Danh sách các loài chim, thú quan trọng được lựa chọn giám sát

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 39 - 72)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Danh sách các loài chim, thú quan trọng được lựa chọn giám sát

Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn các loài chim, thú quan trọng trong Khu bảo tồn để giám sát cùng với kết quả phỏng vấn các hộ dân, thợ săn và các cán bộ kiểm lâm tại Khu bảo tồn Thượng Tiến, đề tài đã lựa chọn được 6 loài chim và thú để thực hiện giám sát (trong đó có 4 loài thú và 2 loài chim) . Kết quả được trình bày trên bảng 4.3.

Bảng 4.3. Danh sách các loài đáp ứng tất cả các tiêu chí lựa chọn loài giám sát

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Các tiêu chí lựa chọn

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5

1. Macaca mulatta Khỉ vàng x x x x x

2. Ratufa bicolor Sóc đen x x x x x

3. Macaca assamensis Khỉ mốc x x x x x

4. Callosciurus erythraeus Sóc bụng đỏ x x x x x

5. Lophura nycthemera Gà lôi trắng x x x x x

6. Copsychus malabaricus Chích chòe lửa x x x x x

Ghi chú:

- TC 1: Có giá trị bảo tồn cao (trong Sách Đỏ Việt Nam và/hoặc Danh Lục đỏ IUCN ở các bậc CR-rất nguy cấp, EN-nguy cấp, VU-sẽ nguy cấp; loài đặc hữu cho KBTTN, hoặc đặc hữu cho Việt Nam và có số lượng lớn ở khu bảo tồn), hoặc có giá trị chỉ thị cho các sinh cảnh rừng nguyên sinh hoặc ít bị tác động ở khu bảo tồn.

- TC 2: Đang là đối tượng bị khai thác trái phép mạnh ở khu bảo tồn và vùng lân cận.

- TC 3: Loài chủ yếu hoạt động ban ngày (dễ quan sát) hoặc trên mặt đất (để lại dấu vết hoặc có thể sử dụng bẫy ảnh).

- TC 4: Tương đối dễ nhận diện đối với đa số cán bộ khu bảo tồn.

- TC 5: Không quá hiếm ở khu bảo tồn, có thể bắt gặp trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các dấu vết hoạt động) trong các đợt điều tra giám sát.

KHỈ VÀNG (Macaca mulatta) Đặc điểm nhận dạng:

Toàn thân màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước ( Fa, 1985). Đuôi có độ dài trung bình ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu và thân, được phủ một lớp lông tốt. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông.

Sinh học - Sinh thái:

Khỉ vàng sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao. Từ vùng rất lạnh tới vùng nóng gần 500 C, từ nơi rất khô gần sa mạc tới nơi có lượng mưa hàng năm 10000 mm và từ độ cao so với mặt nước biển tới 3050m (Richie et. al, 1978). Southwick et.al (1961a; 1964) cho rằng khỉ vàng sống thành nhóm tới 50 cá thể. Fooden (1971) đã quan sát được 20 cá thể trong một nhóm khỉ vàng ở Thái Lan năm 1967. Tuổi thành thục 42 - 48 tháng (Melnik, 1987). Thời gian mang thai 164 ngày. Khoảng cách giữa các lần sinh 12 - 24 tháng (Ross, 1992). Thời gian sống 29 năm (Ross, 1991). Thời gian sinh sản trong năm khoảng 3 - 6 tháng (Melnik, 1987). Thức ăn chủ yếu là quả, hạt, lá, nõn cây, cỏ, một số Bộ: phận khác của cây và một số động vật không xương sống (Rochard, 1989). Gần 100 loài cây được dùng làm thức ăn (Lindburg, 1977). Là loài hoạt động ban ngày, phần lớn dưới đất, một phần trên cây (Seth, 1986). Cấu trúc đàn dạng nhiều đực, nhiều cái. Trong đêm thường con cái sống tập thể. Con đực đầu đàn tuy có dẫn đầu nhưng thường ở phía ngoài của nhóm (Parker, 1990).

Số lượng cá thể trong đàn thường lớn 10 - 50 con có khi tới 90 con (Seth, 1986).

