Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 40 - 46)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tính đến tháng 9 năm 2018, tổng giá trị snar xuất so sánh năm 2010 ước tính đạt 16.751 tỷ đồng, đạt 80.6% so với kế hoạch năm, tăng 11,7 so với cùng kỳ.

Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước đạt 19.112 tỷ đồng, đạt 80,7% so với kế hoạch năm và tăng 12,3 so với cùng kỳ.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp: 56,1%- 23,4%- 20,5%

3.2.1. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản theo giá so sánh ước thực hiện 9.270 tỷ đồng, đạt 78,2% so với kế hoạch năm và tăng 11,8 so c ng kỳ. Trong đó: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 6.050 tỷ đồng, tăng 11,6 so c ng kỳ; xây dựng cơ bản ước tính đạt 3.220 tỷ đồng, tăng 12,2 so với cùng kỳ.

Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Tổ chức tốt công tác khuyến công, đào tạo nghề, kết nối cung cầu lao động, thực hiện kiểm tra phương án, thực trạng về công tác phòng cháy, chữa cháy của các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp. Lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Đông Phú, Đại Yên, Thụy Hương, Hòa Chính; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Đông Sơn. Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý thước thải tập trung cụm công nghiệp Ngọc Sơn; thu phí xử lý nước thải tại cụm công nghiệp Ngọc Hòa được 555,496 triệu đồng.

Trong 9 tháng đầu năm môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, có 09 doanh nghiệp vào thuê đất và đang triển khai xây dựng tại khu công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 13,67ha. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, số doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng cơ bản đang hoạt động là 564 doanh nghiệp và trên 9 nghìn cơ sở sản xuất cá thể công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đang hoạt động; các doanh nghiệp duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, giữu vững tốc độ tăng trưởng, tích cực thực hiện các giải pháp tăng năng suất, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, phát triển thị trường; một số doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm các ngành kinh doanh, mặt hàng mới; các làng nghề, làng có nghề được duy trì và phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động.

3.2.2. Ngành dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ theo giá trị so sánh ước thực hiện 4.180 tỷ đồng, đạt 82% so kế hoạch năm, tăng 17,4 so với cùng kỳ. Toàn huyện có 730 doanh nghiệp và trên 8 nghìn cơ sở cá thể đang hoạt động kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ. Trên thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng; giá cả hàng hóa, dịch vụ cơ bản ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến.

Công tác khuyến thương, xúc tiến thương mại và quản lý thị trường tiếp tục được chú trọng. Tổ chức thành công và tham gia các hội trợ thương mại; rà soát, cập nhật xác định địa điểm điều chỉnh quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ và quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Triển khai công tác quản lý, phát triển chợ trên địa bàn huyện. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại về: vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn thiện hồ sơ xác nhận kiến thức và ký cam kết an toàn thực phẩm đối với 432/470 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cố định trong chợ đạt 92%; chế biến lương thực thực phẩm; các hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kinh doanh có điều kiện. Tổ chức tập huấn cho thủ trưởng các phòng, ban, ngành huyện và lãnh đạo UBND, trưởng công an, trưởng thôn, xóm, khu dân cư các xã, thị trấn về công tác phòng cháy chữa cháy với tổng số 389 người tham dự. Quan tấm đến xúc tiến, quảng bá du lịch.

3.2.3. Sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp- thủy sản

Trong 9 tháng đầu năm 2018 ngành trồng trọt bị thiệt hại do thiên tai gây ra với 1.264ha cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó mất trắng 929ha lúa;

198,6ha cây hoa màu, diện tích cây ăn quả bị ngập nước làm giảm năng suất 136,4ha; thiệt hại về gia súc là 449 con, gia cầm bị chết và cuốn trôi 58.073 con; diện tích thúy sản bị thiệt hại và ảnh hưởng là 545,9ha.

