Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Các phương pháp giám sát đánh giá
2.4.1. Phương pháp thu thập, rà soát và đánh giá tài liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu liên quan tại huyện Kim Bôi, huyện Lạc Sơn, Ban quản lý KBTTN, ủy ban xã Thượng Tiến, Kim Tiến, Quý Hòa, hạ; các tổ chức bảo tồn trong nước và Quốc tế liên quan đến nội dung đề tài, các tài liệu thu thập bao gồm:
- Thu thập tài liệu nghiên cứu điều kiện tự nhiên, lập địa,…tại KBTTN
- Thu thập tài liệu nghiên cứu về động thực vật, báo cáo nghiên cứu về động vật trong tại khu vực nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu về dân sinh kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Thu thập các loại bản đồ về thảm thực vật, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ tiểu khu, bản đồ ranh giới, bản đồ tài nguyên rừng.
- Báo cáo về các chương trình giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học của KBTTN Thượng Tiến.
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu tiến hành xem xét, rà soát và đánh giá theo các nội dung liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu. Các thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng giúp thiết kế các tuyến điều tra thực địa, xác định các loài chim, thú quan trọng cần giám sát ví dụ: như khu vực điều tra, số lượng tuyến điều tra, thời gian điều tra …
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Trước khi đi điều tra ngoài thực địa, đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn các thợ săn, các cán bộ kiểm lâm địa bàn và các hộ dân sống tại các thôn bản trong KBTTN để xác định một số thông tin về thành phần loài. Kết quả phỏng vấn được ghi chép theo mẫu biểu đã chuẩn bị sẵn (Phụ lục 01).
Các bước phỏng vấn bao gồm:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng và địa điểm phỏng vấn
Người dân địa phương có kinh nghiệm đi rừng, thợ săn, cán bộ kiểm lâm địa bàn và các hộ dân sống tại các thôn bản trong KBTTN có hiểu biết tốt về các loài chim, thú được lựa chọn phỏng vấn để xác định sơ bộ về sự có mặt của các loài cũng như những vùng phân bố quan trọng, tập tính, sinh cảnh ưa thích của chúng.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn
Bộ câu hỏi phỏng vấn cũng sẽ được chuẩn bị trước và thống nhất cho tất cả các đối tượng và địa điểm phỏng vấn. Nguyên tắc thiết kế các câu hỏi phỏng vấn là đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với người dân địa phương. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn người điều tra cũng sẽ tìm hiểu các mẫu vật còn giữ lại làm kỷ niệm hoặc sử dụng cho một số mục đích khác trong nhà, dựa theo phiếu phỏng vấn sau:
Bước 3: Xử lý các thông tin phỏng vấn
Các thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn sẽ được xử lý một cách cẩn thận và được sử dụng làm cơ sở cho quá trình thiết kế tuyến điều tra giám sát, xác định các loài chim, thú quan trọng trong khu bảo tồn để giám sát.
2.4.3. Phương pháp xác định các loài chim, thú quan trọng và các loài giám sát Để xác định các loài chim, thú quan trọng và các loài chim, thú đưa vào danh sách giám sát cần đáp ứng các tiêu chí sau
Đối với các loài chim, thú quan trọng cần đáp ứng tiêu chí 1 và 2 như sau:
- Tiêu chí 1: Có giá trị bảo tồn cao (trong Sách Đỏ Việt Nam và/hoặc Danh Lục đỏ của IUCN ở các bậc CR-rất nguy cấp, EN-nguy cấp, VU-sẽ nguy cấp; loài đặc hữu cho KBTTN, hoặc đặc hữu cho Việt Nam và có số lượng lớn ở khu bảo tồn), hoặc có giá trị chỉ thị cho các sinh cảnh rừng nguyên sinh hoặc ít bị tác động (khu rừng có diện tích rộng lớn, liên hoàn và có cấu trúc tầng tán gần như rừng nguyên sinh) ở khu bảo tồn.
- Tiêu chí 2: Đang là đối tượng bị khai thác trái phép mạnh ở khu bảo tồn và vùng lân cận.
Đối với những loài chim, thú được đưa vào danh sách giám sát cần đáp ứng 2 tiêu chí trên và 3 tiêu chí dưới đây.
- Tiêu chí 3: Loài chủ yếu hoạt động ban ngày (dễ quan sát) hoặc trên mặt đất (để lại dấu vết hoặc có thể sử dụng bẫy ảnh).
- Tiêu chí 4: Tương đối dễ nhận diện đối với đa số cán bộ khu bảo tồn.
- Tiêu chí 5: Không quá hiếm ở khu bảo tồn, có thể bắt gặp trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các dấu vết hoạt động) trong các đợt điều tra giám sát.
