Đánh giá hoạt động tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 53 - 61)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

2.4. Đánh giá hoạt động tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Ưu điểm

Một là, UBND huyện đã quan tâm sát sao đến việc tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo các nguyên tắc trong tuyển dụng công chức cấp xã về công khai, minh bạch, bình đẳng, khách quan, đúng pháp luật. Kế hoạch tuyển dụng được thông báo rộng rãi

50

trên các phương tiện thông tin đại chúng để các đối tượng có nhu cầu biết, đăng ký tham gia, nhân dân giám sát.

Hai là, hình thức tuyển dụng thông qua xét tuyển tập trung đã tuyển dụng được số lượng công chức cấp xã theo yêu cầu, tiết kiệm kinh phí tổ chức, đảm bảo tính cạnh tranh trong tuyển dụng với tỷ lệ 3/1 (100 người dự tuyển trên 32 chỉ tiêu). Kỳ tuyển dụng này đã thu hút rộng rãi đối tượng tham gia dự tuyển, không giới hạn đối tượng dự tuyển trong phạm vi cấp huyện và đối tượng hợp đồng lao động tại cơ quan đơn vị có nhu cầu tuyển dụng mà còn thu hút được những tri thức trẻ có trình độ đại học tham gia dự tuyển.

Ba là, việc tuyển dụng công chức cấp xã được thực hiện đúng theo quy trình, thẩm quyền của pháp luật quy định. Các bước tuyển dụng được thực hiện theo lộ trình, thời gian (xác định nhu cầu, lập kế hoạch đến khâu chuẩn bị, tổ chức xét tuyển, công nhận kết quả tuyển dụng, phân công công tác, tập sự và công nhận chính thức). Kế hoạch tuyển dụng được xây dựng chi tiết, nêu cụ thể các nội dung như: Chỉ tiêu chức danh công chức cần tuyển dụng đối với từng đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện; điều kiện tiêu chuẩn của người dự tuyển tương ứng với từng chức danh cần tuyển dụng, thành phần hồ sơ dự tuyển; thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, hình thức, nội dung, thời gian tuyển dụng, xác định các đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng. Nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân được phân công rõ ràng (Hội đồng xét tuyển, Ban và thành viên các Ban Hội đồng tuyển dụng) đã tránh được sự chồng chéo, bị động trong quá trình thực hiện. Trước khi tổ chức xét tuyển, các tổ chức, cá nhân liên quan đã được quán triệt về trách nhiệm, tập huấn các nội dung về nghiệp vụ kiểm tra, sát hạch, công tác kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên nên trong quá trình tổ chức thực hiện xét tuyển không xảy ra sai sót, tiêu cực.

Bốn là, về nội dung tuyển dụng, ngoài việc xét điểm học tập, UBND huyện đã xây dựng hệ thống câu hỏi để thực hiện phỏng vấn sát hạch đối với từng chức danh công chức. Mỗi chức danh công chức cấp xã có hệ thống câu hỏi vấn đáp về những vấn đề chung, kiến thức chuyên ngành, đặc điểm địa phương qua đó có thể

51

sát hoạch đánh giá thí sinh một cách toàn diện để chọn ra những người đáp ứng được yêu cầu cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng kỳ xét tuyển.

Năm là, việc tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng so với quy định trong đó ưu tiên người có trình độ từ đại học trở lên. Kỳ xét tuyển công chức cấp xã lần này đã tuyển dụng được người có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, chất lượng cao trình độ đại học, cao đẳng chiến tỷ lệ đa số.

Sáu là, công chức cấp xã sau khi trúng tuyển đã được UBND cấp huyện bố trí đúng chức danh, UBND cấp xã quan tâm bố trí công việc phù hợp với vị trí chức danh đảm nhận. Công chức trúng tuyển được thực hiện chế độ tập sự, người hướng dẫn tập sự là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực, đã hướng dẫn các công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tập sự. Căn cứ vào các quy định hiện hành, sau kỳ tuyển dụng công chức cấp xã tập trung hiên nay 100% công chức cấp xã trúng tuyển để được công nhận hết thời gian tập sự, tiếp tục được bố trí công tác ở vị trí việc làm của chức danh công chức cấp xã đã tuyển dụng.

