Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 28 - 33)

Chương 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thượng Tiến là khu bảo tồn đầu tiên được thành lập của tỉnh Hòa Bình.

Thượng Tiến có trong Quyết định 94/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích là 1.500 ha (Bộ NN&PTNT, 1997). Luận chứng kinh tế-kỹ thuật cho việc thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến được thực hiện và phê duyệt năm 1995 với tổng diện tích là 7.308 ha, nằm trên ranh giới hành chính của 3 xã là Thượng Tiến, Kim Tiến (Kim Bôi) và xã Quý Hòa (Lạc Sơn).

Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên được thành lập theo Quyết định số 1242/QĐ-UB của UBND tỉnh Hòa Bình ngày 09/10/2000. Thượng Tiến có trong danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với diện tích 7.245,2 ha (Cục Kiểm lâm, 2003).

3.1.2. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới

Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến nằm ở trung tâm tỉnh Hòa Bình trên địa giới hành chính 3 xã là Thượng Tiến, Kim Tiến của huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Tọa độ địa lý và ranh giới khu vực như sau:

Từ 20030’ đến 20040’ vĩ độ Bắc Từ 105020’ đến 105030’kinh độ Đông

Ranh giới vùng đệm: Thuộc xã Kim Tiến của huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa của huyện Lạc Sơn.

Phía Bắc giáp: Xã Hợp Đồng, Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Tú Sơn huyện Kim Bôi Phía Nam giáp: Xã Tuần Đạo, Văn Nghĩa, Mỹ Thành huyện Lạc Sơn.

Phía Tây giáp: Xã Xuân Phong, Yên Thượng, Yên Lập huyện Cao Phong.

Tổng diện tích của khu bảo tồn: 7.308 ha.

Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch Khu BTTN Thượng Tiến 3.1.3. Địa hình, địa thế

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiên đặc trưng bởi hệ núi có độ cao trung bình từ 300-1.000 m so mới mặt nước biển. Điểm cao nhất trong Khu Bảo tồn đạt 1.073 m (đỉnh Cốt Ca), đây cũng là núi cao nhất trong Khu Bảo tồn. Diện tích rừng của Khu Bảo tồn chủ yếu nằm trên các vùng có độ dốc lớn, bị hai dãy núi Cốt Ca và Cột Cờ chia cắt, chỉ có một ít diện tích rừng tương đối bằng nằm xen giữa hai xã

Thượng Tiến và Quý Hòa. Từ vành đai cao có tới 8 dải dông phụ, với độ phân cắt sâu, đổ đều về lòng sông hẹp, tạo cho diện mạo địa hình ở đây hiểm trở và phần lớn lãnh thổ đều ở độ dốc trên 35o.

3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

* Khí hậu:

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến có khí hậu chung của tình Hòa Bình, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa bình quân 1600mm chiếm 92,8% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa 126mm chiếm 7,2%

lượng mưa cả năm.

Gió:

 Gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa đông, làm cho Khu Bảo tồn không có mùa khô rõ rệt như Tây Bắc và đồng thời tạo nên nền nhiệt thấp, độ ẩm không khí cao và mưa phùn.

 Gió mùa Tây Nam gây khô nóng vào đầu mùa hạ và mưa vào thời gian sau đó.

 Gió mùa Đông Nam thổi từ Biển Đông vào, thịnh hành trong các tháng cuối hạ đầu thu, gây mưa chủ yếu cho Khu Bảo tồn.

Với sự ảnh hưởng của 3 khối khí trên đã tạo ra kiểu khí hậu tương đối ôn hòa, không có tháng hạn ở mức khô kiệt.

Độ ẩm trung bình của khu vực đạt 85%, với độ ẩm tối cao là 89% và tối thấp là 80%.

Nhiệt độ bình quân của khu vực là 23oC, với nhiệt độ cao nhất là 29oC, thấp nhất là 10oC. Ở các đỉnh cao như Cốt Ca, đồi Thung có thể có băng giá hình thành trong một thời gian ngắn vào các ngày đại hàn.

* Thủy văn:

Phần lớn hệ thủy của Thượng Tiến có 4 chi lưu và với hệ suối nhỏ chằng chịt, có nước quanh năm, với suối Thượng Tiến chảy vào sông Bôi theo hướng

Đông Nam. Có một số suối nhỏ khác chảy về huyện Lạc Sơn ở phía Nam của Khu bảo tồn.

