bắt đầu từ những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Dân số, lao động của huyện Thường Tín được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động cho các ngành kinh tế huyện Thường Tín
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 TĐ phát triển
BQ (%) 1. DS tr.tuổi LĐ 116.032 118.582 123.670 103,24
- Riêng nữ 60.636 64.268 65.173 103,67
2. LĐ các ngành 113.010 115.362 120.400 103,22
a. Nông, lâm, TS 62.223 61.438 57.586 96,20
- Nông nghiệp 59.832 58.781 53.788 94,81
- Thủy sản 2.391 2.657 3.798 126,03
b. CN - XD 35.733 39.384 44.389 111,46
- Công nghiệp 31.113 34.171 33.513 103,79
- Xây dựng 4.620 5.213 10.876 153,43
c. Dịch vụ, TM 15.054 14.540 18.425 110,63
3. Việc làm thêm 3.022 3.220 3.270 104,02 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thường Tín) Qua bảng 2.3 trên ta thấy, dân số trong độ tuổi lao động của huyện càng ngày càng tăng, cung cấp nhiều lao động cho huyện. Vì huyện chủ yếu làm nông nghiệp nên số lao động nữ chiếm hơn 50%. Lao động trong ngành nông, lâm thủy sản là cao nhất nhƣng những năm về đây đều giảm. Cụ thể năm 2014 là 62.223 người thì đến năm 2016 còn 57.586 người. Lao động
trong các ngành công nghiệp, xây dựng; dịch vụ , thương mại thì tăng. Điều này cho thấy huyện Thường Tín đang thay đổi, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển.
2.1.3.3. Tài nguyên văn hóa – nhân văn
Huyện Thường Tín có 126 làng, hiện được phân thành 169 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố tại 28 xã và 1 thị trấn được thừa hưởng truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng ven đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, vùng đất này có nhiều dấu ấn đi vào lịch sử. Ngày nay, trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù sáng tạo trong lao động, sản xuất, mang lại những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội. Kế thừa những thành quả đã đạt đƣợc, tranh thủ thời cơ, phát huy truyền thống vốn có và cùng vƣợt qua những khó khăn, thách thức thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Ngoài ra huyện còn có nhiều di chỉ khảo cổ học của thời kỳ đồ đá mới, thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Huyện còn có nhiều địa danh đã đƣợc sử sách ghi lại như Chương Dương Độ, Hà Hồi. Hiện nay toàn huyện có 385 điểm di tích lịch sử, trong đó có gần 100 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp Thành phố. Những di tích nổi bật là chừa Đậu (xã Nguyễn Trãi), chùa Mui( Xã Tô Hiệu), đền thờ Nguyễn Trãi (xã Nhị Khê)… Hàng năm, có hàng nghìn lƣợt khách viếng thăm, hầu hết là khách trong nước với mục đích tĩn ngưỡng. Tuy nhiên tiềm năng du lịch của huyện chƣa đƣợc khai thác triệt để, cần đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các di tích lịch sử và cảnh quan, khôi phục và xây dựng truyền thống văn hóa dân gian. Huyện cũng là đất khoa bảng, có nhiều dòng họ, nhiều gia đình nối đời đỗ đạt.
2.1.3.4. Tình hình môi trường sinh thái trong các làng nghề
Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện có hiệu quả “tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, “chiến dịch giờ trái đất”, “ngày môi trường thế giới”… Đến nay, 100% thôn, cụm dân cƣ đƣợc hỗ trợ xe chở rác thải, làm tốt công tác thu gom, sử lý rác thải.
Tuy nhiên với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội hướng công nghiệp – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ƣu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Môi trường của huyện trong những năm gần đây đã bị tác động mạnh mẽ, đã có dấu hiệu ô nhiễm và các nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, quá trình đô thị hóa.
Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là môi trường của không ít làng nghề đang bị suy thoái trầm trọng. Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất tẩy rửa mây tre trong dây chuyền sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng do khối lượng nước thải của các làng nghề là rất lớn, hầu hết lại chưa qua xử lý mà được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, nhƣ: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt… Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn
thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người dân, trong thời gian tới cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra xử lý vi phạm môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, giải tỏa các bãi rác trái phép tại các xã, thị trấn.
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
2.1.4.1. Thuận lợi
- Do có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, thương mại bằng đường bộ, cho nên huyện có khả năng phát triển theo hướng công, nông, thương nghiệp.
- Tiềm năng đất nông nghiệp nhiều, diện tích đất trồng lúa tương đối mầu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây trồng hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Khí hậu thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hoá cây trồng.
- Công tác quản lý đất đai đƣợc quan tâm đúng đắn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với thâm canh tăng vụ, tăng sản phẩm hàng hoá, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Nguồn nhân lực dồi dào, con người của huyện có tính cần cù chịu khó, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật nhanh trong sản xuất nông nghiệp.
- Có nhiều làng nghề truyền thống, đặc biệt là các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu. Cùng với những chiến lược, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì bản thân các làng nghề, doanh nghiệp mây tre đan đã chủ động trong việc hình thành mối liên kết, tạo sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm của mình.
Trong những năm qua, hoà nhập với công cuộc đổi mới chung của cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Thường Tín đã nỗ lực phấn đấu vươn lên giành được những thành tựu quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, các hoạt động văn hoá xã hội chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân đƣợc ổn định và nhiều mặt đƣợc cải thiện tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thành tích đạt được huyện Thường Tín còn đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách trên bước đường phát triển, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn chậm, nhất là tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. và dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, điểm xuất phát kinh tế thấp, sự hợp tác đầu tƣ còn hạn chế, chƣa khai thác đúng mức tiềm năng của huyện.
- Mật độ dân số huyện là 1.677 người/km, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao. Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn còn thiếu và ít đƣợc nâng cấp cải tạo do thiếu vốn đầu tƣ, cuộc sống văn hoá chƣa đƣợc cải thiện.
- Quy hoạch vùng nguyên liệu mây tre giang của huyện chƣa có, cho nên tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu ngày càng trầm trọng, nhiều đơn vị đã phải nhập khẩu nguyên liệu.
- Sản xuất hàng hoá mới chỉ mang tính tự phát mà chƣa có quy hoạch và kế hoạch chung. Do vậy chưa hình thành được thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản ổn định.
- Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị ngập ứng vào mùa mƣa không có khả năng trồng trọt .