Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT – HÀN BẮC
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên của trường51 1. Các yếu tố bên trong
2.4.1. Các yếu tố bên trong
2.4.1.1. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Trong những năm qua, trường đã tập trung đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ giảng viên, xây dựng các chính sách, biện pháp và có kế hoạch, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên có điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Nhà trường có kế hoạch và chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các cán bộ trong trường được đào tạo sau đại học. Hầu hết các giảng viên trẻ, kể cả cán bộ mới được tuyển dụng đều được dự tuyển sau đại học. Khuyến khích cán bộ được đào tạo SĐH ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước và từ nhiều nguồn học bổng khác.
Nhà trường thường xuyên bố trí giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ các lớp chuyên môn nghề.
Hàng năm, nhà trường cử giảng viên và cán bộ đi tham quan, học tập và nâng cao trình độ cũng như công tác quản lý. Sau mỗi đợt đi về, các giảng viên, cán bộ phải làm báo cáo quá trình học tập và chuyển giao công nghệ và ứng dụng như thế
nào trong quá trình giảng dạy, công tác của mình. Khi GV, CB tham gia các hội nghị, hội thảo tham gia học tập nghiên cứu ở nước ngoài đều được nhà trường xem xét tạo điều kiện cho tham gia và có chính sách hỗ trợ kinh phí như hỗ trợ tiền vé máy bay, tiền ăn ở. Các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ ở trong nước cũng luôn được nhà trường chú trọng, như mở các hội nghị, hội thảo về nghiên cứu khoa học để các GV tham gia trình bày báo cáo.
2.4.1.2. Công tác tuyển dụng giảng viên
Hàng năm, nhà trường không ngừng tăng số lượng giảng viên, kế hoạch, quy trình và tiêu chí tuyển dụng được thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và sở Nội vụ tỉnh, được công bố công khai, rõ ràng, minh bạch. Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên cho từng đơn vị, phòng ban được đưa vào nghị quyết của đảng bộ, kế hoạch hàng năm. Vào cuối mỗi năm học, Phòng TCHCQT thống kê nhân sự và khối lượng công tác của năm học và lên kế hoạch định biên chế cho từng đơn vị. Việc tuyển chỉ tiêu biên chế theo quy định của UBNN Tỉnh. Chỉ tiêu và đối tượng tuyển dụng của từng năm được công khai trên bảng tin của Phòng TCHCQT và gửi đến từng đơn vị cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của nhà trường. Việc tuyển dụng giảng viên hợp đồng được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, được ban hành theo quyết định của hiệu trưởng bao gồm các bước:
- Phòng TCHCQT nhận hồ sơ xin tuyển dụng theo các tiêu chuẩn đó được thông báo. Đặc biệt để tuyển chọn và xây dựng đội ngũ nhà giáo trên cơ sở các tiều chuẩn về nhà giáo dạy nghề. Đội ngũ nhà giáo được tuyển chọn từ các ngành sau:
+ Kỹ sư từ các doanh nghiệp
+ Sinh viên từ các trường đại học kỹ thuật
+ Sinh viên từ các trường đại học sư phạm kỹ thuật + Thợ bậc cao từ các doanh nghiệp
+ Thợ bậc cao, giảng viên kỹ thuật có kinh nghiệm, tay nghề đó nghỉ hưu Hội đồng tuyển dụng sơ tuyển hồ sơ, lên danh sách ứng viên qua vòng sơ tuyển.
Hội đồng tuyển dụng tổ chức thi tuyển gồm 2 vòng thi: phỏng vấn tại đơn vị, phỏng vấn tuyển dụng tại hội đồng tuyển dụng trường.
Hội đồng tuyển dụng thông qua kết quả, ra quyết định danh sách tuyển dụng trình sở Nội vụ ra quyết định công nhận kết quả tuyển dụng.
Như vậy, việc tuyển dụng được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, rõ ràng và minh bạch. Việc tuyển dụng đội ngũ nguồn nhân lực hiện nay được nhà trường thực hiện mỗi năm một lần đó phần nào đáp ứng được sự phát triển mạnh
của nhà trường trong những năm gần đây. Ngoài đợt tuyển dụng chính thức trên, trong năm nhà trường có thể tuyển dụng thêm một vài đợt lẻ dành cho các ứng viên có trình độ cao.
