Kinh nghiệm một số trường trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng ao hất lượng đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắ giang (Trang 31 - 36)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.4. Kinh nghiệm một số trường trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

1.4.1. Trường cao đẳng nghề Bắc Giang

Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo Quyết định số 255/QĐ-BLĐTB&XH ngày 15 tháng 2 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Giang trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Kỹ thuật - Dạy nghề Bắc Giang. Là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo ở các lĩnh vực: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Công nghệ may, công nghệ Hàn, Điện tử công nghiệp, Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin và Công nghệ ô tô.

Trường đào tạo đặt tại QL31, thôn Nguộn, Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, Bắc Giang.

Trong bối cảnh các trường Đại học, Cao đẳng (ĐHCĐ), TCCN và trường nghề

“trăm hoa đua nở” nên nhiều đơn vị dạy nghề trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng. Nhưng trường cao đẳng nghề Bắc Giang trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ, ủng hộ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục - Đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể liên quan và nhân dân trong tỉnh, nhà trường đã có sự phát triển đáng kể về mọi mặt, quy mô đào tạo được mở rộng, cơ cấu ngành nghề đào tạo đa dạng, chất lượng đào tạo nghề đã được nâng lên. Nhờ vậy, Đội ngũ giảng viên cũng được nâng cao về mọi mặt, khi mới thành lập năm 1997, trường chỉ có 29 giảng viên, cán bộ công nhân viên chức chủ yếu là trình độ cao đẳng và trung cấp và 135 học sinh với 3 ngành nghề đào tạo là: Điện, Tin học, Điện tử. Hiện nay, đã có 110 cán bộ giảng viên, trong đó có 11 người có trình độ Thạc sỹ (10,3%); 86

Giảng viên trình độ Đại học (80,4%); 02 Giảng viên có trình độ Cao đẳng (1,8%), trường được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy cân bơm cao áp, máy hàn tíc, hàn max, máy tiện vạn năng điều khiển CNC ... đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu dạy và học của giảng viên và học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý. Có những giảng viên được cử đi bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong nước và nước ngoài như Malaysia; Hàn Quốc; Nhật Bản…..

Nhà trường đã đề ra phương thức đào tạo đa dạng, linh hoạt phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhu cầu của người học. Các chương trình đào tạo của trường luôn gắn với thực tiễn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hành ngày càng được tăng cường, hiện đại. Chính vì vậy mà HSSV của trường không chỉ hiểu sâu về lý thuyết mà còn có kỹ năng thực tiễn cao. Trong số 8 nghề đào tạo hiện nay của nhà trường, Bộ Lao động TB&XH, Tổng cục Dạy nghề đã giao Trường đào tạo 02 nghề có trình độ Quốc tế, 05 nghề trình độ khu vực ASEAN.

1.4.2. Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp, trực thuộc Bộ Công Thương, tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật II (gọi tắt là Trường II), được thành lập từ năm 1966. Trường thuộc khối các trường công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cho đất nước trên 35 ngàn cán bộ quản lý, kỹ thuật viên trình độ cao và công nhân kỹ thuật lành nghề.

Từ ngày thành lập đến nay Trường đã qua 5 lần đổi tên:

1966-1982: Trường Công nhân Kỹ thuật II;

1982-1997: Trường Công nhân Cơ khí Hóa chất;

1997-2004: Trường Đào tạo nghề Cơ-Điện-Hóa chất;

2004-2008: Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp;

2008-2009: Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp;

2009 đến nay: Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp.

Từ ngày đầu mới thành lập, trường có 20 cán bộ, giảng viên vừa làm nhiệm vụ giảng dạy, quản lý, vừa xây dựng cơ sở vật chất cho 6 lớp học với 200 học sinh.

Qua hơn 47 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Nhà trường đã trải qua các thời kỳ gắn liền với các giai đoạn cách mạng của dân tộc. Hiện nay Số lượng cán bộ, giảng viên, công nhân viên: 158 người. Trong đó: 131 giảng viên, Giảng viên cơ hữu, gồm các trình độ:

Sau đại học (NCS và thạc sĩ): 74 người, chiếm tỷ lệ 56,5%;

Đại học: 52 người, chiếm tỷ lệ 39,7%;

Cao đẳng và trung cấp: 05 người, chiếm tỷ lệ 3,8%;

02 giảng viên đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú và nhiều giảng viên, giảng viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi giảng viên dạy giỏi cấp Tỉnh, cấp Toàn quốc.

Trụ sở chính của Nhà trường có diện tích trên 4,5 ha, trong đó có hệ thống các nhà xưởng trên 9000 m2, giảng đường học lý thuyết hơn 6000 m2, sân vận động trên 1000 m2, khu rèn luyện thể thao 700 m2, ký túc xá sinh viên, nhà ăn, câu lạc bộ.

