Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Thường Tìn, TP Hà Nội
2.1.2. Điều kiện kinh tế của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Diện tích tự nhiên của huyện Thường Tín là 127,59km2 (12.759ha) bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1677 người/km2.
Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thường Tín năm 2016 được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Thường Tín năm 2016
TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 12.759 100,0
I Đất nông nghiệp 7.293,75 56,89
II Đất phi nông nghiệp 5.329,69 41,77
III Đất chưa sử dụng 115,56 1,06
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thường Tín)
Qua bảng 2.1 ta thấy,diện tích đất dành cho nông nghiệp vẫn là chủ yếu
>50% tổng diện tích đất tự nhiên. Cụ thể đất nông nghiệp có diện tích là7.293,75 ha chiếm 56,89 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất dùng cho phi nông nghiệp 5.329,69 ha chiếm 41,77% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chƣa sử dụng 115,56 ha chiếm 1,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là diện tích đất cần đƣợc đầu tƣ khai hoang, mở mang phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế trong huyện.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế huyện Thường Tín năm 2016
Phát huy lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua huyện Thường Tín đã thực hiện những chính sách khuyến khích phát triển chung của thành phố. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị gia tăng toàn huyện trong những năm qua và đƣợc thể hiện qua bảng 2.2.
Qua bảng 2.2 cho thấy, giá trị sản xuất của huyện tăng hàng năm, năm 2012 là 4652,9 tỷ đồng và năm 2016 là 15876 tỷ đồng, tăng 11223,1 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với năm 2012.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình 02 ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, giai đoạn 2011 - 2020”. Đến năm 2016 toàn huyện đã chuyển đổi 813 ha đất sản
xuất lúa kém hiệu quả, trong đó chuyển đổi sang trông rau an toàn 256,51 ha, chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản 429,81 ha, chuyển đổi sang trồng hoa cây cảnh 84,91 ha...
Bảng 2.2. Tăng trưởng kinh tế của huyện Thường Tín
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm
(%) I Giá trị SX 4652,9 6060,7 9116,1 11974,6 15876 36,15 1 Công nghiệp -
xây dựng 2633,1 3395,3 5385,1 7101,3 9497,5 38,29 a CN và tiểu
công nghiệp 1496,4 1881,8 3165,7 4195,4 5699,6 40,59 b Xây dựng 1136,7 1513,5 2219,4 2905,9 3797,9 35,35 2 Thương mại -
dịch vụ 1283,1 1768 2601,5 3524,8 4762,5 38,89 3 Nông nghiệp -
Thủy sản 736,7 897,4 1129,5 1348,5 1616 21,73 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thường Tín)
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đến năm 2016 đạt là 9497,5 tỷ đồng, tốc độc tăng trưởng bình quân là 38,29%. Huyện đã quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tƣ vào các cụm, khu công nghiệp.
Đến năm 2015, toàn huyện có 410 doanh nghiệp 43 làng nghề đƣợc công nhận làng nghề truyền thống, có 1.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Giá trị sản xuất đến năm 2016 đạt
4762,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 38,89%. Huyện Thường Tín đang có bước tăng trưởng đột phá nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên giá trị sản lƣợng tăng hàng năm. Xét về cơ cấu chung toàn huyện thì nông lâm nghiệp vẫn giảm.
2.1.2.3. Đặc điểm cơ sở vật chất của huyện - Hệ thống giao thông
Thường Tín có 2 tuyến quốc lộ Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 1A là huyết mạch của quốc gia, gắn liền nhiều vùng kinh tế và các tuyến giao thông khác nhau trong cả nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và giao thông của thành phố Hà Nội, tuyến đường tỉnh 427 (đoạn qua Thường Tín dài 12km) là một trong những tuyến giao thông có vai trò quan trọng của khu vực phía nam thành phố. Đường tỉnh 429 (đoạn qua huyện có chiều dài 3,54km) có vai trò quan trọng đối với các huyện lân cận như Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa,…Ngoài ra, hệ thống đường giao thông cấp huyện có tổng chiều dài 49 km gồm 14 tuyến đường nối từ trung tâm hành chính của huyện lân cận.Tuyến giao thông liên xã cũng góp phần tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh cho phát triển KT – XH.