Chúng thích sống trong các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thưa nhiệt đới, rừng thông, cây bụi, rừng ẩm nhiệt đới, gần khu nông nghiệp. Chúng sống tới độ cao 3000m (Parker, 1990).

Nước là yếu tố ngăn cản của sự phân bố.

SÓC BỤNG ĐỎ (Callosciurus erythraeus ) Mô tả:

Sóc bụng đỏ nặng 0,2 - 0,3 kg, dài thân 200 - 260mm, dài đuôi 200mm. Thân hình trụ dài, kích thước cơ thể trung bình, các cá thể trong 2 phân loài thuộc loài này ở Việt Nam có màu sắc bộ lông khá khác nhau. Cả hai phân loài Callosciurus erythraeus erythraeus phân bố ở phía Bắc Callosciurus erythraeus flavimantus phân bố ở phía Nam đều có phần lưng màu phớt xanh ô liu và bụng thường có màu phớt đỏ. Chân của loài Callosciurus erythraeus flavimantus có màu nhạt hơn màu ở phần bụng và mõm có màu nhạt hơn màu phần lưng.

Sinh học - Sinh thái:

Giống như các loài sóc cây khác, thức ăn của sóc bụng đỏ chủ yếu là lá, hoa, hạt và quả, mặc dù trong các khu vực khác nhau thì chúng có các loại thức ăn khác biệt do phạm vi phân bố rộng. Bên cạnh đó, chúng cũng ăn một lượng nhỏ côn trùng và thỉnh thảng ăn cả trứng chim.

Loài sóc này sinh đẻ quanh năm, và có thể giao phối ngay khi vừa chấm dứt cho bú lứa con trước. Thời kỳ mang thai kéo dài 47-49 ngày, mỗi lứa đẻ tới 4 con, nhưng thông thường là 2. Sóc non rời ổ khi 40-50 ngày tuổi và thuần thục sinh dục khi đạt 1 năm tuổi. Chúng sống tới 17 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Tập tính:

Loài này thường dống ở trên cây trong các khu rừng thường xanh và hỗn giao rụng lá dưới chân núi cho đến các vùng đồng bằng. Kể cả các vùng rừng đã bị tác động mạnh. Thức ăn của loài này là các loài quả cây có trong sinh cảnh sống của chúng.

KHỈ MỐC (Macaca assamensis) Đặc điểm nhận dạng:

Một số đặc điểm để phân biệt so với loài khỉ vàng so với các loài khỉ khác là: Kích thước cơ thể lớn hơn, lông dày và dài hơn. Đuôi dài hơn đuôi khỉ vàng. Bờ sau đít có lông (trụi ở khỉ vàng). Màu lông có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám. Lông đuôi dài phần dưới đuôi có mầu nhạt hơn phần trên. Hướng của lông ở trên đỉnh đầu rất đặc trưng, mọc rẽ sang phải và sang trái, xoắn ở trên gốc tai. Mào hướng ra phía sau. Có túi má, chai mông lớn, xung quanh có lông. Đuôi thường mập phần gốc, ngắn kém nửa chiều dài thân nhưng dài hơn 10% chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau, đuôi không thon, thường thẳng.

Sinh học - Sinh thái:

Khỉ mốc sinh sản quanh năm. Mỗi lứa đẻ một con. Thường gặp khỉ con vào tháng 4, 5, 7, 8, 10. Trọng lượng sơ sinh từ 300-500g. Thức ăn chủ yếu là quả, lá non, côn trùng, thằn lằn và một số động vật nhỏ. Khỉ mốc hoạt động vào ban ngày. Cuộc sống leo trèo và có nhiều lúc đi trên mặt đất. Chúng thường ngủ trên cây và trên núi đá. Cấu trúc đàn: Nhiều đực, nhiều cái. Số lượng cá thể trong đàn thường lớn từ 10 - 50 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng cây cao trên núi đá, núi đất, sống phần lớn ở rừng ẩm thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, cánh đồng gần rừng. Trú ẩn trong các hang hốc dưới mỏm đá, hoặc náu mình trong các lùm cây rậm rạp. Sống theo đàn do một con đực làm chỉ huy canh gác khi đàn kiếm ăn. Có thể sống chung với , culi, vượn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng hoặc voọc đen, voọc mũi hếch, voọc ngũ sắc (Fooden, 1982). Khỉ mốc phân bố ở độ cao từ 150 - 1200m, có khi tới 1750m.