Sau khi được tuyển dụng, công chức cấp xã trúng tuyển đã được quan tâm cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. UBND cấp huyện, cấp xã đều quan tâm bố trí cho công chức cấp xã đi bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, một số công chức được cử đi học trình độ đại học, cao đẳng để nâng cao trình độ chuyên môn.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam còn có một số hạn chế, bất cập, cụ thể:

- Hạn chế, bất cập về quy trình, thành phần hồ sơ, nội dung xét tuyển

+ Quy trình tuyển dụng quá phức tạp và rườm rà. Từ khâu thông báo tuyển dụng, thu hồ sơ dự tuyển, thẩm định hồ sơ dự tuyển, thu phí dự tuyển, thành lập các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, tổ chức xét tuyển, phỏng vấn, tổng hợp kết quả tuyển dụng, thông báo kết qua tuyển dụng, tổ chức phúc khảo, công nhận kết quả tuyển dụng đều phải trải qua một cách tuần tự, tương ứng với mỗi

52

bước kèm theo một hệ thống các quy định về thời gian thực hiện, nguồn lực để thực hiện. Do vậy cần rất nhiều thời gian, nhân lực, kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất để thực hiện.

+ Thành phần hồ sơ tuyển dụng công chức cấp xã còn phức tạp và mang tính hình thức gây tốn kém thời gian, kinh phí. Cụ thể người dự tuyển phải có đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định: Đơn đăng ký dự tuyển công chức cấp xã theo mẫu, bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển, bản sao giấy khai sinh; bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của chức danh công chức dự tuyển; trường hợp đã tốt nghiệp, nhưng cơ sở đào tạo chưa cấp bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp thì nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy chứng nhận sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển, giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức cấp xã (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

+ Nội dung và hình thức xét tuyển, đề thi tuyển chưa sát với thực tế đại phương và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng, còn mang tính chung chung. Đề thi phỏng vấn còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và phổ quát tình hình thực tế.

- Hạn chế, bất cập theo quy định của pháp luật đối với địa phương hiện nay về công tác tuyển dụng công chức cấp xã

+ Về quy chế ra đề thi và đáp án đề thi: Ban kiểm tra sát hoạch của Hội đồng tuyển dụng thực hiện xây dựng đề phỏng vấn và tổ chức thực hiện việc phỏng vấn người dự tuyển điều này cho thấy chưa có quy định chặt chẽ, rõ ràng, chưa có tính pháp lý ràng buộc cao đối với việc bảo mật, hình thức quản lý, trách nhiệm của cơ quan liên quan nên trong thực tế có khả năng xảy ra việc thiếu khách quan đối với một số trường hợp, việc bảo mật có thể chưa được đảm bảo chắc chắn, có thể rò rỉ thông tin, dể xảy ra tiêu cực.

53

+ Về điều kiện tuyển dụng: Tại điểm b, Điều 10 của Thông tư 06/2012/TT- BNV hướng dẫn thực hiện đối với các điều kiện khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP: theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng do UBND cấp xã xây dựng gắn với ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ đối với từng chức danh công chức cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản báo cáo về các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Song trong thực tiễn UBND cấp xã thực hiện còn lúng túng do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về mô tả kỹ năng, kinh nghiệm cho từng chức danh, hơn nữa trình độ cán bộ UBND cấp xã còn những mặt hạn chế nhất định nên việc xác định điều kiện cụ thể cho vị trí dự tuyển còn gặp khó khăn, dể rơi vào cảm tính. Trong cùng một thời điểm phải tham mưu phê duyệt nhiều điều kiện dự tuyển theo đề nghị của UBND cấp xã nên việc thẩm định có thể không sát với yêu cầu, kéo dài thời gian ảnh hưởng đến việc công khai điều kiện cho các đối tượng dự tuyển nghiên cứu, đăng ký tham gia dự tuyển. Trong huyện có nhiều xã, thị trấn nếu mỗi xã đề xuất điều kiện dự tuyển khác nhau sẽ gây khó khăn cho việc đề ra điều kiện chung và có thể cục bộ địa phương.

+ Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính: Trên thực tế hiện nay điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển có sự khác nhau, đối với các trường hợp học tập theo loại hình vừa học vừa làm thường có điểm cao hơn so với người học loại hình chính quy; Người học ở các trường địa phương thường có điểm cao hơn so với hệ thống trường chuẩn quốc gia do đó khi thực hiện xét tuyển kết quả sẽ thiếu chính xác.

