Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐI ̣A BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm ngành cà phê Việt Nam
2.1.1. Một số nét về ngành cà phê Việt Nam
Được phát hiện cách đây gần 1.000 năm, cà phê đang dần dần trở thành một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Năm 1690, từ vùng đất Arabica, cà phê được đem đến trồng ở Java; ở Hà Lan năm 1706; ở Trung Mỹ năm 1724… Cà phê vối được đưa từ Tây Phi Madagascar sang Nam Mỹ và Hà Lan năm 1899, rồi sang Java vào năm 1900…
Cà phê là loại đồ uống được ưa thích ở hầu hết các nước trên thế giới, nó là sản phẩm nhiệt đới nhưng lại tiêu thụ nhiều ở các nước ôn đới nhưng lại tiêu thụ nhiều ở các nước ôn đới. Ngày nay cà phê được sử dụng rộng rãi vì trong hạt cà phê nhân sống thông thường có chứa 1- 2,5% chất cofein có tác dụng kích thích thần kinh, tăng cường hoạt động của tế bào não. Ngoài ra trong hạt cà phê còn có chứa các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: đường, protein, các sinh tố B (B1, B2, B6, B12).
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống, chủng loại cà phê, nhưng phổ biến sản xuất có những chủng loại sau:
Cà phê chè (Arabica): Loại cà phê chè Arabica có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma Etiopia, đây là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, năng suất khá, có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển sớm nhất và chiếm 70%
lượng cà phê thế giới. Cà phê chè có rất nhiều chủng loại, người ta chia thành các chủng loại sau:
+ Cà phê Arabica dịu dàng Côlômbia, các nước sản xuất nhiều loại này là Côlômbia, Keynia, Tanzania.
+ Cà phê Arabica Brazil, các nước sản xuất gồm Brazil, Etiopia.
+ Cà phê Arabica dịu khác, các nước sản xuất gồm Bôlivia, Costrica, Cuba, ElSanvado, Indonesia, Việt Nam.
Cà phê vối (Canephora):Loại cà phê này có nguồn gốc từ hạ lưu sông CôngGô, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Đây là chủng loại dễ trồng, chịu hạn tốt nhưng phẩm chất không cao. Chủng loại được trồng nhiều nhất là cà phê vối Robusta với sản lượng chiếm tỷ lệ trên 25% trên thế giới.
Cà phê mít (Exllsa):Đây là loại cà phê sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh, chịu hạn hán nhưng phẩm chất kém, ít hương thơm và có vị chua, diện tích trồng rất thấp.
Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù và được các nhà rang xay trên thế giới đánh giá là dễ chế biến. Giá xuất khẩu tương đối rẻ hơn so với các nước xuất khác (Brazin).
Những hạt giống cà phê đầu tiên được đưa sang trồng tại Việt Nam năm 1857 bởi một số nhà truyền giáo người Pháp nhằm cung cấp cà phê cho các tu viện ở Quảng Bình, Quảng Trị sau lan sang Ninh Bình và theo dòng người truyền đạo đi sang các tỉnh khác. Từ năm 1920 trở đi, thực dân Pháp mới phát triển các đồn điền cà phê ở Phủ Quỳ - Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên, lúc này cây cà phê mới bắt đầu có diện tích đáng kể. Trong thời kỳ những năm 1960 – 1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (giai đoạn 1964 - 1966) đã đạt được 13.000 ha tuy nhiên lại không bền vững. Do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước đã vượt qua con số 13.000 ha đạt sản lượng khoảng 6.000 tấn.