2.4.4. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số giám sát
Xác định các chỉ số giám sát
Đối với một chương trình giám sát ĐDSH
- Các chỉ số giám sát là những nguồn thông tin mà dựa vào đó có thể xác định được xu thế biến đổi của các yếu tố sinh thái hoặc hiệu quả của công tác quản lý.
- Các chỉ thị có thể là các thông số về đa dạng sinh học (thành phần loài, mật độ loài, tần số gặp của loài, tần số sinh trưởng, ...) hoặc các thông số không phải là đa dạng sinh học (tần số bắt gặp thợ săn trong khu bảo tồn, mật độ lán của người khai thác lâm sản trái phép trong khu bảo tồn, số vụ vi phạm phát hiện hàng tháng,...), các chỉ thị giám sát phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tính đo đếm được: Chỉ thị giám sát phải đo đếm được về chất lượng hoặc về số lượng.
2. Tính dễ hiểu: Mọi người đều có thể hiểu được các chỉ thị, chỉ số giám sát biểu hiện cái gì.
3. Tính thống nhất: Các chỉ thị giám sát phải phù hợp với mục tiêu giám sát và trong suốt thời gian thực hiện chương trình giám sát không được thay đổi các chỉ thị giám sát cũng như các phương pháp thu thập số liệu.
4. Tính nhạy cảm: Các chỉ thị giám sát phải phản ảnh chính xác sự thay đổi dù là nhỏ hay lớn mà chương trình giám sát quan tâm.
2.4.5. Phương pháp xây dựng hệ thống tuyến giám sát
Căn cứ vào điều kiện thời gian cũng như về nhân lực, vật lực cần thiết phục vụ công tác điều tra, nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của đề tài đề ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Công tác chuẩn bị nội nghiệp đóng góp một phần rất quan trọng, sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan như: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của KBTTN, điều kiện địa hình và ý kiến góp ý của lãnh đạo, cán bộ khoa học-kỹ thuật đã nhiều năm làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu, đề tài xác lập các tuyến điều tra làm sao để các tuyến giám sát phải đại diện cho các kiểu sinh cảnh có trong KBTTN và nằm trong các sinh cảnh là nơi phân bố của đối tượng giám sát.
- Hệ thống các tuyến giám sát được xây dựng và bố trí tại các khu vực các loài chim, thú quan trọng hay xuất hiện thông qua kết quả phỏng vấn người dân, thông qua kết quả thu được từ các tuyến điều tra ngoài hiện trường khác nhau trong khu bảo tồn để đảm bảo ghi nhận được đầy đủ thông tin về số lượng loài cần giám sát.
- Tuyến điều tra giám sát cần được xây dựng với tổng chiều dài từ 2-6 km trên mỗi tuyến để không bỏ sót các loài chim, thú trong quá trình đi giám sát. Trong đó phải có các tuyến giám sát chính và các tuyến giám sát bổ sung để ghi nhận các thông tin nếu cần thiết. Các tuyến giám sát cần phân bố đều trong khu vực nghiên cứu, những nơi đã nghi nhận thông tin về sự có mặt của loài.
- Thời gian thực hiện giám sát cần căn cứ vào đặc tính sinh thái học của từng loài chim, thú cần giám sát để có lên kế hoạch đi giám sát cho phù hợp ví dụ như ngày hay đêm, khoảng thời gian nào là phù hợp, lúc nào nên tiến hành giám sát khi con vật đi ăn, lúc nào đi uống nước...
- Tuyến điều tra giám sát: Giám sát 1-2 ngày/tuyến tùy thuộc vào chiều dài tuyến điều tra giám sát.
- Thời gian điều tra giám sát: Tùy thuộc và loài chim, thú ta cần giám sát.
Kỹ thuật giám sát
Điều tra theo tuyến: Người điều tra đi bộ dọc theo tuyến với tốc độ chậm (1,5-2 km/h), im lặng, không nói chuyện, không gây tiếng ồn lớn, chú ý quan sát 2 bên tuyến, trên cây để phát hiện các loài chim, thú cần giám sát và các dấu vết hoạt động của chúng. Thường thì người điều tra quan sát bằng mắt thường, khi có nghi ngờ thì dùng ống nhòm hồng ngoại để quan sát cho rõ. Thỉnh thoảng, người điều tra nên dừng lại 3-5 phút để quan sát kỹ lưỡng hơn. Trong một đợt điều tra, tùy theo thời gian cho phép, mỗi tuyến có thể tiến hành điều tra 1-2 lần, sau đợt điều tra lần 1 ta có thể làm nội nghiệp và nghỉ ngơi từ 5-7 ngày sau đó tiến hành điều tra bổ sung lần thứ hai.
