Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng TCMN

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 95 - 99)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Tình hình xuất khẩu hàng TCMN ở các doanh nghiệp điều tra

3.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng TCMN

Khả năng nội tại của doanh nghiệp đƣợc thể hiện trên các khía cạnh điều tra, xét theo định lƣợng, qua bảng 3.13 cho thấy:

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng xuất khẩu hàng TCMN Đơn vị tính: % Nội dung

Ý kiến của các đối tƣợng điều tra

Bình quân Lãnh đạo địa

phương

Lãnh đạo công ty

Lao động

1. Khả năng tài chính của DN 92,5 74,8 89,4 85,57

2. Trình độ tổ chức quản lý 95,2 83,4 72,9 83,83

3. Tác động của quá trình XTBH 90,7 88,2 85,1 88,00

4. Tác động của thông tin thị trường 95,5 92,6 94,2 94,10

5. Vị thế và uy tín của DN 82,6 76,8 82,4 80,60

6. Trình độ kỹ thuật và công nghệSX 88,3 80,6 89,7 86,20

7. Trình độ tay nghề của công nhân 89,4 91,3 95,8 92,17

8. Trình độ marketing 82,6 81,8 80,1 81,50

9. Quy mô sản phẩm doanh nghiệp 93,4 89,9 86,5 89,93

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2017) Theo kết quả điều tra, có tới 85,87% số ý kiến cho rằng khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.Về trình độ tổ chức quản lí, đánh giá chung là 83,83%, trong đó khối thợ lành nghề trong các làng nghề đánh giá là 72,9%, lãnh đạo công ty là 83,4% và nhóm lãnh đạo địa phương đánh giá tầm quan trong là 95,2%.

Nhìn chung các yếu tố tác giả đƣa ra để đánh giá khả năng xuất khẩu hàng hóa của Doanh nghiêp đƣợc các đối tƣợng điều tra đánh giá là sát với thực tế và cũng là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến khả năng xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên còn một số yếu tố cả khách quan và chủ quan của chủ doanh nghiệp về việc phát triển dơn vị đơn giản là để giữ gìn truyền thống làng nghề của địa phương…

Theo các nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa thì nhu câu về xuất khẩu, mở rộng thị trường là rất lớn, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có rất

nhiều thách thức về chất lượng, về phong tục,…vì vậy để định hướng về việc mở rộng thị trường qua hình thức xuất khẩu thì trước hết doanh nghiệp phải có bộ dữ liệu khá lớn về toàn bộ tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của thị trường nhắm tới để đảm bảo thị trường có là tiềm năng phát triển.

3.3.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

*Nhân tố thuộc môi trường kinh tế

Hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một thị trường còn khá khiêm tốn và rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Đặc biệt một số các thị trường tiềm năng như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc,..Tuy nhiên các mặt hàng của thị trường rất khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.Nếu sản phẩm đảm bảo về chất lƣợng, mẫu mã và một số quy định khắt khe của một số nước thì đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phát triển thị trường.Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện Thường Tín chỉ có một số doanh nghiệp đáp ứng đủ các yêu cầu đối với mặt hàng TCMN và số lƣợng sản phẩm xuất còn rất ít.Nguyên nhân chủ yếu về chất lƣợng sản phẩm không đáp ứng, quy mô sản phẩm ít và gặp khó khăn trong các thủ tục hải quan.

* Đặc điểm và xu thể phát triển của các thị trường nhập khẩu

Các thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn luôn thay đổi, biến động cả về mặt thẩm mỹ, thị hiếu, nhu cầu… Đâu cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cụ thể một số nước như:

Với thị trường Nhật, đặc điểm của thị trường này là rất khó tính, sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này phải có yêu cầu mẫu mã đẹp, kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó xu thế phát triển của thị trường Nhật là người dân Nhật bỏ tiền ra mua hàng TCMN, hàng trang trí nội thất không chỉ vì công dụng của

sản phẩm mà còn kèm theo ý nghĩa của sản phẩm sản phẩm thể hiện tính truyền thống, xã hội nhƣ thế nào

Với thị trường Mỹ với dân số trên 300 triệu người, đang dạng về sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Người Mỹ là những người đến từ nhiều quốc gia và châu lục khác nhau nên nhu cầu hay thị hiếu cũng khác nhau. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi xuất sang Mỹ phải đƣợc phân lợi theo cách gọi nhƣ:

hàng quà tặng, hàng lưu niệm, đồ dùng, đồ trang trí, đồ nội thất… và thị trường tiêu dùng mang tính thời vụ chia thành hàng tiêu dùng mùa hè và mùa đông. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu làm bằng tay hoặc dụng cụ thô sơ nhưng người tiêu dùng Mỹ vẫn đòi hỏi cao về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Một chi tiết khác là người Mỹ luôn thích những sản phẩm độc đáo, mới lạ, ấn tƣợng thể hiện cái tôi của mình.

Thị trường rất lớn và quan trọng là thị trường các nước trong khối EU.

Đặc điểm của thị trường này là các nước nằm ở châu Âu, có thị hiếu hay, sở thích mang tính cổ điển, độc đáo và đa phần người tiêu dùng theo đạo thiên chúa giáo nên thị hiếu cũng gắn liền với thiên chúa. Nắm bắt đƣợc những nhu cầu này thì các DN nên chú ý nhiều hơn trong thiết kế, sản xuất sản phẩm có tính độc đáo, thú vị và mang bản sắc riêng. Ngoài ra, phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu sản xuất

*Các nhân tố thuộc về chính sách pháp luật

Thời gian gần đây nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá, thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống, đã có rất nhiều văn bản ban hành nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, gìn giữ văn hoá truyền thống, đồng thời mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng TCMN

được phát triển, nhằm phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho người dân. Đối với chính quyền địa phương cũng đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề nhƣ quy hoạch làng nghề, tổ chức các cuộc triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm…

* Điều kiện tự nhiên

Thường tín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển một số loại nguyên liệu sản xuất nhƣ tre, nứa, mây,…điều kiện phơi sấy cũng gặp rất nhiều thuận lợi. Tuy nhiên gần đây nguồn nguyên liệu tại địa phương không còn nhiều và không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng, nên hầu hết các đơn vị đều phải nhập thêm nhiều ở các vùng khác nhƣ mây, giang,….

* Nhân tố thuộc khoa học công nghệ

Để đáp ứng yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN đều sử dụng công nghệ trong sản xuất đặc biệt trong khâu tinh chế và hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên việc đầu tƣ vào máy móc, thiết bị sản xuất, các nguyên liệu chế tạo,…làm tăng chi phí sản xuất. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ do quy mô vốn thấp nên thường sử dụng các thiết bị đơn giản hơn và giai đoạn thủ công chiếm đa số trong chuỗi giai đoạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)