2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học về thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông tại các khu vực làng nghề Việt Nam.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng nước mặt sông Đáy thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội;
Xác định nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu;
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứu chất lượng nước mặt khu vực sông Đáy thuộc địa phận huyện Chương Mỹ. Để đánh giá chất lượng nước mặt, đề tài sử dụng một số thông số môi trường như sau:
Bảng 2.1. Danh sách các thông số quan trắc chất lượng môi trường nước sông Đáy, huyện Chương Mỹ
Thông số
môi trường Ý nghĩa Cách thức đánh giá
pH
pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+
có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14.
Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh.
Chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện.
Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh học, đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép.
Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao gây nên cảm quan không tốt cho nhiều mục đích sử dụng
DO
Ô xy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ ô xy trong không khí, một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước.
Các sông hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều loài sinh vật sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. Nguyên nhân làm giảm DO trong nước là do việc xả nước thải công nghiệp, nước mưa tràn lôi kéo các chất thải nông nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng
vào nguồn tiếp nhận. Vi sinh vật sử dụng ô xy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng ô xy giảm.
COD
COD là lượng ô xy cần thiết cho quá trình ô xy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O.
COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm
BOD
BOD là lượng ô xy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian
Giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ ở nhiệt độ 200C trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD520).
Nitrat(NO3-)
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật.
Nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường <5 mg/l. ở vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản. Trẻ em uống nước có nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu gây bệnh xanh xao.
Photphat (PO43-)
Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo. Nguồn phosphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật và nước
Nồng độ phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường <0,01 mg/l
thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước chảy từ đồng ruộng
Coliform
Vi khuẩn Coliforms là một loại vi khuẩn gram kỵ khí, có dạng hình que và không bào tử.
Vi khuẩn coliform thuộc nhóm vi khuẩn phổ biến và tồn tại được trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước (nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản), thực phẩm và trong phân động vật.
Vi khuẩn nhóm Coliform (có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi. Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh.
Amoniac
Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở nồng độ vết (dưới 0,05 mg/l).
Lượng amoniac trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10-100 mg/l.Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi 4 xã thuộc huyện Chương Mỹ nơi có sông Đáy chảy qua bao gồm Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Văn Võ.