Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng TCMN trên địa bàn huyện Thường Tín
3.5.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Thường Tín thời kỳ hội nhập quốc tế
3.5.2.1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp
Thực hiện tốt công tác phát triển doanh nghiệp, chủ động xác định chiến lược mặt hàng và thị trường xuất khẩu của mình; thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.
Để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu thị trường để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu trên thế giới. Các doanh nghiệp phải luôn thay đổi mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm đồng thời cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình để vừa tạo được vị thế trên thị trường đồng thời tránh được tình trạng bị mất mẫu mã sản phẩm. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường hợp lý. Và dù lựa chọn phương thức thâm
nhập thị trường theo cách nào thì cũng phải nghiên cứu kỹ dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả... và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường: Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng; hạ giá thành sản phẩm; đảm bảo thời gian giao hàng; duy trì chất lƣợng sản phẩm.
Một là, tăng cường hoạt động marketing: Trong thời gian qua, hoạt động marketing của các doanh nghiệp còn mờ nhạt, manh mún, thiếu tính chủ động. Trong những năm tới, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải sử dụng cho mình một chiến lược nghiên cứu thị trường cụ thể, nên thành lập một bộ phận chuyên biệt nghiên cứu thị trường. Các nhân viên của phòng (ban) này cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về marketing, thị trường quốc tế và cần có chi phí thoả đáng cho lĩnh vực này. Để phát hiện thị hiếu người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nước ngoài đối với hàng thủ công mỹ nghệ doanh nghiệp có thể đều đặn thăm các cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác; các cửa hàng lưu niệm trong các khách sạn 5 sao; các siêu thị, trung tâm thương mại của các công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam nhƣ Sài Gòn Haprosimex...; các tạp chí chuyên ngành nhƣ Haritage của Vietna Airlines, tƣ vấn tiêu dùng, báo đẹp...; nhờ bạn bè hoặc họ hàng hay tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài nhờ họ thu lượm các catalogue hay chụp ảnh, gửi địa chỉ của các nhà nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước họ cho doanh nghiệp hoặc có thể hỏi sự giúp đỡ của các sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đối với những yêu cầu của mình.
Hai là, thực hiện tốt chính sách đa dạng hoá sản phẩm: Hiện nay, do nhu cầu trên thế giới đang thay đổi. Vì vậy, cần tiến hành đa dạng hoá sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đầu tƣ dây chuyền sản xuất các mặt hàng có nhu cầu. Đồng thời, cần sản xuất ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt: Với phương châm lấy giá cả làm công cụ cạnh tranh, việc xây dựng đƣợc một chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý sẽ là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu
Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu: Chất lƣợng giá cả là những vấn đề có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quyết định sức cạnh tranh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới
Nâng cao năng lực thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng: hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng có tính thời trang. Ngoài yếu tố về chất lƣợng, giá cả thì yếu tố hợp thời trang cũng quyết định tới tình hình tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý nhưng lạc mốt thì cũng khó cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nâng cao năng lực thiết kế mẫu mốt cho sản phẩm là một công việc rất cần thiết để tạo đà nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Để đảm bảo nguyên liệu ổn định cho sản xuất, các doanh nghiệp cần hết sức coi trọng mối liên kết với người sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào, quan tâm đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu.
Ba là, đổi mới thiết bị và công nghệ: Sản phẩm mang nặng tính thủ công dẫn đến chất lƣợng không ổn định, mẫu mã đơn điệu, kiểu dáng bao bì kém hấp dẫn là hệ quả của một quy trình sản xuất thủ công. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường để có thể cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu thì yêu cầu đổi mới, cải thiện công nghệ nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng là vấn đề hết sức quan trọng. Một số giải pháp đƣợc đƣa ra là:
Cần có sự kết hợp đan xen giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, giữa thủ công và cơ khí sao cho đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và vệ sinh môi trường
Tận dụng hợp tác với đối tác để đƣợc hỗ trợ đầu tƣ chiều sâu cho sản phẩm. Thông qua việc các đối tác cử các chuyên gia sang hướng dẫn công
nghệ sản xuất, các làng nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nên nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm. cách làm của họ, đặc biệt đối với các yêu cầu về tính thẩm mỹ để sản phẩm tạo ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Các công ty trong các lĩnh vực chuyên ngành nên có những hỗ trợ tích cực cho các làng nghề tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tính hiệu quả của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Bốn là, tổ chức liên kết: Cần thực hiện tốt liên kết giữa các bộ phận về sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức tiêu thụ sản phẩm; liên kết trong và ngoài nước; liên kết giữa các thành phần kinh tế thông qua các hợp đồng khả thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi pháp nhân phát huy tính chủ động và thế mạnh của mình trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Chú trọng giữ vững và mở rộng thị trường: Song song với việc nghiên cứu thị trường, việc duy trì các mối quan hệ làm ăn với khách hàng truyền thống, các bạn hàng đã từng có quan hệ với doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng. Đồng thời phải có chiến lƣợc nhằm mở rộng các mối quan hệ tìm kiếm khách hàng mới là một trong những biện pháp tích cực để phát triển thị trường xuất khẩu.
