Đặc điểm hoạt động của trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng ao hất lượng đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắ giang (Trang 36 - 41)

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC

2.1. Đặc điểm hoạt động của trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn

2.1.1. Lịch sử hình thành và các mốc phát triển của trường 2.1.1.1. Thông tin chung của trường

Tên trường: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC GIANG

Tên tiếng Anh: VIET NAM – KOREA COLLEGE OF TECHNOLOGY IN BAC GIANG

Tên viết tắt: VK TECH

Cơ quan chủ quản: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG Địa chỉ trường: Xã Dĩnh Trì – thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang Số điện thoại liên hệ: 02403.686. 538

Fax : 02403.686. 538

E-mail : caodangviethan@bacgiang.gov.vn Website: www. http://vktech.edu.vn/

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và các mốc phát triển của trường

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang (CĐ Việt Hàn) là trường Cao đẳng nghề công lập, trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang, được thành lập ngày 31 tháng 8 năm 2012 theo QĐ số 1176/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang ra đời trên cơ sở tiếp nhận nguồn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc với mục tiêu cụ thể, rõ ràng, quy mô phù hợp, cơ sở vật chất và nội dung chương trình hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên được tuyển chọn và đào tạo cơ bản, ... là việc làm thiết thực, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu đào tạo nghề.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam khởi công xây dựng trường vào ngày 27 tháng 3 năm 2012. Thời gian xây dựng giai đoạn I của Dự án là 4 năm, từ năm 2011 đến hết năm 2015, ngân sách tài trợ cho dự án bao gồm: Nguồn vốn tài trợ cho Dự án trong giai đoạn I là khoảng 16 triệu Đô la Mỹ, trong đó nguồn vốn viện trợ (ODA) không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc là 10 triệu Đô la Mỹ (tương đương 210 tỷ VNĐ), nguồn vốn đối ứng của phía Việt Nam là gần 06 triệu Đô la Mỹ (120 tỷ VNĐ)

Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang được xây dựng trên diện tích 10ha tại địa bàn hai xã Dĩnh Trì thuộc thành phố Bắc Giang và xã Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang. Trụ sở chính tại: Xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của Nhà trường được đầu tư xây dựng mới từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG về Việc làm và Dạy nghề, nguồn vốn ODA do Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc KOICA chuyển giao và nguồn ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo một số nghề trình độ cao đẳng nghề (02 nghề trọng điểm cấp độ Quốc tế; 03 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN).

Lộ trình xây dựng trường gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2012-2013) - Giai đoạn xây dựng: Xây dựng cơ sở vật chất;

tuyển dụng, đào tạo đội ngũ quản lý và giảng viên; xây dựng nội dung chương trình đào tạo các nghề do phía Hàn Quốc chuyển giao, một số nghề bậc Trung cấp và Tín chỉ thuộc nhóm 5 nghề được viện trợ.

Giai đoạn 2 (2014-2017) - Giai đoạn ổn định với mục tiêu chất lượng là cốt lõi: Với mục tiêu hàng đầu là chất lượng, tập trung vào việc ổn định hoạt động, khẳng định chất lượng và thương hiệu của nhà trường. Hoạt động tập trung vào các nội dung sau:

- Về nguồn lực con người: Đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của chính Giai đoạn 2, có định hướng cụ thể cho các giai đoạn tiếp theo;

- Về nội dung chương trình: Củng cố, nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo cơ bản (5 nghề được viện trợ); đồng thời bổ sung thêm một số chương trình đào tạo mới, trong đó ngoài các kỹ năng nghề nghiệp, trường sẽ đặc biệt chú trọng tới các chương trình nhằm cung cấp cho người học các hiểu biết về văn hóa và pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, ...

- Về cơ sở vật chất: Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực được phía Hàn Quốc tài trợ; đồng thời tiếp tục phát huy tính năng động, sáng tạo tìm kiếm các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đảm bảo tính đồng bộ giữa nhu cầu đào tạo nghề của xã hội và năng lực của trường;

- Về phát triển thương hiệu và quan hệ giữa trường với doanh nghiệp và các tổ chức: Xây dựng mối quan hệ thiết thực, hiệu quả và bền vững với người có nhu cầu học nghề và các chủ sử dụng lao động thuộc các ngành công nghiệp liên quan; với các tổ chức, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, ... tạo điều kiện trong việc phát triển năng lực của trường và cơ hội việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

Giai đoạn 3 (2018-2025) - Giai đoạn phát triển: Sau giai đoạn phát triển ổn định, trường bước vào giai đoạn phát triển với các mục tiêu chủ yếu là phát triển đồng bộ trên cả ba mặt chủ chốt là: Nội dung chương trình; Cơ sở vật chất; Chất lượng nhân lực và Năng lực quản trị. Thúc đẩy phát triển năng lực của trường theo hướng chuyên môn hóa sâu đối với 05 ngành đào tạo chủ chốt nhằm tiếp tục khẳng định chất lượng và đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa ngày một cao của các quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp; đồng thời mở rộng thêm một số ngành đào tạo có chi phí thấp và nhu cầu sử dụng lao động bền vững. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược thu hút đầu tư nhằm phát triển trường trên cơ sở các nguồn lực: Ngân sách nhà nước; thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn hợp pháp khác phù hợp quy định của phát luật.

