Thành phần các loài chim, thú quan trọng được ghi nhận ở Khu bảo tồn Thượng Tiến

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 36 - 39)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần các loài chim, thú quan trọng được ghi nhận ở Khu bảo tồn Thượng Tiến

Tại Khu bảo tồn Thượng Tiến đã ghi nhận được tổng số 59 loài thú thuộc 28 họ, 8 bộ và 128 loài chim thuộc 37 họ, 13 bộ thông qua các nguồn thông tin phỏng vấn, kế thừa tài liệu, quan sát mẫu vật tại các thôn bản và tại Khu bảo tồn Thượng Tiến kết quả được trình bày ở Phụ lục 03, Phụ lục 04; Trong đó các loài chim, thú quan trọng ở Khu bảo tồn Thượng Tiến có tổng số 21 loài thú thuộc 10 họ, 5 bộ và 11 loài chim thuộc 6 họ, 5 bộ. Kết quả được trình bày tại Bảng 4.1 và Bảng 4.2.

Bảng 4.1. Danh sách các loài thú quan trọng ở Thượng Tiến

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Nguồn thông

tin

Tình trạng bảo tồn NĐ 32 SĐVN IUCN

1. Nycticebus coucang Cu li lớn PV, TL IB VU VU

2. Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ PV, TL IB VU VU

3. Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ PV, TL IIB VU VU

4. Macaca mulatta Khỉ vàng PV, TL IIB LR LR

5. Macaca assamensis Khỉ mốc PV, TL IIB VU VU

6. Helarctos malayanus Gấu chó PV, TL IB EN VU

7. Ursus thibetanus Gấu ngựa PV, TL IB EN VU

8. Aonyx cinerea Rái cá vuốt bé PV, TL IB VU VU

9. Chrotogale owstoni Cầy vằn Bắc PV, TL IIB VU

10. Arctictis binturong Cây mực PV, TL IB EN VU

11. Prionodon pardicolor Cầy gấm PV, TL IIB VU LC 12. Viverra zibetha Cầy giông PV, TL IIB

13. Viverricula indica Cầy hương PV, TL IIB

14. Prionailurus bengalensis Mèo rừng PV, TL IB LC

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Nguồn thông

tin

Tình trạng bảo tồn NĐ 32 SĐVN IUCN

15. Pardofelis temminckii Beo lửa PV, TL IB EN NT

16. Neofelis nebulosa Báo gấm PV, TL IB EN VU

17. Capricornis sumatraensis Sơn dương PV, TL IB EN VU

18. Manis pentadactyla Tê tê PV, TL IIB EN EN

19. Petaurista petaurista Sóc bay lớn PV, TL IIB VU LC 20. Petaurista elegans Sóc bay sao PV, TL IIB EN LC

21. Ratufa bicolor Sóc đen PV, TL VU NT

Nguồn: Đỗ Tước và CS (2012) Bảng 4.2. Danh sách các loài chim quan trọng ở Thượng Tiến

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam

Nguồn thông tin

Tình trạng bảo tồn NĐ32

2006, CITES

SĐVN 2007

IUCN 3.2015 1. Lophura nycthemera Gà lôi trắng PV,TL IB LR

2. Spilornis cheela

Diều hoa miến điện

PV, TL NĐ-IB, C-IIB 3. Accipiter trivirgatus Ưng ấn độ PV,TL C-IIB 4. Buteo burmanicus Diều nhật bản PV, TL C-IIB 5. Falco tinnunculus Cắt lưng hung PV,TL C-IIB 6. Psittacula alexandri Vẹt ngực đỏ PV, TL NĐ-IIB 7. Otus spilocephalus Cú mèo latusơ PV, TL C-IIB 8. O. bakkamoena

Cú mèo khoang cổ

PV, TL

C-IIB 9. Glaucidium brodiei

Cú vọ mặt trắng

PV, TL

C-IIB

10. G. cuculoides Cú vọ PV,TL C-IIB

11. Copsychus malabaricus Chích choè lửa PV, TL NĐ-IIB

Nguồn: Hoàng Văn Thái, 2015

Chú thích: NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ 2006; SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam 2007; IUCN: Sách Đỏ thế giới 2012; EN: Loài ở cấp nguy cấp; VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp; NT: Gần đe doạ;

IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại PV: Ghi nhận qua phỏng vấn;

TL: Ghi nhận từ tài liệu

Hầu hết các loài thú quan trọng được ghi nhận tại khu vực này đều đang bị đe dọa. Mức độ đe dọa đến các loài thú ở đây khá cao. Qua bảng 4.1 ta thấy trong tổng số 21 loài thú thuộc 10 họ, 5 bộ có 17 loài (chiếm 28,8% tổng số loài ghi nhận) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 8 loài ở mức nguy cấp (EN): Báo gấm (Neofelis nebulosa), Beo lửa (Pardofelis temminckii), Sơn dương, Cây mực

…và 9 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ mốc (Macaca assamensis)… Trong Danh Lục đỏ thế giới (IUCN) ghi nhận 19 loài (chiếm 32,2 % tổng số loài ghi nhận) với 1 loài ở mức nguy cấp (EN): Tê tê vàng (Manis pentadactyla); 11 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): Gấu chó (Helarctos malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Rái cá vuốt bé(Aonyx cinerea), Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni )…, 7 loài ở mức gần nguy cấp và ít nguy cấp(NT, LC). Trong Nghị Định 32/2006 có 20 loài (chiếm 33,8% tổng số loài ghi nhận), trong đó có đến 10 loài cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại (IB): Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Gấu chó (Helarctos malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus)…và 10 loài thuộc nhóm (IIB). Ngoài ra, trong Công ước CITES/2008 Có 17 loài (chiếm 28,8% tổng số loài ghi nhận) với 4 loài thuộc phụ lục I: Báo lửa (Pardofelis temminckii), Sơn dương (Capricornis milneedwardsii), Gấu ngựa (Ursus thibetanus); Rái cá (Aonyx cinerea) 7 loài thuộc phụ lục II và 6 loài thuộc phụ lục III. Những loài thuộc mức rất nguy cấp (CR) và nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh Lục đỏ thế giới và thuộc nhóm IB của nghị định

32 và phụ lục I của công ước CITES được đề cập ở trên là những loài quan trọng và có thứ tự ưu tiên cao trong bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực.

Qua bảng 4.2 ta thấy tổng số 11 loài chim quan trọng thuộc 6 họ, 5 bộ tại Khu bảo tồn Thượng Tiến, không có loài nào được liệt kê trong Sách Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2011), 1 loài có mặt trong Sách Đỏ Việt Nam đó là Gà lôi trắng Lophura nycthemera (VU), 1 loài được ghi nhận trong Danh lục IIB, Nghị định 32/2006, là Diều hoa Miến Điện (Spilornis cheela) và 8 loài được ghi nhận trong Công ước CITES, gồm: Diều hoa Miến Điện, Ưng Ấn Độ (Accipiter trivirgatus), Diều Nhật Bản (Buteo burmanicus), Cắt lưng hung (Falco tinnunculus), Cú mèo latusơ (Otus spilocephalus), Cú mèo khoang cổ (O.

bakkamoena), Cú vọ mặt trắng (Glaucidium brodiei) và Cú vọ (G. cuculoides).

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)