2.4.1.3. Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên
Để đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhà trường đó thành lập ban thanh tra của trường, cùng với các bộ môn, khoa đó tổ chức các đợt dự giờ của giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, trung bình mỗi giảng viên trẻ được dự giờ một lần/năm, có nhiều giảng viên được dự hai lần. Các đợt dự giờ được thực hiện liên tục trong nhiều học kỳ và dự được nhiều giảng viên của hầu hết các khoa. Sau các đợt triển khai đánh giá hoạt động giảng dạy đó cho thấy có tác dụng tốt cho các giảng viên, nhất là giảng viên trẻ trong quá trình phấn đấu trở thành giảng viên giỏi về chuyên môn, tay nghề cũng như kỹ năng sư phạm. Tuy vậy, nhà trường cũng không dự được tất cả các giảng viên của trường mà ưu tiên dự giờ của các cán bộ trẻ để giúp cho cán bộ quản lý của các khoa luôn có kế hoạch bồi dưỡng cho giảng viên trẻ mau chóng kế tục được các thế hệ đàn anh. Khi hết tập sự của giảng viên trẻ, nhà trường thành lập hội đồng xét duyệt thông qua buổi giảng thử của các giảng viên đó.
Một số bộ môn, khoa đó thực hiện khảo sát ý kiến người học về đánh giá phương pháp giảng dạy. ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên được đoàn thanh niên triển khai và Phòng đào tạo và hợp tách quốc tế thực hiện nhiều lần. Tuy vậy việc lấy ý kiến phản hồi của HSSV về giảng dạy của giảng viên chưa được triển khai đồng bộ ở tất cả các giảng viên trong trường. Một số khoa, bộ môn đó thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học như dùng phương pháp trắc nghiệm, vấn đáp, kiểm tra tay nghề. Việc áp dụng các phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy đó có tác động mạnh mẽ đến quản lý hoạt động của giảng viên từ khâu chuẩn bị đề cương lên lớp, chuẩn bị bài giảng, đánh giá kết quả học tập của HSSV...và được đưa vào bình xét thi đua cá nhân và đơn vị.
Bên cạnh đó, công tác đánh giá chất lượng của giảng viên hiện còn do Phòng QLCL&NGKH của trường phối hợp Phòng TCHCQT đảm nhiệm. Hằng năm, có các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng đội ngũ như sau:
- Thống kê hàng năm học vị, chức danh đội ngũ giảng viên;
- Thống kê hàng năm tuổi đời, thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên;
- Thống kê hàng năm trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên;
- Thực hiện việc dự giờ giảng, nhất là dự giờ của các cán bộ giảng viên trẻ, cán bộ đang trong thời kỳ tập sự, kết quả đánh giá ghi lại theo phiếu dự giờ giảng;
- Thực hiện thu thập lấy ý kiến sinh viên theo mẫu phiếu thu thập thông tin dạy học;
- Quá trình đánh giá này được thực hiện định kỳ hàng năm tuy nhiên kết quả sau khi thu thập lại chưa có báo cáo định kỳ và thống kê đầy đủ.
2.4.1.4. Chế độ khen thưởng, đãi ngộ
Hàng năm trường có đánh giá xếp loại cho từng đơn vị và cá nhân từ đó có chế độ khen thưởng như: Đơn vị lao động xuất sắc, chiến sỹ thi đua, cá nhân được nhận bằng khen của Hiệu trưởng .... Nhưng những chế độ khen thưởng này chưa cao, chưa tạo động lực cho nhân viên phấn đấu.
Các chính sách và chế độ của trường đối với từng cá nhân đã có sự quan tâm song chưa thực sự khuyến khích giảng viên cũng như nhân viên có động lực làm việc. Trường cần có thêm nhiều chế độ ưu đãi thích hợp hơn để thu hút và giữ chân các cán bộ giảng dạy, các nhân viên, các cán bộ quản lý sau khi đào tạo ...