Trong tương lai gần, Trường được kỳ vọng sẽ là đầu tàu giữ vai trò trụ cột trong hệ thống dạy nghề, giúp ổn định và nâng cao chất lượng dạy nghề của mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh, ... tạo niềm tin tốt cho các doanh nghiệp khi xem xét đầu tư vào Bắc Giang. Sau khi được thành lập, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn để trường thực sự trở thành một cơ sở dạy nghề chất lượng cao của khu vực và trong toàn quốc, là cơ sở đào tạo đội ngũ kỹ sư thực hành, đáp ứng một phần nhu cầu về cho lao động kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang nói riêng, của Vùng dự án và của đất nước nói chung.

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang được lựa chọn là một trong 40 trường nghề phát triển thành trường nghề chất lượng cao tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 về việc phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020”

Hiện tại Trường đào tạo 05 ngành nghề gồm: Cắt gọt Kim loại; Công nghệ Ô tô; Điện Công nghiệp; Điện tử Công nghiệp; Ứng dụng phần mềm.

Các nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề) và quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số 10/2014/CNĐKHĐ-TCDN ngày 20 tháng 3 năm 2014; giấy chứng nhận đăng ký bổ sung dạy nghề số 10a/2014/CNĐKBS-TCDN ngày 27 tháng 12 năm 2014. Hàng năm, Nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo các văn bản chỉ đạo của Tổng Cục dạy nghề và Quy chế tuyển sinh nghề ban hành kèm theo Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương trình đào tạo được chuyên gia Hàn Quốc xây dựng và chuyển giao dựa trên chương trình của Hệ thống các trường POLYTECHNIC Hàn Quốc, có

tham khảo của Trường KOREATECH và quy định của Việt Nam. Chương trình khung các nghề trọng điểm cấp quốc gia do Tổng cục dạy nghề ban hành.

Dự kiến mở thêm 03 ngành nghề vào năm 2017 là nghề Cơ điện tử, Hàn, Kỹ thuật máy lạnh và không khí.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là loại hình trường cao đẳng nghề công lập, chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang. Trường có các chức năng, nhiệm vụ sau:

2.1.2.1. Chức năng

Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề với các hình thức đào tạo: chính quy, hợp tác liên kết, liên thông và dạy nghề thường xuyên, dạy nghề theo địa chỉ tuân theo các quy định của pháp luật nhằm giúp người học có được năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện để người học tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với các ngành nghề được phép đào tạo.

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận kết quả tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Hợp tác, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh trong khu vực.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của thị trường.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm cho người học nghề.

Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời bổ sung nguồn tài chính cho Trường.

Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của Trường theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Bộ máy quản lý của trường

 Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Nhà trường:

 Hội đồng trường;

 Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng);

 Các hội đồng tư vấn;

 Các phòng nghiệp vụ;

 Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị;

 Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế;

 Phòng Kế hoạch –Tài chính;

 Phòng Công tác chính trị và Học sinh, sinh viên;

 Phòng Quản lý chất lượng và Nghiên cứu khoa học.

 Các khoa trực thuộc trường:

 Khoa Khoa học cơ bản;

 Khoa Cơ khí – Động lực;

 Khoa Công nghệ thông tin;

 Khoa Công nghệ ô tô;

 Khoa Điện – Điện tử;

 Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực(VKTech HRDC);

 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các Đoàn thể và tổ chức xã hội.

 Hiệu trưởng (thông tin cá nhân của hiệu trưởng):

Họ và tên khai sinh: Nguyễn Công Thông.

Ngày sinh: 17 tháng 1 năm 1967.

Chức vụ: Hiệu trưởng Nhà trường.

Số điện thoại:0913511288. Email:nct.bktc@gmail.com

Cán bộ quản lý với vai trò quan trọng trong hoạt động của trường, có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Các bộ phận trong bộ máy quản lý chung của nhà trường đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhau phối hợp, thực hiện những nhiệm vụ chung của nhà trường như:

- Xây dựng, quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi phòng khoa. Phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường hợp lý nhằm thực hiện tốt công việc được giao.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động về tất cả mọi mặt của mỗi phòng, khoa, bộ phận do mình quản lý theo kế hoạch hàng tháng, năm, quý và theo đề án phát triển của trường.

- Thực hiện đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản và các hoạt động kinh tế của trưởng trong phạm vi trách nhiệm nhằm đảm bào an toàn, hiệu quả.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các báo cáo định kỳ và đột xuất lên cấp trên theo quy định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng ao hất lượng đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ việt hàn bắ giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)