SÓC ĐEN (Ratufa bicolor) Đặc điểm nhận dạng:

Sóc cỡ lớn. Gốc mũi, đầu, cổ, lưng đến gốc đuôi màu đen hoặc đen - xám. Phần ngoài chi sau, mu bàn chân, hai bên thân đồng mầu với lưng. Mặt bụng: từ nách chi trước, bụng đến hậu môn, phần trong của chi sau màu vàng nhạt hay vàng đất thó.

Mặt ngoài vành tai có túm lông màu đen, mặt trong tai trần. Phần trên mắt màu đen, phần dưới mắt đến má màu vàng sáng, hai bên lỗ mũi và môi màu trắng nhạt. Đuôi dài hơn thân, có lông xù, từ gốc đuôi lông màu đen, ở mút đuôi có túm lông dài, cứng và màu đen.

Việt Nam có 3 phân loài: Sóc đen Côn Đảo - Ratufa bicolor condorensis Kloss, 1922; Sóc đen thẫm - Ratufa bicolor gigantea Thomas, 1923; Sóc đen nâu - Ratufa bicolor smithi Robinson et Kloss, 1923.Màu sắc của 3 phân loài Sóc đen khác nhau như sau: Sóc đen Côn đảo: màu vàng lan tới cánh tay, có vết đỏ hoe sau gáy; Sóc đen thẫm: không có những đặc điểm như Sóc đen Côn Đảo, lưng hoàn toàn đen thẫm; Sóc nâu đen: Lưng màu vàng - đen da bò.

Sinh học - Sinh thái:

Sống trên cây, thích trên cây gỗ cao trong các khu rừng sâu trên núi đất có nhiều cây quả, núi đá, rừng già, rừng thứ sinh, rừng tre, nứa có cây gỗ cao hoặc dọc bờ sông, suối. Sóc đen ăn thực vật: quả, chồi, hạt, lá cây (dẻ, sấu, trám trắng, trám đen, bứa, sung, vả, si, đa, ngô, vải, nhãn, chuối...); Thức ăn động vật có một số loài côn trùng, kiến, mối, đôi khi cả trứng chim.. Sóc đen hoạt động vào ban ngày và chủ yếu trên cây. Khi kiếm ăn sóc thường phát ra tiếng kêu “túc...túc...” nên rất dễ phát hiện và bị săn bắn nhiều. Sóc sống đơn độc, ghép đôi trong thời kỳ động dục. Sóc làm tổ trên cành cây cao bằng cành cây nhỏ và lót lá khô mềm. Sóc đen đẻ mỗi năm 2 lần: xuân - hè (tháng 3 - 4) và thu - đông (tháng 10 - 11). Mỗi lứa đẻ 2 đến 3 con, chủ yếu 2 con.

GÀ LÔI TRẮNG (Lophura nycthemera) Chim đực trưởng thành:

Nhìn chung giống như phân loài Lophura nycthemera, nhưng khác ở chỗ L. n beaulieui có đuôi ngắn hơn một chút: những vạch đen ở phần trên cơ thể nhiều hơn và rộng hơn những vạch đen ở cánh và bên cạnh đuôi rất rõ và đậm nét hơn.

Chim cái:

Nhìn chung cũng giống chim cái của phân loài Lophura nycthemera nycthemera, nhưng ngực có lẫn màu trắng hungvới màu nâu đen rất rõ.

Các lông cánh sơ cấp, thứ cấp và lông đuôi giữa có vân mảnh, các lông đuôi khác có điểm và vạch đen nâu và trắng.