Diện tích mặt bằng đã xây dựng phục vụ cho đào tạo gồm: Ba toà nhà 4 tầng với 60 phòng học lý thuyết, diện tích trên 6000m2. 09 nhà xưởng thực hành với diện tích trên 9000 m2; được trang bị nhiều thiết bị thực tập tiên tiến, hiện đại của Đức, Nhật, Pháp, Italia, Đài Loan…phục vụ cho các nghề đào tạo. 01 Trung tâm công nghệ cao, diện tích 200m2; Khu nội trú gồm 02 tòa nhà 4 tầng và 2 tầng, đủ chỗ cho 600 học sinh.

Nhà trường đã được Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch xây dựng phát triển giai đoạn 2007 - 2020 với số vốn 158 tỷ đồng; Giai đoạn I (2008 - 2011) đã được triển khai xây dựng 2 hạng mục gồm Nhà xưởng thực hành 5 tầng và Nhà đa năng 8 tầng với số vốn 52 tỷ đồng. Giai đoạn II (2013 - 2017) đã được Bộ Công Thương phê duyệt Dự án đầu tư 02 nhà xưởng thực hành với tổng mức là 53 tỷ đồng.

Trước nhu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đưa nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm nền tảng, Nhận thức rõ sự nghiệp dạy nghề hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, sự nghiệp dạy nghề, đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao của thị trường lao động, công tác đào tạo lao động cần được phát triển trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng tiếp cận với nền kinh tế thị trường, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ và hội nhập. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nhà trường luôn coi trọng nâng cao chất lượng chuẩn hoá cho đội ngũ giảng viên, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên dạy nghề theo hướng đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ năng lực, phẩm chất đáp ứng điều kiện mới. Hàng năm, đội ngũ giảng viên bắt buộc phải thực hiện đan xen tổ chức dự giờ, bình giảng, hội giảng cấp khoa, cấp trường; đồng thời tham dự hội giảng cấp tỉnh, cấp quốc gia. Ngoài việc bồi dưỡng tại chỗ, rút kinh nghiệm thực tiễn từ giảng dạy, nhà trường cử giảng viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các doanh nghiệp lớn như Hồng Hải, Samsung….

Nhà trường thực hiện chính sách hỗ trợ học phí, đảm bảo các chế độ khác, nhà trường đã khuyến khích giảng viên tham gia các khoá học nâng cao trình độ trên đại

học. Ngoài ra có các trung tâm liên kết đào nước ngoài như: Trung tâm Tư vấn du học và cung ứng nhân lực quốc tế SEIKO, Trung tâm cung ứng nguồn nhân lực Việt – Hàn. Các giảng viên cũng được cử sang nước ngoài học tập kinh nghiệm mỗi năm.

1.4.3. Bài học rút ra cho trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang

Từ những kinh nghiệm trường bạn thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang, để tổ chức thực hiện công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên có hiệu quả thiết thực, trường CĐ nghề công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Hàng năm, đội ngũ giảng viên bắt buộc phải thực hiện đan xen tổ chức dự giờ, bình giảng, hội giảng cấp khoa, cấp trường; đồng thời tham dự hội giảng cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. Ngoài việc bồi dưỡng tại chỗ, rút kinh nghiệm thực tiễn từ giảng dạy, nhà trường cử giảng viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các doanh nghiệp lớn như Tập doàn Samsung, Taesung, LG, và công ty Cannon của Nhật Bản….

- Nhà trường cần tạo điều kiện cho Giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý. Có những giảng viên được cử đi bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.

- Nhà trường cần đề ra phương thức đào tạo đa dạng, linh hoạt phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhu cầu của người học. Các chương trình đào tạo của trường luôn gắn với thực tiễn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hành ngày càng được tăng cường, hiện đại.

- Nhà trường thực hiện chính sách hỗ trợ học phí, đảm bảo các chế độ khác, khuyến khích giảng viên tham gia các khoá học nâng cao trình độ trên đại học.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nghề bao gồm: Khái niệm giảng viên, khái niệm, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nghề; các tiêu chí đánh giá; phương pháp đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng nghề.

Chất lượng đội ngũ giảng viên tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của đất nước, khâu then chốt là đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý giáo dục. Muốn đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước thì phải có các nhà giáo giỏi. Một trong những biện pháp để phát triển giáo dục, đào tạo là xây dựng các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Đảm bảo quy mô, đảm bảo chất lượng cũng như đảm bảo sự hợp lý trong cơ cấu.

Do vậy, căn cứ vào một số cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong giáo dục cao đẳng nghề đã nêu trong chương 1, nhiệm vụ của chương 2 bao gồm phân tích các nội dung:

Giới thiệu tổng quan về trường CĐN CN Việt – Hàn Bắc Giang

Phân tích và đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ giảng viên của trường CĐN CN Việt – Hàn Bắc Giang trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng ao hất lượng đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắ giang (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)