+ Về ngành tuyển dụng: Hiện nay, theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV đã có hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ của mỗi chức danh công chức nhưng chưa có quy định cụ thể về trình độ chuyên ngành cho mỗi chức danh nên khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cho mỗi chức danh có những chuyên ngành khác nhau và sau khi tuyển dụng thì một số công chức có chuyên ngành không phù hợp không phát huy được chuyên môn sở trường công tác.

54

- Những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã

+ Công tác tổ chức chưa được thực hiện thường xuyên hằng năm mà chỉ thực hiện một lần trong cả giai đoạn nhiều năm điều này làm ảnh hưởng chung đến tâm lý xã hội và định hướng công việc của một số sinh viên tốt nghiệp ra trường hằng năm mong muốn về làm việc tại địa phương.

+ Chưa quy định ngành, chuyên ngành đào tạo được tham gia tuyển dụng vào các chức danh cụ thể, do đó các địa phương còn thực hiện chưa sâu sát.

+ Việc xét tuyển thông qua điểm học tập, tốt nghiệp nhất là đối với loại hình đào tạo từ xa, vừa học vừa làm chưa đánh giá hết khả năng về thực hiện chuyên môn nghiệp vụ sau khi tuyển dụng nên một số trường hợp không đáp ứng được yêu cầu.

+ Cơ chế thu hút nhân lực có trình độ cao về công tác tại cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu, đồng thời điều kiện làm việc tại cấp xã còn nhiều khó khăn nên sau khi tuyển dụng được người có trình độ cao thì chưa phát huy được hết khả năng.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế - Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy định về tuyển dụng công chức cấp xã còn chung chung, chưa đầy đủ và đồng bộ, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung cụ thể, hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến đặc thù vùng miền; việc giải quyết vướng vướng mắc từ thực tiễn các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương còn chậm nên việc triển khai còn lúng túng, thiếu đồng bộ, thống nhất.

Thứ hai, tuyển dụng công chức cấp xã thực hiện theo Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, tại hai văn bản này không quy định chi tiết, cụ thể về các điều kiện khác trong nhu cầu đăng ký tuyển dụng nên gây khó khăn cho địa phương

55

trong quá trình thực hiện. Quy định trình độ đảm nhận các chức danh công chức là Trung cấp thì sau khi tuyển dụng phải đào tạo để nâng cao trình độ điều này bất cập, mất thời gian đi đào tạo trong khi tuyển dụng công chức vào để làm việc.

Thứ ba, quy định pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức cấp xã quy định về nội dung và hình thức thi tuyển cụ thể nên cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã buộc phải áp dụng theo quy định.

Thứ tư, phương pháp tuyển dụng hiện nay tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam còn thiếu tính đa dạng, nhất là thực hiện tuyển dụng bằng hình thức vấn đáp; Nội dung vấn đáp dựa vào câu hỏi định sẵn, chưa có định khung để đánh giá đầy đủ về năng lực, trình độ hiểu biết về nghề nghiệp và chất lượng thực sự của người tham gia dự tuyển, từ đó có thể đánh giá thiếu toàn diện, loại bỏ cơ hội trở thành công chức cấp xã của một số ứng viên có năng lực thực sự.

- Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, việc tuyển dụng công chức cấp xã trong thời gian qua chịu sự chi phối bởi ý chí chủ quan của những người tham gia Hội đồng tuyển dụng, sự can thiệp của các cấp chính quyền nên ảnh hưởng đến hoạt động của Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ công chức được tuyển dụng.

Thứ hai, Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên một số công chức tham gia Hội đồng chưa thật sự dành thời gian nghiên cứu về các nội dung liên quan; một số thành viên tham gia gia các Ban giúp việc của Hội đồng chưa có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng nên có khả năng ảnh hướng đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyển dụng.

Thứ ba, cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời theo như quy định. Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện sau khi đã hoàn thành kỳ tuyển dụng công chức cấp xã do đó một số tồn tại, hạn chế hay vi phạm trong quá trình thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã có thể không được phát hiện và xử lý kịp thời.

56

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn tập trung đánh giá, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức cấp xã; tuyển dụng công chức cấp xã tại một số nước trên thế giới, tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam; tổng quan về công chức cấp xã tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, quy trình thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Đánh giá hoạt động tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam với những ưu điểm, hạn chế. Qua đó rút ra những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn; Đánh giá kết quả và nguyên nhân của những kết quả đạt được để tiếp tục phát huy, rút ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2015-2020 để làm cơ sở thực tiễn đề xuát một số quan điểm, giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã trong thời gian tới.

57 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)