2.4.1.5. Khả năng tài chính đầu tư cho hoạt động giảng dạy
Để hỗ trợ giảng viên trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường đó có những nỗ lực rất lớn trong việc đầu tư các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Tất cả các phòng học đều được trang bị bảng chống lóa và có thể giảng dạy bằng máy chiếu. Hầu hết các trang thiết bị này được sử dụng hàng ngày và đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy. Trường đã xây dựng các điểm cho mượn trang thiết bị tại các giảng đường. Các khoa, trung tâm đều có các phòng thực hành, phòng nghiên cứu và một số phòng học được đầu tư các trang thiết bị khá hiện đại như máy chiếu, máy tính nối mạng Internet. Các phòng thực hành này được khai thác khá hiệu quả trong công tác NCKH và giảng dạy. Trường tạo điều kiện thuận lợi cho GV được sử dụng máy tính kết nối mạng nội bộ và Internet để khai thác tài liệu trên mạng phục vụ cho công tác giảng dạy, NCKH. Đặc biệt, trường có một số phòng thí nghiệm trọng điểm được trang bị đầy đủ những thiết bị tối thiểu cần thiết cho các thí nghiệm của giảng viên phục vụ cho quá trình NCKH và thiết bị dạy nghề tự làm.
Hầu hết mỗi phòng khoa đều trang bị đầu đủ phục vụ cho quá trình làm việc.
Các phòng ban liên hệ làm việc với nhau thông qua việc sử dụng má tính nối mạng nội bộ và Internet. Phòng đào tao ĐT & HTQT; Phòng CT HSSV; Phòng TCHCQT, Phòng QLCL &NCKH dụng phần mềm quản lý học sinh sinh viên, phần mềm quản lý điểm. Các phòng, ban, khoa tổ sử dụng phần mềm quản lý cán bộ giảng viên và các phần mềm quản lý văn bản đi, đến, lưu trữ.
2.4.2. Các yếu tố bên ngoài
2.4.2.1. Yếu tố chính sách của Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề
Hiện nay giáo dục đào tạo nghề đang rất được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ với các chính sách khác nhau. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm khu vực phía bắc nên trường Cao đẳng nghề CN Việt – Hàn Bắc Giang rất được sự quan tâm của Chính phủ Hàn Quốc, sở Lao động thương binh xã hội và nhà nước trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ... Hàng năm nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ như: Cử đi học, bồi dưỡng các lớp nâng cao trình độ trong và ngoài nước,thi tay nghề có sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách, quan tâm, hỗ trợ đến giảng viên có hoàn cảnh khó khăn, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy.... Những chính sách này đã góp phần không nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề CN Việt – Hàn Bắc Giang.
2.4.2.2. Nhu cầu thị trường lao động lành nghề trong và ngoài nước
Băc Giang là tỉnh nằm gần thành phố Hà Nội và Bắc Ninh. Hiện nay tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thu hút rất nhiều công ty nước ngoài vào sản xuất nên cần một lực lượng lao động lớn có tay nghề. Vì vậy, nhu cầu thì lớn nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào giải quyết được khâu đào tạo nghề cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn. Tìm kiếm giải pháp và xây dựng một lộ trình bài bản, dài hơn là một trong những vấn đề được lãnh đạo Tỉnh quan tâm.
Là một trong những trường đóng vai trò to lớn trong công tác đào tạo nghề cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Trường Cao đẳng nghề CN Việt – Hàn Bắc Giang luôn đổi mới không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để tạo ra số lượng lao động có tay nghề cao.
2.4.2.3. Yếu tố sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đòi hỏi ĐNGV của trường phải liên tục học hỏi, tiếp cận với máy móc, hiện đại để có thể giảng dạy cho sinh viên những kiến thức mới nhât đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường. Tuy nhiên để làm được điều đó thì nhà trường phải liên tục đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ công tác học tập và mở các lớp cũng như tạo điều kiện cho giảng viên tiếp cận công nghệ mới. Nhà trường cần số lượng vốn tương đối lớn, tuy nhiên nguồn lực tài chính nhà trường có hạn, do vậy điều đó cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên .
2.4.2.4. Yếu tố văn hoá, xã hội
Nước ta là một nước có nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, nhân tố con người được xem trọng trong đó người phụ nữ ngày càng được tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội và được hưởng nhiều ưu ai. Trường Cao đẳng nghề CN Việt – Hàn Bắc cũng tạo cho mình một môi trường văn hoá riêng trong đó cán bộ, lãnh đạo nhà trường luôn tạo môi trường thân thiện, quan tâm hỗ trợ nhau, tạo môi trường sống lành mạnh trong đội ngũ giảng viên. Do vậy ĐNGV có điều kiện để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của mình trong môi trường làm việc phù hợp với tâm lý, sức khoẻ và môi trường văn hoá lành mạnh.