Trong ngành chăn nuôi, giá sản phẩm của các loại gia súc, gia cầm ở mức cao nên hộ chăn nuôi tiếp tcuj đầu tư tái đàn. Trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh năm 2010 ước thực hiện 3.301 tỷ đồng, đạt 86,3% so kế hoạch và bằng 104,9% so cùng kỳ. Chia ra: ngành nông nghiệp đạt 3.052 tỷ đồng, tăng 4,9 so c ng kỳ (ngành trồng trọt đạt 1.045 tỷ đồng, tăng 2,3 so c ng kỳ; ngành chăn nuôi đạt 1.922 tỷ đồng, tăng 6,4% so cùng kỳ); ngành lâm nghiệp ước đạt 9 tỷ, tăng 12,5 so c ng kỳ; ngành thủy sản ước đạt 240 tỷ đồng, tăng 4,5 so c ng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá ước thực hiện 3.912 tỷ đồng. Chia ra: Ngành nông nghiệp đạt 3.605 tỷ đồng, chiếm 92,2%

giá trị trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (ngành trồng trọt đạt 1.300 tỷ đồng, chiếm 36,1% trong ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi đạt 2.305 tỷ đồng, chiếm 63,9% trong ngành nông nghiệp). Ngành lâm nghiệp ước đạt 11 tỷ, chiếm 0,3% trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Ngành thủy sản ước đạt 296 tỷ đồng, chiếm 7,5% trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Trồng trọt:Diện tích gieo trồng là 22.587 ha, đạt 92,6% kế hoạch năm và bằng 94,2% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích lúa là 17.091 ha, đạt 96,2% kế hoạch và bằng 95,5% so với cùng kỳ. Cây ngô 1.496ha, bằng 91,9%

so với cùng kỳ; khoai lang 475ha, bằng 96,7% so cùng kỳ; lạc 366 ha, bằng 75,3% so với cùng kỳ; đậu tương 148 ha, bằng 25,5% so cùng kỳ. Năng suất

lúa thu hoạch lúa đạt 63,9 tạ/ha; ngô 58,4 tạ/ha; khoai lang 89,7 tạ/ha; đậu tương 19,3 tạ/ha; lạc 29,8 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 111.423 tấn, đạt 95,2% kế hoạch năm và bằng 94,5% so với cùng kỳ, trong đó thóc 102.687 tấn đạt 92,4% so kế hoạch và bằng 94,8% so cùng kỳ.

Về chăn nuôi: Ước tính thời điểm 01/10/2018 trên địa bàn huyện có 469 trang trại chăn nuôi, tăng 30 trang trại so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn 165 nghìn con, tăng 4,4 so c ng kỳ; đàn trân bò 17,6 nghìn con, tăng 1 so cùng kỳ; đàn gia cầm 4.182 nghìn con, tăng 8,6 so với cùng kỳ; trọng lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc và gia cầm đều tăng so c ng kỳ.

Về lâm nghiệp, thủy sản: Làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng cây, nhân dân không để xảy ra nạn phá rừng, cháy rừng. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển.

Các hoạt động, phục vụ, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện 9 tháng đầu năm 62,77 ha (429 hộ), nâng tổng số toàn huyện chuyển đổi được lên 1.467,22 ha.

Công tác khuyến nông: Triển khai mô hình trình diễn giống lúa Nhật J02, Đông A1, TBR279, Đài Thơm 8 tại các xã Lam Điền, Hồng Phong, Văn Võ, Đại Yên; mô hình trồng cà chua ghép giống mới tại xã Tốt Động; mô hình trình diễn giống ngô lai mới, ngô biến đổi gen tại xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến; mô hình trồng khoai tây vụ đông gắn với cơ giới hóa tại xã Thụy Hương; mô hình ứng dụng công nghệ sinh học nuôi cá rô phi tại xã Thượng Vực; mô hình hệ thống làm mát trong chăn nuôi tại xã Thủy Xuân Tiên; mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng thức ăn vi sinh tại xã Đông Phương Yên đạt hiệu quả; mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản (sông trong ao) tại xã Ngọc Hòa.

Công tác bảo vệ thực vật: Đã chỉ đạo 04 đợt diệt chuột bảo vệ sản xuát, tổng lượng thuốc đã sử dụng là 752,5kg thuốc Ranpart 2%DS, 48kg thuốc Rat-K 2%D và 30.000 bẫy kẹp sắt hình bán nguyệt cải tiến (kết quả ước diệt

được 416.760 con). Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, quy trình Kỹ thuật thâm canh và phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng. Tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức cho các hộ kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện.

