Tổng quan các nghiên cứu về chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 20 - 24)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan các nghiên cứu về chất lượng nước mặt

Trên thế giới nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sông. Tại Trung Quốc khoảng 62,6 tỷ tấn nước thải đổ ra các dòng sông mỗi năm, sông Yangzte (Dương Tử) nhận 22 tỷ tấn, sông Hoàng Hà nhận 3,9 tỷ tấn, trong đó 62 là nước thải công nghiệp, 36% hầu như chưa qua xử lý. Lưu vực sông Yangzte chiếm 20% diện tích lãnh thổ Trung Quốc với dân số xấp xỉ 425 triệu người, đóng góp một phần tư GDP của Trung Quốc, tức là khoảng 410 tỷ USD. Hiện nay, sông Yangzte cũng phải đối mặt vói hàng loạt các thách thức môi trường: bão lũ, xói lở đất, ô nhiễm nước và suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh thái thủy sinh [7]. Tại Hong Kong chất lượng nước của sông Pearl River bị ô nhiễm nặng nề. Chính quyền đã xây dựng một dự án để giám sát chất lượng môi trường nước. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu dòng chảy liên quan của các chất độc hại như chất cặn và dinh dưỡng đổ vào nguồn nước Hong Kong từ sông Pearl River.

Kết quả của dự án nhằm cung cấp thông tin cho các nhà khoa học trên thế

giới, các nhà làm luật về môi trường của Hong Kong, Trung Quốc và người dân nhằm mục tiêu là giảm thiểu các tác động ô nhiễm của sông Pearl River lên chất lượng nước của sông Hong Kong và hệ sinh thái nói chung [7]. Tại Indonesia, hệ thống sông Brantas là một trong những hệ thống sông lớn của đất nước, nằm ở hần phía đông đảo Java. Sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp trong 3 thập kỷ qua đã làm cho chất lượng nước của LVS Brantas bị suy thoái và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư và sự phát triển của nền kinh tế. Để kiểm soát chất lượng nước LVS Brantas, Chính phủ Indonesia đã thực hiện nhiều biện pháp như đưa ra kế hoạch tổng thể về quan trắc chất lượng nước và kiểm soát ô nhiễm. Những số liệu quan trắc được tập hợp và báo cáo tới chính quyền Đông Java. Những kết quả đó được sử dụng làm căn cứ cho việc đưa ra các hướng dẫn áp dụng thực thi pháp luật trong việc cảnh báo và đóng cửa những nguồn thải [7].

1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt rõ ràng nhất ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ phát triển kinh tế cao là nguy cơ làm xấu đi chất lượng nguồn nước trên các sông suối. Bên cạnh đó, thái độ quá ưu tiên việc phát triển kinh tế, đặt vấn đề môi trường và phát triển bền vững xuống hàng thứ yếu, sự hạn chế về năng lực và yếu kém đi c ng thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường cũng đã góp phần làm gia tăng những hiểm họa về suy thoái chất lượng nước, đặc biệt ở các thành phố lớn [1].

Môi trường nước sông tại vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Bắc:

Trong số con sông đã khảo sát (sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Bạch Đằng, sông Cầu) không có con sông nào đạt quy chuẩn nước mặt loại A1 (nguồn cung cấp nước sinh hoạt), một số sông (sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cà Lồ) không đạt quy chuẩn nước mặt loại B1

(dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi) do có các thông số BOD5 và COD vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT [3].

Môi trường nước sông tại v ng KTTĐ miền Trung: Các con sông lớn trong vùng chảy qua các khu công nghiệp và đô thị có hàm lượng các chất ô nhiễm tập trung cao ở phía hạ lưu: hàm lượng COD và BOD5 đạt QCVN 08:2015/BTNMT loại B1, phần lớn các kim loại nặng và các muối dinh dưỡng đạt QCVN 08:2015/BTNMT loại B1 [3]. Nước thải tại các khu công nghiệp được quan trắc có hàm lượng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, Coliform, Nitơ tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Nước thải tại các khu đô thị:

độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N- NH4+, Nitơ tổng vượt TCCP.

Môi trường nước sông tại v ng KTTĐ phía Nam:Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông: là lưu vực chịu ảnh hưởng ít nhất của nước thải công nghiệp trên toàn vùng KTTĐ phía Nam, tuy nhiên chất lượng nước tại đây cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm. Ở một vài điểm, COD và hàm lượng chất dinh dưỡng đó vượt QCVN 08:2015/BTNMT loại B [9]. Lưu vực sông Sài Gòn: Chất lượng nước liên quan chặt chẽ đến sức khỏe cộng đồng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật ở con người xuất phát từ việc sử dụng nguồn nước không sạch và vệ sinh môi trường kém. Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng chủ yếu là nước máy đã qua xử lý từ nguồn nước thô lấy tại sông Sài Gòn - Đồng Nai, và một phần trên kênh Đông. Trong nhiều năm qua, hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng nước cấp cho sinh hoạt đã được đặt tại các trạm thượng lưu sông Sài Gòn như Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính và Phú Cương, hai trạm khác là Hóa An đặt trên sông Đồng Nai và trạm N46 trên kênh Đông. Các kết quả quan trắc cho thấy một số chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép như: Nhu cầu oxy sinh học, nhu

cầu oxy hóa học, độ mặn, chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu nitơ đạt quy chuẩn cho phép. Nhưng nhiều chỉ tiêu như: pH, độ đục, nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, oxy hòa tan, nồng độ dầu và vi sinh vật tại hầu hết các trạm quan trắc vượt mức cho phép. Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho hơn 7 triệu dân thành phố, cần phải có giải pháp hữu hiệu khống chế nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, giảm tải lượng chất ô nhiễm đổ xuống sông Sài Gòn.

Không cấp phép đầu tư cho các dự án thuộc nhóm ngành có gây ô nhiễm cao như:

Hóa chất, cao su, sản xuất bột giấy, chế biến thực phẩm… trên khu vực thượng nguồn. Giải pháp di dời trạm lấy nước cung cấp cho sinh hoạt lên phía thượng nguồn cũng đang được bàn tới nếu tình trạng ô nhiễm của sông Sài Gòn [5].

Lưu vực sông Đồng Nai và Thị Vải: Là nơi tập trung của nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy đã hình thành khá lâu đời. Tuy nhiên, mức độ tập trung các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng như sản xuất phân bón, hóa chất… chủ yếu tập trung ở phía hạ lưu và nhánh sông Thị Vải trong đó đáng chú ý là khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam là hai đơn vị xả thải các chất gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Các thông số ô nhiễm như hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh…

vượt quy chuẩn cho phép hàng chục, thậm chí hàng trăm lần [5]. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị, khu dân cư đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước tại các dòng sông nói riêng và các nguồn nước nói chung tại các v ng KTTĐ. Hiện nay, tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa và một số các khu đô thị đã bắt đầu tiến hành quy hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư. Tuy nhiên, một số dự án đã triển khai nhưng tiến độ chậm và chưa đạt hiệu quả mong muốn [5].

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)