Thực trạng về tình hình xuất khẩu cà phê cu ̉ a các doanh nghiệp cà phê Viê ̣t Nam những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các công ty cà phê việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 58)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thư ̣c trạng hiệu quả xuất khẩu cà phê của các công ty cà phê Việt Nam

3.1.1. Thực trạng về tình hình xuất khẩu cà phê cu ̉ a các doanh nghiệp cà phê Viê ̣t Nam những năm gần đây

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới đến nay, ngành hàng cà phê luôn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, trở thành một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp.

Biểu đồ 3.1: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến năm 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT Nếu như giai đoạn 1990-1995, sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân của nước ta chỉ đạt 123.000 tấn/năm, với kim ngạch 198 triệu USD/năm, thì đến giai đoạn 1996-2000, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên mức 432 triệu USD/năm, tăng 2,1 lần so với giai đoạn trước đó.

Việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Ngành cà phê Việt Nam cũng không ngoại lệ, trong một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm, trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thế giới. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã có diện tích khoảng 500.000 ha với lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khoảng 850.000 tấn. Cà phê Việt Nam được bán sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục.

Bảng 3.1: Diễn biến tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê từ năm 1990-2007

Năm Diện tích (ha)

Khối lượng xuất khẩu

(MT)

Giá trị (USD)

Đơn giá bình quân

(USD/T) 1990 135.500 68.700 59.160.000 861,14 1991 135.000 76.800 65.437.000 852,04 1992 135.000 87.500 63.682.000 727,79 1993 140.000 124.300 113.000.000 909,09 1994 190.000 163.200 320.000.000 1960,78 1995 205.000 222.900 533.524.000 2393,56 1996 285.500 248.500 366.200.000 1473,64 1997 385.000 375.600 474.116.000 1275,60 1998 485.000 387.200 600.700.000 1551,39 1999 529.000 464.400 563.400.000 1212,60 2000 535.000 705.300 464.342.000 658,36 2001 535.000 844.452 338.094.000 400,37 2002 522.000 702.018 300.330.686 427,81 2003 509.937 693.863 446.547.298 643,57 2004 503.241 889.705 576.087.360 647,53 2005 491.400 803.647 634.230.772 789,20 2006 488.700 822.299 976.919.435 1188,00 2007 506.000 1.074.709 1.643.457.644 1529,20

(Nguồn VICOFA)

Từ những năm 1990, 1991 sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu việc bán cà phê theo nghị định thư của nhà nước không còn nữa, cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu gia nhập, là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO). Cho đến nay, năm 2007 cà phê Việt Nam đã được tiêu dùng ở 74 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục. Và chỉ sau 25 năm phát triển sang đầu thế kỷ 21 Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng cà phê xuất khẩu chỉ sau Brasil.

Bảng 3.2: TOP 10 nước có khối lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2000-2006 Tên nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Trung

bình vụ

Thị phần % Đức 134.321 112.739 106.059 164.625 127.852 114.383 178.697 938.676 134.096 16,07 Mỹ 137.501 89.288 83.991 108.069 117.519 87.932 148.065 772.365 110.337 13,22 TBN 73.852 59.777 59.794 81.876 68.262 88.527 100.643 532.731 76.104 9,12 Ý 62.559 56.263 51.641 61.916 95.667 56.123 90.494 474.663 67.809 8,13 Bỉ 138.603 51.170 60.161 78.624 21.807 21.668 30.804 402.837 57.548 6,90 Ba Lan 38.155 47.500 57.179 60.377 19.847 40.496 25.245 288.799 41.257 4,94 Hàn Quốc 26.288 26.162 35.310 34.023 34.512 38.491 37.918 232.704 33.243 3,98 Pháp 45.998 33.956 38.754 36.197 26.265 18.720 24.850 224.740 32.105 3,85 Anh 30.153 25.799 23.890 39.961 27.940 25.866 38.925 212.534 30.362 3,64 Nhật Bản 26.905 29.517 19.640 25.164 25.800 31.133 45.303 203.462 29.066 3,48 Tổng 714.335 532.171 536.419 690.832 565.471 523.339 720.944 4.283.511 611.930 73,33

(Nguồn VICOFA)

Trong 7 vụ cà phê gần đây từ 2000 đến 2006, thống kê 10 nước hàng đầu mua cà phê Việt Nam đã mua 4.283.511 tấn cà phê bình quân mỗi vụ mua tới 611.930 tấn chiếm thị phần tới 73,33%. Còn lại hơn 60 thị trường khác chỉ mua 1.557.556 tấn, bình quân niên vụ 222.508 tấn chiếm thị phần chỉ có 26,67%.