Hệ thống giao thông của Thường Tín chủ yếu là đường cấp thấp chiếm tỷ lệ gần 80% tổng chiều dài đường giao thông. Đặc biệt là hệ thống đường xã quản lý, toàn bộ mới đạt loại A nông thông trở xuống. Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có tỷ lệ cứng hóa mặt được khá cao.Mức độ cứng hóa đối với đường huyện quản lý đạt 90% trong khi tỷ lệ cứng hóa ở đường cấp xã đạt 68%.Hệ thống cầu và các công trình giao thông của huyện Thường Tín đã đƣợc quan tâm đầu tƣ đảm bảo cho hoạt động giao thông.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua huyện có chiều dài khoảng 17km và qua các ga Thường Tín, Tía và Đỗ Xá, góp phần làm sôi động hoạt động trao đổi hàng hóa từ Thường Tín đi các tỉnh và từ các tỉnh bạn về địa bàn huyện Thường Tín.
Tuyến giao thông đường thủy, đoạn sông Hồng chảy qua địa bàn huyện Thường Tín tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đường thủy và xây dựng các cảng thủy nội địa. Hiện nay, hai cảng lớn đã đƣợc khai thác là cảng Hồng Vân và Vạn Điểm. Các tuyến đò ngang (5 tuyến) giúp vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng và người dân đi lại thuận tiện.
- Về hệ thống điện
Lưới điện huyện Thường Tín năm trong hệ thống lưới điện của thành phố Hà Nội và đƣợc cấp điện từ hệ thống điện miền Bắc. Các phụ tải điện của toàn huyện đƣợc cung cấp chủ yếu từ Trạm biến áp khu vực 110KV Tía và trạm biến áp 110KV Liên Phương với công suất 2x25000KVA- 110/35/22/10KV. Lưới điện sau trạm 110KV Tía có 3 cấp điện áp 35 0 22- 10KV gồm: Lưới điện trung áp 35; 22; 10KV và lưới điện 0,4KV.
- Về hệ thống thuỷ lợi
Nguồn nước tưới chính của huyện được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, nhánh sông Tô Lịch và nhánh sông Thanh Thủy (chảy qua thôn Quang Hiền- xã Hiền Giang). Trong những năm qua, công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống bão lụt của huyện Thường Tín đã được chú trọng đầu tƣ. Các hạng mục công trình đầu tƣ gồm xây dựng, củng cố hệ thống trạm bơm, tu sửa đê, xử lý sạt lở đê, xây dựng điếm canh, cống tiêu nước, nạo vét và kiên cố hóa kênh mương.
Tuyến đê sông Hồng (dài 16,5km), kè Xâm Thị (dài 1,4km) và kè An Cảnh (dài 3,3km) thuộc địa phận 8 xã, gồm có 16 điểm canh đê. Hệ thống công trình thủy lợi huyện Thường Tín đã có: 84 trạm bơm tưới, tiêu gồm 275 máy bơm các loại, trong đó xí nghiệp thủy lợi Hồng Vân quản lý 30 trạm gồm 179 máy từ 1000 – 8000m3/h, trong đó 23 trạm bơm tiêu với 161 máy. Các HTX nông nghiệp quản lý 54 trạm bơm tưới, tiêu cục bộ với 96 máy bơm các
loại, trong đó 25 trạm bơm tiêu với 48 máy. Hiện có 280 km kênh tưới, tiêu cấp 1, cấp 2 và 531km kênh tiêu cấp 3, cấp 4 với gần 1000 cầu, cống các loại.
Trên tuyến đê sông Hồng có trạm bơm tưới Hồng Vân với 5 máy (8000m3/h) được nhà nước đầu tư xây dựng từ năm 1963, hàng năm được tu sửa – nâng cấp đã giải quyết được việc tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trạm bơm tiêu Bộ Đầu gồm 27 máy đƣợc nâng cấp từ 800m3/h lên 1000m3/h vào năm 2008. Hệ thống tiêu úng trên tuyến sông Nhuệ gồm 4 trạm bơm với 36 máy có công suất 4000m3/h, 1 trạm bơm có 10 máy với công suất 8400m3\h và 13 trạm bơm với 105 máy có công suất 1000m3/h. Hiệu quả mà các công trình thủy lợi mang lại thể hiện bởi năng suất, sản lƣợng nông nghiệp tăng qua hàng năm.