Năm là, phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:
Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề.
Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình định hướng cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực mới trong điểu kiện hội nhập kinh tế quốc tế; tổ chức sắp xếp lại quy trình sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các mô hình quản lý kinh doanh tiên tiến, tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất kinh
doanh; khai thác những tiện ích của công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất và khai thác thông tin thị trường, cập nhật cơ chế chính sách mới
Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động: Nhân lực là một trong bốn yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất. Do đó đào tạo nguồn nhân lực luôn luôn là công việc cần thiết đối với doanh nghiệp nói chung. Con người là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo, đào tạo, bồi dƣõng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý.
3.5.2.2. Giải pháp về thị trường
* Đối với thị trường trong nước
Thiết lập, củng cố và tăng cường quan hệ mật thiết với hệ thống bán buôn, bán lẻ tại các trung tâm thương mại lớn của đất nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Năng...).
Tăng cường quan hệ giữa các công ty sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với các hộ sản xuất để các công ty trở thành cơ sở thu gom giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm của hộ sản xuất quy mô nhỏ đƣợc thuận lợi. Quan hệ này thường xảy ra trong nội bộ một làng nghề (công ty là người thu gom hoặc tuỳ theo từng loại sản phẩm, các hộ nhận gia công cho công ty về sản xuất một bộ phận hay toàn bộ sản phẩm).
* Đối với thị trường nước ngoài
Tăng cường công tác thông tin về pháp luật và chính sách thương mại của các nước, để có thể chủ động đối phó với sự thay đổi chính sách của các nước một cách có hiệu quả. Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về
“chống bán phá giá”. Các nước nhập khẩu thường sử dụng cái gọi là “bán phá giá” như là một rào cản thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng nhãn mác sinh thái để đối
phó và vượt qua các rào cản môi trường như ở thị trường Hoa Kỳ và EU.
Nâng cao nhận thức về thương hiệu, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá bởi vì cạnh tranh bằng chất lƣợng sản phẩm, giá cả là chƣa đủ mà cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá.
Các thị trường nước ngoài có những nhu cầu, thị hiếu, sở thích hay phong tục, xu hướng phát triển khác nhau. Nên các DN phải nguyên cứu kỹ từng thị trường để đưa ra các sản phẩm đáp ứng từng thị trường, khi đã đáp ứng được các nhu cầu của từng thị trường thị mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường đó
* Giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống:
Mặt hàng xuất khẩu bao giờ cũng gắn với thị trường cụ thể. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng TCMN cần có giải pháp giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống, có quan hệ ổn định lâu dài với các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay xuất khẩu hàng TCMN của huyện Thường Tín chủ yếu ở các thị trường: Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Hoa Kỳ...
3.5.2.3. Giải pháp đối với ngành nghề thủ công nghiệp và làng nghề
* Quy hoạch vùng sản xuất cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Việc đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của làng nghề, vì thế để phát triển làng nghề cần phải quy hoạch vùng nguyên liệu, có kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ chu đáo. đồng thời xây dựng các cơ sở chuyên khai thác, chế biến và cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho các làng nghề. Cùng với việc tổ chức khai thác nguyên liệu tốt hơn để tránh tuỳ tiện khai thác một cách bừa bãi không có kế hoạch cần tiến hành quy hoạch và nhân rộng mô hình trồng nguyên liệu để chủ động cung ứng cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ..
* Quy hoạch các làng nghề sản xuất hàng TCMN
Sản phẩm TCMN xuất khẩu do các doanh nghiệp và các làng nghề sản xuất ra, trong đó sản lƣợng từ các làng nghề là chủ yếu. Để đạt đƣợc các dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN và giải quyết việc làm cho lao động của huyệnThường Tín cần khẩn trương xây dựng quy hoạch các làng nghề đang mai một vì sản phẩm không có đầu ra, không cạnh tranh đƣợc với những sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.
