Đề xuất giải pháp cho xây dựng kế hoạch giám sát

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 63 - 66)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6. Đề xuất các giải pháp cho kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng

4.6.2. Đề xuất giải pháp cho xây dựng kế hoạch giám sát

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự đa dạng về khu hệ động vật ở Khu bảo tồn Thượng Tiến là rất lớn, cộng với nhiều loài động vật quý hiếm nơi đây. Vì vậy việc bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung là rất quan trọng và cần thiết. Các giải pháp bảo tồn đề xuất dựa trên tình trạng bảo tồn cuả các loài động vật có trong danh mục bảo vệ cuả các văn bản quy phạm pháp luật và công ước quốc tế.

4.6.2.1. Đầu tư trang thiết bị, cán bộ và các trạm theo dõi giám sát

Hiện tại cơ sở vật chất của Khu bảo tồn còn thiếu và ít nên không đáp ứng được cho công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học vì vậy cần tăng cường bổ sung thêm 03 máy tính để bàn, 03 máy tính sách tay để đi hiện trường, 03 ống nhòm giám sát động vật ban đêm, 03 bẫy ảnh, 03 máy ảnh chuyện dụng có thể chụp được ở xa các động vật ở xa..., phần mềm sử lý bản đồ chuyên dụng như ArcMap, ArcGIS

Trưởng Ban (01)

Phó trưởng ban (01)

Kế toán (01)

Thanh tra Pháp

Chế (01)

CBPT kỹ thuật tổng

hợp (01)

Trạm BV rừng 1,2

(07)

Tạp vụ lái

xe (01)

Với diện tích gần 6 nghìn ha, trong khi chỉ có 07 cán bộ kiểm lâm địa bàn quản lý như vậy, trung bình một kiểm lâm quản lý gần 1 nghìn ha, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, cần bổ sung thêm 05 cán bộ kiểm lâm theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP, biên chế 1 kiểm lâm quản lý 500 ha rừng đặc dụng.

Hiện nay Khu bảo tồn mới chỉ có 2 trạm kiểm lâm địa bàn tại xã Thượng Tiến và xã Quý Hòa, vì thế cần xây dựng thêm 2 trạm kiểm lâm: Một trạm ở Kim Tiến khu vực đang tiến hành xây dựng dự án du lịch sinh thái thác mặt trời và một trạm ở khu vực huyện Cao Phong để quản lý khu vực giáp ranh với huyện này hạn chế việc săn bắn trái phép, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và chăn thả bừa bãi trong khu bảo tồn.

4.6.2.2. Xây dựng chương trình giám sát cho các loài nguy cấp, quý hiếm

Với số lượng các loài động vật quý hiếm cần được điều tra, nghiên cứu và theo dõi giám sát trong Khu bảo tồn nhưng hiện tại KBTTN chưa có chương tình giám sát các loài động thực vật quý hiếm để theo dõi diễn biến về số lượng, mật độ quần thể. Do vậy, trước mặt, KBTTN cần tiến hành điều tra và chọn các loài để tiến hành giám sát.

Cần phải xây dựng được hệ thống giám sát cụ thể đối với từng loài quý hiếm, các biện pháp giám sát phải chặt chẽ và đầy đủ số liệu cho từng chỉ số giám sát để từ đó có thể đánh giá chính xác nhất về tình trạng loài và các tác động gây ảnh hưởng đến chúng.

4.6.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn

Theo kết quả điều tra trình độ cán bộ của Khu bảo tồn còn yếu kém, Khu bảo tồn chỉ có 04 kỹ sư, 07 trung cấp với các trường đào tạo khác nhau vì vậy để cập nhật và nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn để có thể đáp ứng được với công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn cần thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn sử dụng đọc và nhận dạng bản đồ ngoài thực địa, tập huấn kỹ năng ghi chép, kỹ năng quan sát khi đi điều tra, kỹ năng sử lý số liệu, sử dụng các

trang thiết bị phục vụ cho công tác điều tra giám sát như kỹ năng chụp ảnh, sử dụng bẫy ảnh...

Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ Khu bảo tồn về kiến thức hiểu biết về các loài động thực vật, nhận dạng các loài động thực vật ngoài hiện trường, nhận biết và hiểu rõ về tập tính, đặc điểm sinh thái, môi trường sống của các loài động thực vật phục vụ cho công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học.

Mời các chuyên gia về giám sát đa dạng sinh học phối hợp với cán bộ Khu bảo tồn để tham gia vào các đợt điều tra giám sát đầu tiên để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt phương pháp và kỹ năng điều tra giám sát ngoài hiện trường.

4.6.2.4. Giải pháp về chính sách bảo vệ rừng

Hiện nay số lượng các loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn đang bị suy giảm một cách nhanh chóng vì vậy cần

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân địa phương về những quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã, tác hại của việc chăn thả gia súc trong KBTTN đối với đa dạng sinh học.

Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo cháy rừng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Thành lập các tổ đội PCCCR ở các thôn bản. Đầu tư trạng thiết bị về PCCCR cho KBTTN và cộng đồng.

Phối hợp với chính quyền địa phương để thu súng săn, bẫy săn theo quy định của pháp luật. Xây dựng các bảng nội quy, biển tuyên truyền, xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã trong KBTTN, đặt ở các khu dân cư, đường vào KBTTN. Kiểm soát đường vào khu bảo tồn.

Xây dựng quy chế hưởng lợi giữa người dân và VQG trong việc khai thác các sản phẩm lâm sản thông thường và các loài chim thông thường có kiểm soát.

Cần có sự đầu tư kinh phí hiệu quả và nhiều hơn nữa cho các dự án giám sát, kiểm kê tài nguyên, điều tra đa dạng sinh học trong phạm vi VQG.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)