Sau năm 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan. Đến năm 1990, cả nước đã có 119.000 ha cà phê. Trên cơ sở này, từ năm 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân. Niên vụ 1993 – 1994, sản lượng cà phê cả nước
đạt 140.000 tấn, đứng thứ 3 Châu Á sau Inđônêxia và Ấn Độ. Năm 1996, Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới về sản lượng cà phê. Năm 1998 và năm 1999, Việt Nam đã đứng đầu Châu Á. Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên và năng suất thuộc loại cao nhất thế giới (năng suất là 1.500kg/ha bằng 2-3 lần năng suất thế giới và 1,7 lần năng suất Châu Á) nên Việt Nam đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Năm 2000, diện tích trồng cà phê của Việt Nam là 533.000 ha nhưng đến nay do khủng hoảng về giá, diện tích trồng cà phê đã giảm xuống còn 500.000 ha vào năm 2002, đạt mức sản lượng khoảng 800,4 ngàn tấn (Nguồn Niên giám thống kê – 2000, Tổng cục thống kê). Cho đến nay ngành cà phê Việt Nam đã đạt được mức sản lượng: 121.947 triệu bao niên vụ 2002 – 2003, 110.730 triệu bao niên vụ 2003 - 2004 và 116.850 triệu bao niên vụ 2004 – 2005.
2.1.1.1.Tình hình trồng trọt cà phê tại Việt Nam
Cà phê là một loại cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Diện tích trồng cà phê của nước ta năm 2000 là 516,7 nghìn ha, tăng gấp 5 lần so với năm 1990. Từ đó đến nay, diện tích trồng cà phê vẫn tăng đến mức 591,3 nghìn ha - mức đỉnh điểm năm 2002, và trong năm tiếp đó dưới áp lực của cuộc khủng hoảng cà phê nên diện tích cà phê Việt Nam đã giảm đáng kể. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, năm 2004 diện tích trồng cà phê của cả nước đã giảm 1,4 % so với năm trước còn 503,2 nghìn ha.
Theo quy hoạch phát triển cà phê Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mới đây, đến năm 2020, các địa phương trong vùng trọng điểm này giảm diện tích cà phê (Đắk Lắk 170.000ha, Lâm Đồng 135.000 ha, Gia Lai 73.000 ha), Đắk Nông còn 69.000 ha, chiếm 89,4% so với tổng diện tích cà phê của cả nước.
Biểu đồ 2.1: Diện tích canh tác cà phê năm 2004
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT Những vùng sản xuất cà phê tập trung là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Trong đó, cây cà phê chè (Arabica) được trồng tập trung ở vùng đất bazan Phủ Quỳ, Nghệ An và ở miền Nam; cây cà phê vối (Robusta) tập trung trồng ở Đăk
Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum. Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên và một số địa phương khác đã phát triển càphê tự phát với tốc độ quá nhanh. Nhiều vùng đất có đặc điển sinh thái không phù hợp với cây cà phê, điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước tưới khó khăn vẫn trồng loại cây này trên quy mô rộng lớn nên hoạt động sản xuất không hiệu quả.
Biểu đồ 2.2: Tổng sản lượng cà phê theo địa vùng miền năm 2004
Năng suất cà phê Việt Nam cũng tăng nhanh và được đánh giá là cao nhất thế giới. Đầu thời kỳ 1990 năng suất chỉ mới là 1 tấn/ha thì đến nay đã lên đến 2 tấn/ha, có những vùng ở Đăk Lăk năng suất đạt 3 tấn nhân/ha. Nguyên nhân là nhờ Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam những năm qua đã cung cấp hàng chục tấn hạt giống mới có năng suất cao cho các địa phương. Mặt khác cây cà phê Việt Nam trẻ hơn rất nhiều so với cà phê các nước khác, đúng vào thời điểm cho năng suất cao nhất. Tuy vậy, năm 2002 do tình hình sâu bệnh tàn phá cây trồng và vốn đầu tư cho ngành thấp nên năng suất cũng có xu hướng giảm đi chỉ còn gần 1,3 tấn/ha.
Về sản lượng, sau khi gia nhập tổ chức cà phê thế giới (ICO) năm 1993, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 trên thế giới. Sản lượng cà phê cũng tăng lên nhanh chóng từ khoảng 1 triệu bao (60kg/bao) năm 1990 lên đến 13,3 triệu bao tương đương với 800.000 tấn năm 2000. Sản lượng cao nhất vào năm 2004 với mức 905.000 tấn tăng 106%
so với năm 2001, và kế hoạch sản lượng năm 2005 đạt 850 nghìn tấn (nguồn niên giám thống kê - Tổng cục thống kê). Hiện nay, Việt Nam sản xuất ra hơn 10% sản lượng cà phê thế giới, thay thế vị trí thứ hai của Colombia và chỉ đứng sau Braxin.