Các thông số về đa dạng sinh học quan trắc được ghi vào của các loài chim, thú theo tuyến đã chuẩn bị sẵn và ghi bổ sung vào sổ nhật ký điều tra. Kết quả ghi nhận được tình bày bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phiếu giám sát các loài thú theo tuyến Người điều tra:...Tuổi...
Thời gian bắt đầu:...Thời gian kết thúc:...
Thời tiết:...Địa điểm điều tra:...
Sinh cảnh chính:...,Độ cao...Tuyến điều tra:...
TT Loài bắt gặp
Số lượng cá bắt gặp
Dạng sinh
cảnh Vị trí Độ cao, tọa độ
Thông tin khác 1
2
Bảng 2.2. Phiếu giám sát các loài chim theo tuyến Người điều tra:...Tuổi...
Thời gian bắt đầu:...Thời gian kết thúc:...
Thời tiết:...Địa điểm điều tra:...
Sinh cảnh chính:...,Độ cao...Tuyến điều tra:...
TT Loài bắt gặp
Số lượng cá bắt gặp
Dạng sinh
cảnh Vị trí Độ cao, tọa độ
Thông tin khác 1
2
Chú ý: mặc dù mục đích đi điều tra là tìm kiếm và ghi nhận các thông tin về các loài chim thú cần giám sát tuy nhiên, trong quá trình điều tra nếu phát hiện các loài chim, thú khác mà có thể nhận diện chính xác thì cũng ghi vào phiếu điều tra
giám sát (trừ những loài quá phổ biến). Những thông tin này rất có ích cho Khu bảo tồn để xây dựng các hoạt động quản lý.
Trong quá trình điều tra ghi chép lại các hoạt động của người dân tác động trong KBTTN để đánh giá mức độ đe dọa đến các loài chim, thú. Kết quả được ghi vào bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Phiếu ghi nhận các tác động đe dọa
Ngày, tháng năm điều tra: ...; Địa điểm:……..……...
Tuyến số:…..…...
Tọa độ đầu tuyến:………Cuối tuyến:……….Dài tuyến:………..
Thời gian bắt đầu: ………..Kết thúc:………….Thời tiết…………..
Người điều tra:………....
T T
Các hoạt động
Thời gian gặp
Vị trí, tọa
độ
Chứng cứ
tác động Cấp độ Mô tả chi tiết
Sinh cảnh
1
2
Ghi chú:
Cột cấp độ mới ghi: M - mới (dưới 30 ngày), C – cũ ( trên 30 ngày)
Cột sinh cảnh ghi: 1 - Rừng nguyên sinh/it bị tác động (rừng giàu, trung bình) ; 2.
Rừng bị tác động mạnh (rừng nghèo); 3 - Rừng non phục hồi (sau khai thác/nương rẫy); 4 - Rừng hỗn giao tre nứa-cây gôc ; 5 - Rừng tre nứa thuần loại; 6 - Trảng cỏ- cây bụi và nương rẫy; 7 - Đất ngập nước (hồ/ bàu/sông/ suối).
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong KBTTN tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001).
Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây đề tài xem xét mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.
Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây đề tài xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe.
Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp
2.4.6. Phương pháp xây dựng kế hoạch giám sát
Xây dựng Kế hoạch giám sát các loài quan trọng ở Khu bảo tồn bao gồm các bước sau:
1. Xây dựng kế hoạch và thảo luận với Ban quản lý KBTTN để thống nhất các mục tiêu giám sát và một số yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch giám sát.
2. Thu thập, rà soát và đánh giá các thông tin sẵn có (báo cáo, bài báo khoa học liên quan, bản đồ hiện trạng thảm thực vật,...) về đa dạng sinh học và điều kiện tự nhiên, xã hội của KBTTN và vùng đệm phục vụ xây dựng kế hoạch giám sát.
3. Thu thập, rà soát và đánh giá các kế hoạch giám sát các loài quan trọng đã được các khu bảo tồn khác ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á thực hiện, nhằm rút ra những kinh nghiệm tốt nhất cho kế hoạch giám sát các loài quan trọng ở KBTTN Thượng Tiến.
4. Thống nhất một bộ tiêu chí lựa chọn các loài chim, thú quan trọng cho kế hoạch giám sát và dựa trên bộ tiêu chí đó xác định danh sách các loài cần đưa vào kế hoạch giám sát.
5. Xác định và phân cấp các chỉ thị giám sát; xây dựng các chỉ số/ chỉ tiêu giám sát, lựa chọn các phương pháp điều tra giám sát phù hợp và lựa chọn các khu vực thích hợp ở Khu bảo tồn cho thực hiện kế hoạch giám sát.
Chương 3