Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Những thành công, tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong công tác xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn huyện Thường Tín giai đoạn 2014- 2016
Nhà nước cũng như UBND huyện Thường Tín trong những năm gần đây đã quan tâm đến các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ, tạo mọi điều kiện cho các làng nghề cũng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Đã đạt đƣợc những thành công nhƣ:
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần thu ngoại tệ. Qua đó, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sử dụng thời gian nhàn dỗi của người dân trong mùa vụ.Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của huyện trong thời gian qua tuy không lớn so với các mặt hàng khác những số lƣợng tăng ổn định, năm sau cao hơn năm trước đề số lượng, chất lượng và cơ cấu mặt hàng.Thị trường xuất khẩu được mở rộng thêm. Trước kia chủ yếu xuất sang Nga (Liên xô cũ), thị trường các nước Đông Âu (EU) thì hiện nay đã xuất khẩu sang nhiều thị trường, có thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, các nước trong khu vực châu Á… Mặt hàng xuất khẩu trước đây chỉ tập chung ở một số mặt hàng nhƣ mây tre đan đơn giản, thêu dệt đơn thuần, chƣa có tính thẩm mỹ cao. Nay đã phát triển thêm nhiều mặt hàng mới nhƣ: mây tre đan cao cấp, tranh thêu nghệ thuật, sơn mài…
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bước đầu đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu có trình độ, am hiểu về nghiệp vụ marketing, tạo mẫu, tổ chức sản xuất… có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong công tác tìm kiếm bạn hàng, phát triển thị trường mới, thị trường tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp đã phát huy các lợi thế của địa phương về nguồn lực dồi dào, chi phí nhân công thấp, nguồn nguyên liệu sẵn có để đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm.
Các doanh nghiệp còn quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, tạo thị trường ổn định, khai thác các thị trường mới, tiền năng.Góp phần xây dựng hình ảnh tích cực của huyện Thường Tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.4.2. Những hạn chế trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Bên cạnh những thành công thì sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua và hiện nay còn một số tồn tại và hạn chế là:
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tuy có thuận lợi lớn là chủ yếu sử dụng nguồn nguyên vật liệu dồi dào trong nước, nhưng việc tổ chức khai thác, cung ứng một số nguyên liệu cho sản xuất thường phải mua lại từ nhiều nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí là nguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, và trong trường hợp này thường không có hoá đơn giá trị gia tăng để được hoàn thuế khi xuất khẩu.
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn đƣợc tiến hành tại các làng nghề có từ lâu đời, nay những ngành nghề có nhu cầu mở rộng và phát triển thì gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém, môi trường bị ô nhiễm nặng nề do sử dụng chất đốt rắn, chất thải không đƣợc xử lý ...., đối với các đơn vị sản xuất nhỏ, ngay cả đối với các làng nghề thì đây là gánh nặng, họ không có khả năng xử lý nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước,của Trung Ương hay của các Huyện, Thành phố.
Mặc dù sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi đầu tƣ vốn lớn nhƣ đã nêu ở trên, nhƣng các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí chỉ là các hộ gia đình sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, vẫn khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng, nhất là vốn tín dụng theo chính sách ưu đãi của Nhà nước, kể cả vốn đầu tư cho sản xuất và vốn mua nguyên vật liệu, thu gom hàng hoá trong sản xuất, kinh doanh. Hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu về tài sản thế chấp của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, các đơn vị sản xuất kinh doanh loại hàng hoá không dễ gì có thể vƣợt qua.
Việc chƣa tạo ra đƣợc chất lƣợng sản phẩm đồng đều, ổn định với mẫu mã đa dạng, phong phú là do các chủ thể sản xuất kinh doanh không nắm bắt hết được yêu cầu của thị trường nước ngoài về mẫu mã. Ngoài ra các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ luôn phải cạnh tranh quyết liệt để chiếm được thị phần ở thị trường bên ngoài. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng của nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, ....