Khi còn nhỏ gà trống và gà mái đều mang chung 1 màu lông, , đó là màu nâu ngoài ra có những dải lông màu đen . Chim mái giữ nguyên màu lông này ( có thay đổi không đáng kể xuốt cuộc đời mình ( thường chuyển sang màu oliu ) , Chim Trống đến tuổi thành niên sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng , Thông thường phải mất gần 2 năm tuổi ,gà lôi trống mới thành thục hẳn lúc đó mào có màu đen dài , cằm và họng đen . Bụng hơi xanh đen , ( hoặc trắng – giống gà tìm thấy tại Việt Nam ) . Phần còn lại của cơ thể là màu trắng , Đuôi của gà trống khá dài ( từ 40 – 80 cm ). Mặt có màu đỏ nhung với 2 dải mào phủ kìn .Chân gà có màu đỏ tía . Kích thước:

Cánh (đực): 256 - 302, (cái): 200 - 270; đuôi: 458 - 635; giò. 95 - 103; mỏ: 25 - 33 mm.

CHÍCH CHOÈ LỬA (Copsychus malabaricus)

Chim Chích chòe lửa, có tên tịếng Anh là White-rumped Shama, tên khoa học là Copsychus malabaricus. Là một chi nhỏ trong bộ Sẻ của gia đình của họ chim Đớp ruồi. Trước đây, nó được xếp loại đứng giữa của họ Chim chích và họ chim Đớp ruồi trong dòng họ Hoét, nhưng nó được biết dưới dạng họ chim Chích nhiều hơn.

Chim thường cân nặng từ 1 – 1,2 ounce và có chiều dài khoảng 9 – 11 inches dài. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông

màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một dự luật màu đen trên lưng và chân màu hồng. Con non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

Chích chòe lửa có tập tính nhút nhát và hay hót lúc bình minh hoặc hoàng hôn, chúng bảo vệ mãnh liệt vùng lãnh thổ. Trong mùa sinh sản, cả hai con trống – mái đều bảo vệ lãnh thổ, trung bình mỗi cặp bảo vệ vùng lãnh thổ đến 0,09 ha (khoảng 90m2). Chúng ăn côn trùng trong tự nhiên, nhưng khi nuôi nhốt, thức ăn là khô đậu với lòng đỏ trứng và thịt nguyên được đun kỹ.

Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng giêng đến tháng chín tại khu vực Nam Á, nhưng chủ yếu trong khoảng tháng tư đến tháng sáu. Mỗi ổ chim có khoảng bốn hoặc năm trứng và tổ đặt trong các hốc rỗng của cây.

Tổ được xây dựng do một mình con mái trong khi con trống đứng ngoài bảo vệ. Các tổ chủ yếu được làm bằng rễ, lá, dương xỉ. Thời gian ấp trứng và kéo dài từ 12 đến 15 ngày. Trung bình là 12,4 ngày. Cả hai bố mẹ đều trực tiếp mớm thức ăn cho con, hoặc chỉ có con mái có trách nhiệm ấp ủ và lấy thức ăn từ con trống để mớm lại cho con. Trứng màu trắng, với sắc thái biến của những đốm nâu, và có chiều dài khoảng 0,7 đến 0,9 inch.

Hình 4.1. Khỉ vàng (Nguồn ảnh: Gerald Cubitt)

Hình 4.2. Sóc bụng đỏ (Nguồn ảnh: Nguyễn Thanh Bình)

Hình 4.3. Khỉ mốc (Nguồn ảnh : Cục kiểm lâm)

Hình 4.4. Sóc đen(Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung)

Hình 4.5. Gà lôi trắng (Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung)

Hình 4.6. Chích chòe lửa (Nguồn ảnh: Nguyễn Lan Anh)

