Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất lượng nước

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng nước sông Đáy thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

4.1.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất lượng nước

* Công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật

- Giai đoạn trước khi có Luật Luật tài nguyên nước 2012: Chỉ thị số 27/2005/CT-UB ngày 30/11/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố; Quyết định số 132/QĐ-UB ngày 9/1/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước; Quyết định 78/2009/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND thành phố Hà Nội quy định giá tính thuế tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Chỉ thị số 24/CT- UBND ngày 27/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt quy hoạch vùng cấm, hạn chế và khai thác nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Sau khi Luật tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực (từ 01/01/2013):

Quyết định số 4589/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc công bố TTHC trong lĩnh vực Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền giải quyết

của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 với định hướng đến năm 2020 là từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường để đến năm 2020 đưa sông Nhuệ, sông Đáy trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực, hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

* Công tác cấp phép tài nguyên nước

- Đến thời điểm tháng 5/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 133 giấy phép tài nguyên nước (06 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 55 giấy phép khai thác nước dưới đất; 34 giấy phép thăm dò nước dưới đất và 39 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn).

- Trong năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội đã cấp tổng cộng được 214 giấy phép về tài nguyên nước (189 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 22 giấy phép khai thác nước dưới đất; 02 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt; 01 giấy phép thăm dò nước dưới đất).

* Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật:

- Sở Tài nguyên và môi trường đã thành lập 18 Đoàn thanh,kiểm tra tại 115 đơn vị trong đó: Thành lập 07 Đoàn kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra về chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường đối với 35 đơn vị; thành lập 11 Đoàn thanh tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường đối với 80 đơn vị trên địa bàn 12 quận, huyện.

Ngoài ra, Sở cũng đã thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 175/KL-BTNMT ngày 20/01/2015 về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất tại 11/18

đơn vị do Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra năm 2014.

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại thành phố Hà Nội: Đã xây dựng Kế hoạch chương trình Đào tạo, bồi dưỡng năm 2015 và đã tổ chức lớp tập huấn các Văn bản mới trong lĩnh vực Tài nguyên nước (Nghị định số 43/2015/NĐ-CP, Nghị định số 54/2015/NĐ-CP và Thông tư số 56/2014/TT- BTNMT) tới cán bộ, công chức Sở, phòng Tài nguyên và môi trường các quận, huyện, thị xã.

* Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, gồm:

+ Thực hiện đề án Chính phủ “Đề án giảm thiểu tác hại của Asenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành phân tích 39.648 mẫu phân tích Asen trong nguồn nước dưới đất, kết quả cho thấy 71% số mẫu bị ô nhiễm (hàm lượng asen lớn hơn 0,01 mg/l), trong đó có 29 số mẫu bị ô nhiễm nặng (hàm lượng asen lớn hơn 0,05 mg/l). Hầu hết các quận, huyện trên địa bàn thành phố đều bị ô nhiễm asen ở các mức độ khác nhau. Các quận, huyện có tỷ lệ ô nhiễm asen cao gồm quận Hoàng Mai, các huyện: Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mê Linh.

+ Năm 2011 đến 2014, thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá tài nguyên nước v ng Thủ đô” trong đó có Thành phố Hà Nội.

+ Năm 2014 - 2016, thực hiện Đề án “Bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn Việt Nam” trong đó có Thành phố Hà Nội.

+ Đang thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng Sông Cửu Long; định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất” theo Quyết định số

805/QĐ-TTg ngày 12/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thành phố Hà Nội đã triển khai một số nhiệm vụ chuyên môn như sau:

+ Năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp c ng các đơn vị có chức năngthực hiệnchương trình: “Quan trắc động thái nước dưới đất khu vực Hà Nội”; Thực hiện Dự án “Cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hà Nội và nâng cấp phần mềm cơ sở dữ liệu” theo Quyết định số 579/QĐ-STNMT-VP ngày 01/6/2015.

+ Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Đề cương chi tiết các nhiệm vụ “Dự án đánh giá trữ lượng nguồn nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”, “Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”, “Xây dựng, công bố danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và đề xuất giải pháp thực hiện”. Cục Quản lý tài nguyên nước đã có các văn bản góp ý đối với các Dự án trên gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)