Biểu đồ 2.3: Sản lượng và diện tích cà phê Việt Nam từ 2004 - 2013
Với diện tích, năng suất, sản lượng đáng kể như trên, cà phê Việt Nam đã vị trí quan trọng trong bản đồ cà phê thế giới.
2.1.1.2.Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam
Về tình hình sản xuất kinh doanh cà phê ở nước ta gần đây cần phải xem xét tác động của thời kỳ khủng hoảng cung cấp thừa cà phê. Từ năm 1999 bắt đầu, cùng với cộng đồng cà phê thế giới ngành cà phê nước ta trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Giá cà phê liên tục xuống thấp đến mức kỷ lục trong vòng mấy chục năm lại đây. Khủng hoảng đã kéo theo những hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống. Nông dân thu nhập thấp không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày và đầu tư cho tái sản xuất. Đã có những vườn cà phê bị bỏ không chăm sóc. Và cũng có tình hình chặt phá vườn cà phê để trồng cây khác, kể cả cây lương thực. Từ năm 2004, giá cà phê bắt đầu được cải thiện và giá lên cao vào các năm 2006, 2007 tuy còn thấp nhiều so với giá cà phê các năm 1995- 1998 nhưng với người trồng cà phê thì mức giá hiện nay đã có sức hấp dẫn đáng kể. Cà phê được bán với giá từ 25- 30 triệu đồng Việt Nam 1 tấn.
Và có lúc lên trên 30 triệu đồng 1 tấn lúc này lại có hiện tượng ngược lại trước đây là người ta lại trồng mới, mở mang diện tích cà phê.
Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với công suất khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 5% sản lượng cà phê nhân hằng năm).
Bảng 2.1: Công suất thiết kế của một số nhà máy sản xuất cà phê sản phẩm năm 2012
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT
Tại các điểm bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác nhau như: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê Trang… theo đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm;
Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên Hòa có 22 sản phẩm.
Tuy nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ông lớn: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa. Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor năm 2012 thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là 18.2%, các nhãn khác là 16%.
Mức tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty chế biến cà phê rang xay và hòa tan khá cao. Năm 2012, Vinacafé Biên Hòa đạt doanh thu là 105.2 triệu đô la tăng 33% so với 2011, tỷ xuất lợi nhuận hoạt động là 14.4% (năm 2011 có doanh thu là 78,93 triệu đô la, tỷ suât lợi nhuận hoạt động là 13%).
Bảng 2.2: Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty chế biến cà phê rang xay và hòa tan năm 2012
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kì (USDA) lượng cà phê hòa tan xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2011-2012 là 21.600 tấn.
Năm 2012: Trung Nguyên doanh thu từ việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc là 50 triệu đô la.Doanh thu xuất khẩu cà phê hòa tan của Vinacafé Biên Hòa chiếm 8-10% doanh thu hằng năm chủ yếu tập trung ở 2 thị
trường Mỹ chiếm 85% thị phần xuất khẩu và còn Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm 15%.
Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với công suất khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 5% sản lượng cà phê nhân hằng năm).
Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất cà phê nước ta năm 2009 – 2011
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số liệu báo cáo hàng năm
Số liệu mới
Số liệubáo cáo hàng năm
Số liệu mới
Số liệu báo cáo hàng
năm
Số liệu mới Official Post Data Official Post Data Official Post Data
Diện tích gieo trồng (nghìn ha) 531 531 0 536 536 0 0
Diện tích thu hoạch (nghìn ha) 500 500 0 504 504 0 0
Cây mang hạt (triệu cây) 620 620 0 629 629 0 0
Cây không mang hạt (triệu cây) 75 75 0 80 80 0 0
Tổng số lượng cây (triệu cây) 695 695 0 709 709 0 0
Số lượng dự trữ ban đầu (nghìn bao) 1.561 894 1.561 2.130 1.417 2.168 1.747 Sản lượng cà phê Arabica (nghìn bao) 480 480 480 450 450 450 480 Sản lượng cà phê Robusta (nghìn bao) 17.520 17.520 17.520 17.050 17.050 17.050 18.253
Sản lượng cà phê khác (nghìn bao) 0 0 0 0 0 0 0
Tổng sản lượng (nghìn bao) 18.000 18.000 18.000 17.500 17.500 17.500 18.733
Cà phê hạt nhập khẩu (nghìn bao) 70 75 75 75 75 75 80
Cà phê rang & nguyên hạt nhập khẩu
(nghìn bao) 1 1 1 1 1 1 1
Cà phê hoà tan (nghìn bao) 25 25 25 25 25 25 27
Tổng nhập khẩu 96 101 101 101 101 101 108
Tổng cung 19.657 18.995 19.662 19.731 19.018 19.769 20.588
Cà phê hạt xuất khẩu (nghìn bao) 16.333 16.333 16.283 16.675 16.667 16.667 16.667 Cà phê rang & nguyên hạt xuất khẩu
(nghìn bao) 25 25 42 25 40 45 50
Cà phê hoà tan (nghìn bao) 105 156 105 110 100 110 115
Tổng xuất khẩu (nghìn bao) 16.463 16.514 16.430 16.810 16.807 16.822 16.832 Cà phê rang & nguyên hạt được
tiêu thụ trong nước (nghìn bao) 964 964 964 1.005 1.005 1.080 1.115 Cà phê hoà tan được tiêu thụ
trong nước (nghìn bao) 100 100 100 110 110 120 135
Tổng tiêu thụ trong nước (nghìn bao) 1.064 1.064 1.064 1.115 1.115 1.200 1.250 Sử dụng trong nước (nghìn bao) 2.130 1.417 2.168 1.806 1.096 1.747 2.506 Tổng lượng phân phối (nghìn bao) 19.657 18.995 19.662 19.731 19.018 19.769 20.588 Sản lượng có thể xuất khẩu
(nghìn bao) 16.936 16.936 16.936 16.385 16.385 16.300 17.483
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT
Tại các điểm bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác nhau như: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê Trang… theo đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm;
Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên Hòa có 22 sản phẩm.
Tuy nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ông lớn: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa. Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor năm 2012 thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là 18.2%, các nhãn khác là 16%.
Mức tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty chế biến cà phê rang xay và hòa tan khá cao. Năm 2012, Vinacafé Biên Hòa đạt doanh thu là 105.2 triệu đô la tăng 33% so với 2011, tỷ xuất lợi nhuận hoạt động là 14.4% (năm 2011 có doanh thu là 78,93 triệu đô la, tỷ suât lợi nhuận hoạt động là 13%).
2.1.1.3. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016.
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).
Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.
Tiêu thụ cà phê trong nước tăng chủ yếu là do kết quả tích cực của các chiến lược marketing của các thương hiệu cà phê có phong cách châu Âu như Highlands Coffee, Gloria Jean's, The Coffee Bean, Tea Leaf, và Illy. Nhiều người tiêu dùng trung lưu phản ứng tích cực với các nỗ lực marketing của ngành cũng giúp cho xu hướng mua cà phê sử dụng tại nhà phát triển mạnh. Tuy nhiên, theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê theo đầu người tại nước ta vẫn chỉ dừng ở mức 0,83 kg, thấp hơn nhiều so với Brazil (5,2kg/người), EU (4,83kg/người) và Hoa Kỳ (4,13kg/người).
Bảng 2.4: Tiêu thụ cà phê tại nước ta từ năm 2005 đến năm 2014 (đơn vị: nghìn bao) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tiêu thụ cà
phê 618 687 858 900 1,064 1,101 1,189 1,292 1,420 1,556 (Nguồn: USDA, Vicofa, ) Biều đồ 2.4: Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam năm 2012