Công tác thú y: Tổ chứ 05 lớp tập huấn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cho các hộ chăn nuôi trong v ng ngập úng. Triển khai 05 đợt tổng vệ sinh tiêu độc và 01 đợt phun thuốc diệt ruồi, muỗi, đã sử dụng 18.790 lít hóa chất với tổng số diện tích phun được là 29.011 nghìn m2. Tiêm phòng đàn lợn: lở mồm long móng 49.262 lượt con, tai xanh 23.987 lượt con, dịch tả 251.052.461 lượt…

3.2.4. Công tác phòng chống thiên tai

Đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, kiện toàn các tổ chức phòng chống thiên tai, giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng xung kích và vật tư sử dụng vào công tác phòng, chống thiên tai năm 2018. Kiểm tra các công trình, phòng chống thiên tại tại các xã, thị trấn. Ký hiệp đồng phòng, chống thiên tai, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Nhờ vậy huyện đã ứng phó hiệu quả với đợt mưa úng do cơn bão số 3 và số 4 gây ra với đỉnh lũ lịch sử đo tại Yên Duyệt- Tốt Động là 7,51m, cụ thể: đã vận hành 16 trạm bơm với 75 máy bơm, tổng lưu lượng là 287.400 m3/h bơm tiêu úng. Tích cực tiêu úng bảo vệ an toàn diện tích gieo trồng khu vực tả Bùi, hữu Đáy, tiêu úng nhanh cho các khu vực dân cư ngập úng vùng Hữu Bùi. Kịp thời cắt điện các tuyến đường dây có thể gây nguy hiểm cho người dân và cấp điện trở lại khi đã đảm bảo an toàn. Chủ động sơ tán dân và tài sản các khu vực bị ngập úng nên đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tổ chức tốt việc tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện; ứng ngân sách huyện, xã kịp thời mua hàng cứu trợ, phân phối kịp thời, công bằng, đúng đối tượng, đảm bảo người dân các khu vực phải sơ tán, khu vực bị cô lập có đủ lương thực, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác phục vụ đời sống,

không để một người dân nào thiếu đói. Tổ chức tốt công tác vớt, thu gom vận chuyển rác thải, thực hiện nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức tốt hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí; tập trung vào các xã trọng điểm ngập lụt vì vậy sau ngập úng toàn huyện không có dịch bệnh phát sinh trên người và gia súc, gia cầm. Công an huyện cùng lực lượng an ninh xã, thị trấn và người dân đã tích cực tham gia bảo vệ an ninh, phân luồng giao thông không để xảy ra trộm cắp tài sản và mất an ninh trật tự trên địa bàn. Đã sớm triển khai việc xác minh thiệt hại để thực hiện hỗ trợ theo quy định của nhà nước.

3.2.5. Công tác môi trường và tài nguyên nước

Hướng dẫn xã Mỹ Lương, Đông Phương Yên, Văn Võ hoàn thiện tiêu chí số 17 về chấm điểm nông thôn mới. Chỉ đạo khắc phục tình trạng tập kết rác không đúng quy định. Chỉ đạo, tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt về khu xử lý tập trung của thành phố được 39.910 tấn, đạt 94 ; lượng rác thải còn tồn là 3.821 tấn. Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với 66 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn: bê tông thương phẩm, chế tác đá, chế biến gỗ, chăn nuôi và hai thác nước đóng bình…, xử phạt 10 cơ sở với số tiền 42,5 triệu đồng; tổ chức hưởng ứng ngày Nước thế giới, ngày Khí tượng thế giớ, ngày Biển và hải đảo, ngày Môi trương thế giới năm 2018. Tổ chức thu phí nước thải công nghiệp năm 2018 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cơ sở chăn nuôi tập trung được 123/200 cơ sở với số tiền 214,5 triệu đồng.

Năm 2016, tổng giá trị sản xuất huyện Chương Mỹ ước đạt 16.730 tỷ đồng, bằng 100,1 so với kế hoạch. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 12,2 trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 11,7% thương mại, dịch vụ, du lịch tăng 19,6 ; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,5 . Công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn đạt hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định. Tổng thu ngân sách của huyện và của xã ước đạt 1.622,99 tỷ đồng, tổng chi ngân sách ước đạt 1.577,75 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện còn một số tồn tại, hạn chế như: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn khó khăn; Việc nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; Giải quyết nợ đọng, xây dựng cơ bản, quy trình thủ tục đấu gia quyền sử dụng đất ở còn hạn chế...

Năm 2018, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu, duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế; Nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hoàn thành công tác cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trong năm 2017 và đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất cho nhân dân trước ngày 30/6/2017; Tiếp tục chuyển dịch mạnh lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, đột phá trong xây dựng hạ tầng làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cả năm đạt 11,1 ; thu ngân sách tăng 5 so với thành phố giao; thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm; giúp đỡ, hỗ trợ 1.300 hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm mới cho 4.000 lao động...

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)