4.3. Xây dựng bộ các chỉ số giám sát

4.3.1. Bộ chỉ thị giám sát và các chỉ số giám sát

Trong bảng 4.3 là danh sách 6 loài chim, thú quan trọng đáp ứng các tiêu chí lựa chọn để giám sát ở KBTTN Thượng Tiến. Tất cả các loài này là những chỉ thị sơ cấp của kế hoạch giám sát. Đây là những loài dễ hoặc tương đối dễ nhận diện, tuy nhiên, với thực trạng ở KBTTN Thượng Tiến chủ yếu là rừng thường xanh, địa hình rất phức tạp, độ đốc lớn và phần lớn các cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều tra giám sát nên việc nhận diện loài trong thiên nhiên là một việc khó đối với họ. Trong nhiều trường hợp, các cán bộ giám sát không kịp hoặc không thể nhận diện đến loài mà chỉ đến giống hoặc nhóm nào đó. Nhiều loài cũng có thể ghi nhận qua các dấu vết hoạt động (dấu chân, phân,...) nhưng với độ chính xác hạn chế. Vì vậy, cần bổ sung thêm các chỉ thị thứ cấp để giúp Kế hoạch giám sát có thể sử dụng được các thông tin/ số liệu thu thập không trực tiếp từ các chỉ thị sơ cấp mà gián tiếp qua các chỉ thỉ sơ cấp.

Bảng 4.4. Các chỉ thị giám sát và các chỉ số giám sát Chi thị

sơ cấp

Chỉ thị thứ cấp

Mục tiêu giám sát

Các chỉ số giám sát Khỉ vàng

Macaca mulatta

Dấu vết thức ăn

Sự biến động chỉ số phong phú của quần thể tại KBTTN

Các đe dọa trực tiếp đến quần thể

Tần số bắt gặp trực tiếp

Tần số bắt gặp dấu vết thức ăn Khỉ mốc

Macaca assamensis

Dấu vết thức ăn

Sự biến động chỉ số phong phú của quần thể tại KBTTN

Các đe dọa trực tiếp đến quần thể

Tần số bắt gặp trực tiếp

Tần số bắt gặp dấu vết thức ăn Sóc đen

Ratufa bicolor

Dấu vết thức ăn

Sự biến động chỉ số phong phú của quần thể tại KBTTN

Các đe dọa trực tiếp đến quần thể

Tần số bắt gặp trực tiếp

Tần số phát hiện các dấu vết trực tiếp

Sóc bụng đỏ Dấu vết

Sự biến động chỉ số phong phú của quần

Tần số bắt gặp trực tiếp

Chi thị sơ cấp

Chỉ thị thứ cấp

Mục tiêu giám sát

Các chỉ số giám sát Callosciurus

erythraeus

thức ăn

thể tại KBTTN

Các đe dọa trực tiếp đến quần thể

Tần số bắt gặp dấu vết thức ăn Gà Lôi trắng

Lophura nycthemera

Nhóm Gà lôi

Sự biến động chỉ số phong phú của quần thể tại KBTTN

Các đe dọa trực tiếp đến quần thể

Tần suất bắt gặp trực tiếp gà lôi trắng

Tần suất bắt gặp Gà lôi (Lophura)

Tần suất phát hiện các tác động trực tiếp

Chích chòe lửa Copsychus malabaricus

Sự biến động chỉ số phong phú của quần thể tại KBTTN

Các đe dọa trực tiếp đến quần thể

Tần số bắt gặp trực tiếp

Tần suất phát hiện các tác động trực tiếp

Bộ chỉ số giám sát

- Tần số bắt gặp cá thể trực tiếp trên tuyến khảo sát của một loài = tổng số cá thể của loài đó quan sát trực tiếp được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: cá thể/km.

- Tần số bắt gặp các điểm dấu vết trên tuyến khảo sát của một loài = tổng số dấu vết của loài đó quan sát trực tiếp được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: Dấu vết cá thể/km.

- Chỉ số phong phú: Sử dụng công thức của tác giả Trịnh Tác Tân (1973) được phân theo 4 cấp sau:

Số lần bắt gặp

A(%) = X 100 Số lần điều tra

Mật độ ước lượng được xác định làm 4 cấp sau:

Cấp hiếm: A = 1- 10 (+)

Cấp ít: A= 10 – 20 (++)

Cấp trung bình: A= 21 – 30 (+++)

Cấp nhiều: A>30 (++++)

- Mật độ loài: tổng số cá thể ghi nhận được của mỗi loài chia cho tổng diện tích điều tra, đơn vị: cá thể/Km.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học các loài động vật quan trọng tại khu BTTN thượng tiến tỉnh hòa bình (Trang 39 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)