3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

Khu Bảo tồn nằm trên vùng núi đất cao nhất của hai huyện Lạc Sơn và Kim Bôi, phần lớn diện tích là núi đất, trong khu vực có 2 loại đá mẹ chủ yếu:

- Đá sa thạch thuộc nhóm đá cát có thành phần khoáng vật pensfat, thạch anh, limonít. sản phẩm phong hóa thành phần cơ giới hạt thô.

- Đá Bazích thuộc nhóm đá kiềm có thành phần khoáng vật chủ yếu là biroxin-ôlêpin, sản phẩm phong hóa thành phần cơ giới trung bình.

Khu bảo tồn có 2 nhóm đất chính và 3 nhóm đất phụ.

+ Nhóm đất núi ( có độ cao trên 300m)

- Nhóm đất feralis phát triển trên đá Bazích màu nâu tập trung tại hai xã Kim Tiến và xã Thượng Tiến. Nhóm đất này có màu nâu, sản phẩm khoáng vật Bioxin-Ôlêpin, thành phần cơ giới trung bình, thấm nước và giữ nước tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.

- Nhóm đất Feralis phát triển trên đá Sa thạch: tập trung tại xã Quý Hòa.

Nhóm đất này có màu đặc trưng màu xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ và thịt pha cát.tỷ lệ đá lẫn 10-20%, tỷ lệ mùn 1-15%(nơi còn rừng gỗ).

+ Nhóm đất đồi (có độ cao dưới 300m): Màu nâu nhạt, phát triển trên đá Bazích, tầng đất sâu 50-100cm, có thành phần cơ giới thịt trung bình, thấm nước, giữ nước tốt,thích hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp.

3.1.6. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất

Diện tích các loại đất và phân khu chức năng thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất và phân khu chức năng KBTTN Thượng Tiến

Phân theo loại đất Diện tích (ha)

Diện tích đất có rừng 5.284,80

Diện tích không có rừng 588,19

Theo phân khu chức năng

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1.496,00

Phân khu phục hồi sinh thái 1 2.643,79

Phân khu phục hồi sinh thái 2 1.733,20

Nguồn: Ban quản lý KBTTN Thượng Tiến (2012) 3.1.7. Tài nguyên rừng

a) Tài nguyên thực vật

Do đặc điểm khu vực khá ẩm ướt nên thúc đẩy quá trình phong hóa đất mạnh, tạo điều kiện cho khu hệ thực vật sinh trưởng và phát triển nhanh. Rừng ở KBTTN Thượng Tiến thuộc kiểu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới với các kiểu phụ sau:

− Kiểu phụ rừng rậm thường xanh trên núi thấp có độ cao trên 700m: phân bố ở sườn Đông của dải Cốt Ca, độ cao từ 700m trở lên, rừng có kết cấu từ 2-3 tầng, trữ lượng cao.

− Kiểu phụ rừng rậm thường xanh trên đất thấp: tập trung ở xã Thượng Tiến và Kim Bôi, phân bố ở độ cao dưới 700m.

− Kiểu trảng cây bụi thường xanh gió mùa nhiệt đới

− Kiểu trảng cỏ

Diện tích tự nhiên trong khu bảo tồn còn rất lớn, chủ yếu là rừng gỗ phát triển trên núi đất với 4.265ha, chiếm 58,4% diện tích rừng hiện còn. Rừng có trữ lượng cao với nhiều loài quý hiếm như: Thông tre, Kim giao, Chò nâu, Gù hương, Nghiến đất, Lim xanh, Hoa tiên… Số loài quý hiếm ở đây có số lượng lớn. Trong

đó, có loài Thông tre và Kim giao phân bố ở độ cao 700 ÷ 800m và ở những nơi núi đá xen núi đất có độ dốc lớn (trên 35o).

b) Tài nguyên động vật

Do địa hình của Khu bảo tồn TN Thượng Tiến khá hiểm trở, rừng tự nhiên còn nhiều, kéo liền thành một dải nên khu hệ động vật còn khá phong phú và đa dạng về thành phần loài. Ở đây hội tụ cả chim, thú, bò sát, ếch nhái.

Căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát (Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến) đã thống kê được 280 loài đông vật có xương sống thuộc 25 bộ, 86 họ. Trong đó có nhiều loài quý hiếm: Báo gấm, Cu li lớn, Mèo rừng, Rái cá, Sóc bay, Sơn dương, Cầy mực, Gà lôi trắng, Rắn ráo, …

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)