Thị trường tiêu thụ vẫn là yếu tố có tính quyết định cho việc tổ chức và phát triển sản xuất. Mặc dù khẳng định nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và thị trường Thế giới vẫn còn và có khả năng tăng lên theo mức sống của dân cư, theo sự phát triển giao lưu thương mại-du lịch và trao đổi văn hoá giữa các nước; nhưng để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu cuả từng thị trường, tiếp cận được thị trường, tìm được đối tác kinh doanh, xây dựng đƣợc mối quan hệ bạn hàng lâu dài và ổn định là những công việc có nhiều khó khăn phức tạp không phải ai cũng có thể vƣợt qua và là công việc cần có sự hỗ trợ của Nhà nước dưới nhiều hình thức.
Trong những năm vừa qua, đơn vị sản xuất kinh doanh nào nắm đƣợc yếu tố này và xử lý tốt những việc liên quan thì đều có những bước phát triển khá tốt, tăng đƣợc kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên, những đơn vị làm đƣợc những việc này chƣa nhiều. Ngay cả đối với các đơn vị này, nhiều khi những công việc nêu trên cũng là một gánh nặng không thể vƣợt qua, vì chi phí cho các khâu xúc tiến thương mại cũng khá tốn kém mà người sản xuất kinh doanh thường không thể làm nổi nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thủ tục hành chính trong tất cả các khâu sản xuất, lưu thông, giao nhận vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá vẫn còn là vấn đề không ít khó khăn phiền hà cho người sản xuất kinh doanh; làm cho họ phải vất vả, tốn kém mới có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn tín dụng ƣu đãi, tiếp cận
các nguồn nguyên liệu hoặc có thể giải phóng nhanh lô hàng đảm bảo thời hạn giao hàng theo hợp đồng xuất khẩu.
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của huyện Thường Tín
Cùng với những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế mà ngành hàng thủ công mỹ nghệ nước ta nói chung và huyện Thường Tín nói riêng đang phải đương đầu và thách thức như đã được đề cập ở trên. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó có thể kể đến nhƣ:
Huyện Thường Tín còn thiếu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, chính sách tín dụng chƣa hợp lý.
Hoạt động đào tạo mới mang tính chất “truyền tay” từ các hộ gia đình, chƣa có tổ chức và quy hoạch đào tạo nghề trên phạm vi huyện.
Từ khi Nhà nước cho phép mở rộng sản xuất kinh doanh đối với tất cả các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế thì hầu nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá trong cả nước và các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vẫn phải tự bươn chải, xoay xở trước những khó khăn của thị trường.Thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo sự liên kế giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà kinh doanh.Sự liên kết chủ yếu mang tính tự phát, thiếu cụ thể dẫn đến hạn chế về sự đầu tƣ, kinh doanh.
Do thiếu thông tin nên việc nắm bắt, xử lý thông tin trong các doanh nghiệp bị hạn chế (thông tin về thị trường, về thị hiếu khách hàng).
Các vùng nguyên liệu tự nhiên mặc dù dồi dào nhƣng với tốc độ khai thác ngày càng nhiều thì đến lúc phải cạn kiệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tìm kiếm đầu vào để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Hầu hết sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay là đƣợc làm theo các mẫu mã đã có từ trước nên khách hàng cảm thấy đơn điệu, ít hấp dẫn. Và để có đƣợc sản phẩm chiếm cảm tình của khách hàng thì phải đầu tƣ nhiều thời
gian và công sức.Huyện cũng chƣa xây dựng đƣợc những trung tâm giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ lớn, có sức hút các khách hàng.Chủ yếu việc giới thiệu sản phẩm mới mang tính thụ động và nhỏ lẻ.
Các nhà quản lý và kinh doanh chƣa quan tâm nhiều đến công tác tiếp thị, chưa tham gia thường xuyên các cuộc triển lãm để trực tiếp giới thiệu sản phẩm với bạn hàng nước ngoài.
Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngành còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng mới để ký kết hợp đồng. Các Doanh nghiệp không trực tiếp nghiên cứu thị trường nước ngoài mà chỉ tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại và nước ngoài.