Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Xây dựng kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng cho KBTTN
Mục đích của việc xây dựng Kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng KBTTN Thượng Tiến là cung cấp cho Ban quản lý KBTTN một công cụ đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các hoạt động quản lý KBTTN mà Ban quản lý đang thực hiện, trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh kế hoạch quản lý cho phù hợp hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch giám sát là:
1) Xác định xu thế biến đổi tình trạng quần thể của một số loài quan trọng ở KBTTN Thượng Tiến
2) Xác định phạm vi và mức độ tác động của các đe dọa chính đến ĐDSH trong KBTTN Thượng Tiến
3) Qua đó, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt động bảo tồn được thực hiện và điều chỉnh các hoạt động quản lý cho phù hợp và hiệu quả hơn ở mỗi thời kỳ quản lý
4.5.2. Các phương pháp điều tra giám sát
4.5.2.1. Phương pháp điều tra giám sát các loài thú a) Trang thiết bị phục vụ giám sát
Các trang thiết bị phục vụ giám sát thú bao gồm: Ống nhòm, GPS, địa bàn, bản đồ địa hình khu vực khảo sát, máy ghi âm, máy ảnh, phiếu giám sát, sổ ghi chép, sơn đỏ hoặc dây đánh dấu tuyến, dao phát tuyến.
b) Giám sát các loài thú theo tuyến
Phương pháp giám sát theo tuyến được sử dụng cho giám sát các loài
thú quan trọng. Các tuyến giám sát cố định với chiều dài từ 2-6 km sẽ được thiết lập trong các khu vực giám sát. Các tuyến sẽ được lập ngẫu nhiên và đi qua các sinh cảnh phân bố của loài giám sát. Điểm đầu và điểm cuối mỗi tuyến được đánh dấu rõ ràng bằng các mốc sơn màu đỏ. Trên các tuyến sẽ được đánh dấu bằng sơn đỏ và phát quang để thuận tiện cho việc đi lại trên tuyến, quan sát chim, thú và tiến hành các đợt khảo sát lặp lại theo chu kỳ đã định. Chu kì giám sát thú là 3 tháng một lần.
Hai người giám sát đi bộ dọc theo tuyến với tốc độ chậm (1-2 km/h) chú ý quan sát để phát hiện các loài giám sát và tiếng kêu của chúng. Thời gian tiến hành giám sát từ 6h00-17h00 khi mà các loài thú lựa chọn hoạt động mạnh nhất và dễ quan sát. Khi bắt gặp một cá thể chim, thú (hoặc một nhóm động vật) các thông tin sau sẽ được ghi nhận: Loài, tọa độ (GPS), số lượng cá thể của đàn, khoảng cách từ trung tâm nhóm đến người quan sát, góc phương vị hợp bởi tuyến điều tra và hướng từ người quan sát đến trung tâm đàn, sinh cảnh. Các thông tin, số liệu được ghi chép cẩn thận vào phiếu giám sát các loài thú theo tuyến (Bảng 2.1)
e) Phân tích và xử lý số liệu
• Xác định tần số bắt gặp của mỗi loài:
Tổng số cá thể phát hiện trong đợt khảo sát ở mỗi khu vục Tấn suất bắt gặp = ---
Tổng km các tuyến khảo sát đã thực hiện ở khu vực đó
• Thể hiện trên bản đồ các điểm phát hiện mẫu vật của loài giám sát
• Thống kê các ghi nhận về các tác động trực tiếp đến loài phát hiện được trong quá trình đi khảo sát.
4.5.2.2. Phương pháp điều tra giám sát các loài chim
Để giám sát chim có thể sử dụng phương pháp giám sát theo tuyến. Các trang thiết bị phục vụ giám sát, lập tuyến và tiến hành giám sát tương tự giám sát thú theo tuyến. Các thông tin, số liệu được ghi và Phiếu giám sát chim theo tuyến (Bảng 2.2).
4.5.2.3. Phương pháp giám sát đe dọa a) Phát hiện đe dọa và thu thập thông tin
Trong quá trình đi điều tra chim, thú trên tuyến và theo điểm cần chú ý phát hiện các chứng cứ tác động của các đe dọa và ghi chép cẩn thận vào Phiếu ghi nhận các tác động đe dọa (Bảng 2.3) theo bảng các chứng cứ đe dọa tác động vào môi trường sống của các loài chim, thú (Bảng 4.5)
b) Tính toán các chỉ số giám sát
Bộ chỉ số giám sát đánh giá tác động vào môi trường sống của các loài chim, thú được tính toán thông qua tần suất suất bắt gặp các chứng cứ tác động cho từng đợt khảo sát và riêng cho từng khu vực khảo sát theo công thức sau:
- Tần số bắt gặp bẫy = tổng số bẫy các loại phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị:
bẫy/ km
- Tần số bắt gặp người đi săn = tổng số người đi săn phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị: người/ km.
- Tần số bắt gặp lán thợ săn = tổng số các lán thợ săn phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị: lán/ km.
- Tần số bắt gặp người khai thác lâm sản = tổng số người khai thác lâm sản phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra, đơn vị: người/km.
- Tần số bắt gặp lán khai thác lâm sản = tổng số các lán khai thác lâm sản phát hiện được trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: lán/ km.
- Tần số bắt gặp điểm khai thác lâm sản = tổng số các điểm khai thác lâm sản phát hiện trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: điểm/ km.
- Tần số bắt gặp điểm xâm lấm rừng/phá hoại sinh cảnh = tổng số các điểm xâm lấm rừng/phá hoại sinh cảnh phát hiện trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: điểm/ km2.