Giải pháp về hỗ trợ tài chính đối với hộ gia đình bị ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu

4.4.5. Giải pháp về hỗ trợ tài chính đối với hộ gia đình bị ảnh hưởng

Xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “trả phí gây ô nhiễm”; tu bổ các kênh, mương và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm trọng tại từng xã nhằm tránh gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

Hằng năm có những đợt rà soát, thống kê danh sách các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước sông căn cứ vào: vị trí bị tác động, mức độ ảnh hưởng cũng như các loại bệnh ngoài da để có những chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI & KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn “Đánh giá thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông Đáy thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”

đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

1) Luận văn nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội:

- Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy chất lượng nước sông Đáy đoạn Thụy Hương đến Văn Võ bị ô nhiễm. Điều này thể hiện qua hàm lượng các thông số chỉ mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh không đạt GTGH B1 của Quy chuẩn QCVN 08:2015/ BTNMT, nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Hàm lượng các thông số chất lượng nước đoạn từ Thụy Hương đến xã Văn Võ thường cao hơn GHCP B1, đặc biệt là hàm lượng photphat, mật độ coliform có thể gấp đôi lần GHCP B1. Nguyên nhân là do các dòng thải từ hoạt động sinh hoạt hai bên bờ sông.

- Về cơ bản chất lượng nước sông Đáy đã có dấu hiệu ô nhiễm ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dinh dưỡng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước sông tại thời gian nghiên cứu chưa đến mức quá nghiên trọng và chỉ xảy ra cục bộ ở một số điểm như những nơi tập trung đông dân cư.

- Luận văn đã xác định nguồn thải ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước sông Đáy là nước thải công nghiệp chảy từ thượng nguồn, nước thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực các xã nghiên cứu, nước thải chăn nuôi lợn, gà và rác thải sinh hoạt của người dân.

- Tình hình diễn biến khó lường càng ngày càng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đi cần có những biện pháp tác động nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Nếu không hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, nhất là từ sản xuất

công nghiệp, làng nghề ngay từ bây giờ, thì sẽ có nguy cơ trở thành “dòng sông không còn sự sống”

- Luận văn bước đầu đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất lượng nước sông Đáy đến môi trường sinh thái và con người thông qua điều tra thực địa và tiến hành phỏng vấn 100 hộ dân trên địa bà 4 xã: Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Văn Võ.

2) Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý, cải thiện chất lượng và bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm và phát triển bền vững cho khu vực sông Đáy: Nâng cao nhận thức cộng đồng, giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, xây dựng mạng lưới quan trắc và thu thập thông tin.

2. Tồn tại

Luận văn mới chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và chất lượng nước sông Đáy trong 4 xã chịu tác động mạnh, đoạn chảy qua khu đông dân cư của huyện Chương Mỹ vì vậy phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài còn tương đối hẹp, mang tính cục bộ.

Thời gian thực hiện đề tài vào m a nước dâng, nên kết quả đánh giá chất lượng nước sông Đáy chưa mang tính bao quát.

Quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn nên việc thu thập thông tin, số liệu còn chưa đầy đủ; số liệu phân tích nước mặt chỉ thực hiện được một số thông số đơn giản, các thông số về hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ cỏ, kim loại nặng… còn chưa thu thập được. Do đó việc đánh giá chất lượng hay xác định nguồn gây ô nhiễm nước mặt sông Đáy chưa hiệu quả.

3. Kiến nghị

Từ các kết quả trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Cần nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông Đáy trên phạm vi rộng hơn (toàn bộ huyện Chương Mỹ) cùng với nhiều các thông số hơn: như kim loại nặng Zn,

Cu,Asen; tổng dầu mỡ; hàm lượng thuốc bảo vệ thưc vật…để có thể đưa ra được những nhận định mang tính bao quát hơn về chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu.

- Cần tiến hành các đề tài xác định ngưỡng chịu tải của từng chỉ tiêu môi trường đối với chất lượng nước lưu vực sông Đáy làm cơ sở để ra các biện pháp tổng thế, trong đó biện pháp quan trọng là kiểm soát các nguồn thải.

- Cần có thêm những công trình nghiên cứu cụ thể về sông Đáy, đặc biệt là chất lượng nước để quản lý và nâng cao chất lượng nước sông.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)