Quy hoạch phát triển các làng nghề theo hướng hình thành cụm trung tâm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của mỗi làng xã, tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở, đảm bảo kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...), đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; theo mô hình làng nghề - làng du lịch (trong các làng nghề có khu vực sản xuất, có nơi trƣng bày giới thiệu sản phẩm và khách hàng đến sẽ không chỉ tham quan mà còn đƣợc chứng kiến cách thức làm ra sản phẩm, từ đó thu hút đƣợc khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, tiêu thụ được sản phẩm, thu hút được đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước)
Thực tế quy hoạch các làng nghề là việc khó và rất phức tạp do rất nhiều khó khăn khác nhau nhƣ thu nhập thấp, không có việc làm, nhiều làng nghề đã đóng cửa, lao động thủ công đã chuyển đi làm công việc khác để kiếm sống.
Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm không tiêu thụ và xuất khẩu đƣợc, bởi vậy thông qua điều tra nhu cầu của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN có thể ký đƣợc hợp đồng dài hạn ổn định để các làng nghề tự hồi phục là chính. Đồng thời các doanh nghiệp cùng với các cơ quan chức năng cùng hợp tác tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để phát triển sản xuất. Chỉ trên cơ sở quy hoạch các làng nghề ổn định sản xuất mới tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.
* Các giải pháp khôi phục và phát triển làng nghề
- Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề
Trên cơ sở quy hoạch các làng nghề đã nêu ở trên, xây dựng phương án khôi phục và phát triển các làng nghề. Quy hoạch và kế hoạch khôi phục, phát triển làng nghề phải gắn với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh, địa phương và phải lấy thị trường làm căn cứ.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề
Trước hết bản thân các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong các làng nghề phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, phải chú ý đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra thương hiệu sản phẩm có uy tín và đăng ký bản quyền thương hiệu, cải tiến mẫu mã cho hợp thị hiếu, tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng về chất lượng, giá cả, phương thức phục vụ và phải lấy chữa tín làm đầu. Không những thế, các cơ sở, các hộ sản xuất ở làng nghề cần đẩy mạnh liên doanh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nội bộ làng nghề mà cả đối với ngoài vùng, ngoài thành phố để có điều kiện tiếp cận, mở rộng thị trường
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các làng nghề
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, năng lực kinh doanh cho chủ hộ, chủ doanh nghiệp và kỹ năng tay nghề cho người lao động nhƣ đã nêu ở phần doanh nghiệp.
Đối với những làng thuần nông đƣợc nhân cấy nghề và trở thành làng nghề theo tiêu chuẩn, nhà nước hỗ trợ cùng địa phương về kinh phí để mở các lớp đào tạo tay nghề cho lao động mới.
Đối với những người lao động đang làm nghề trong các làng nghề và đối với những thanh niên nông thôn chưa có việc làm, cần phải có chương trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người đang làm nghề và đào tạo những người chưa có tay nghề để họ có cơ hội tìm đƣợc việc làm trong các cơ sở ngành nghề trong làng nghề. Thực hiện tốt quy chế xét tặng danh hiệu “nghệ nhân”, danh hiệu
“bàn tay vàng” cho những người thợ giỏi; tổ chức cho các nghệ nhân trong các làng nghề đi tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài...
- Phát triển đa dạng các loại hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề
Phát triển loại hình hộ gia đình: Là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các làng nghề hiện nay. Cần quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn hộ gia đình trong các làng nghề sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ gia đình kinh doanh thuận lợi.
Phát triển loại hình tổ hợp tác: Là hình thức liên kết tự nguyện của các hộ gia đình trong làng nghề cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng. Cần có chính sách khuyến khích để các hộ gia đình trong một làng nghề cùng hợp tác trở thành một hoặc một vài tổ hợp tác quy mô lớn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn hơn, hiệu quả ngày càng cao hơn.
Phát triển loại hình hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp sức góp vốn lập ra theo quy định của pháp luật. Cần phải có biện pháp chuyển đổi phương thức hoạt động cho phù hợp với các cơ chế mới với sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đồng thời cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách ƣu đãi, khuyến khích phát triển hợp tác xã.
Phát triển các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Cần tạo môi trường pháp lý ổn định, khuyến khích và động viên các chủ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bỏ vốn vào phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.
Khuyến khích hỗ trợ phát triển các hình thức Hiệp hội ngành nghề, làng nghề nhằm giúp nhau về kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ lợi ích cho nhau chống lại các thế lực gây khó khăn cho các làng nghề trong tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm làng nghề.