Có thể nói rằng trong những năm qua trong thời gian không dài, chỉ có hơn 10 năm ngành cà phê Việt Nam đã có được những thị trường lớn, có thể coi là thị trường truyền thống của mình bởi lẽ các thị trường này nhập khẩu cà phê Robusta Việt Nam với khối lượng tương đối lớn và đều đặn cả những năm khủng hoảng giá thấp và những năm giá cao.

Chưa dừng lại ở đây, giai đoạn 2006-2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục vươn lên khẳng định vị trí là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới. Theo đó năm 2008, xuất khẩu cà phê đã đạt mức kỷ lục với kim ngạch 2,1 tỷ USD - gấp 23,3 lần so với năm 1990. Năm 2009, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu cà phê có sụt giảm song vẫn đạt mức 1,7 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu truyền thống của cà phê Việt Nam Như chúng ta đã biết, trước thập kỷ 90 các nước SNG, Đông Âu, Singapore, Hồng Kong, Pháp, Thuỵ sĩ là những khách hàng thường xuyên của cà phê Việt Nam. Đặc biệt, Singapore là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều nhất (năm 1986 nhập 7074 tấn). Song do những biến động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam làm cho sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh chóng.

Trong thời gian qua chúng ta cũng đã mở rộng và thâm nhập vào các thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như: Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật… và đặc biệt từ năm 1994 chúng ta đã bắt đầu khai thác có hiệu quả hai thị trường mới song đầy tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hy Lạp.

Chỉ sau 10 tháng, kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với nước ta, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của chúng ta vào thị trường này đã đạt 23 triệu USD.

Và cũng chỉ sau hai năm đầu khai thác thị trường này, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt, trong năm 1998 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã lên tới 20,02%.

Biểu đồ 3.2: Thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Namnăm 2012

(Nguồn VICOFA)

Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường của cà phê xuất khẩu Việt Nam cũng được mở rộng. Tính đến năm 2003 cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 64 nước trên thế giới, gồm 65 hãng. Nhưng thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam tập chung chủ yếu vào mười thị trường chính. Trong đó EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam, sau đó là Hoa Kỳ và các nước Châu Á.

Trong mười thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam thì các nước Châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất và ổn định nhất, trong đó Đức là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam. Thị trường này chiếm từ 14- 16% thị phần cà phê xuất khẩu Việt Nam mỗi năm. Thị trường Bắc Mỹ thì cà phê của Việt Nam

chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đây cũng là thị trường lớn thứ hai của cà phê Việt Nam, với tỷ trọng chiếm từ 11-15% mỗi năm. Các thị trường khác của cà phê xuất khẩu Việt Nam là thị trường các nước Châu Á tuy nhiên các thị trường này có mức ổn định không cao

Mặt khác cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính này chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn của họ có văn phòng đại diện tại Việt Nam như Châu Âu thì có các hãng Newmern (Đức), EDSC men (Anh), Volcafe (Thụy Điển), Tardivat (Pháp).

Châu Á thì có hãng Itochu (Nhật Bản) và Mỹ thì có Atlantic, Cargil, Taloca…

Nếu xem xét thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam theo từng châu lục thì có thể thấy thị trường lớn nhất là châu Âu với tỷ trọng 61,28%, thấp nhất là châu Phi chỉ chiếm 3,75%.

Bảng 3.3: Thị trường cà phê Việt Nam bình quân từ năm 2000 đến năm 2006

Châu Âu

Châu Á và Châu Đại

Dương

Châu Mỹ Châu Phi Tổng

Thị phần% 61,28 17,39 17,58 3,75 100

Nước ta hiện xuất khẩu cà phê sang 90 thị trường, trong đó 16 thị trường đứng đầu chiếm khoảng 79% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu niên vụ.

Theo Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu cà phê rang và cà phê hòa tan nước ta 6 tháng đầu niên vụ 2009/2010 là 343 triệu USD. Năm nay, có sự thay đổi lớn về vị trí của các thị trường tiêu thụ lớn, thị trường tiêu thụ đứng đầu của năm 2009 là Bỉ có sự sụt giảm mạnh chỉ bằng 1/3 năm ngoái, tụt xuống vị trí thứ 6. Hoa Kỳ và Đức là hai thị trường tiêu thụ hàng đầu có sự tăng trưởng khá,

tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.Dưới đây là số liệu thống kê tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường trong tháng 12 năm 2013

Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Namsang một số thị trường năm 2013

(Nguồn VICOFA – đơn vi USD) Niên vụ vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đi 64 nước trên thế giới.

Trong đó, EU hiện là thị trường nhập khẩu cà phê hạt lớn nhất của Việt Nam.

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu vào EU một khối lượng cà phê tương đối, chiếm hơn 15% sản lượng tiêu thụ cà phê của EU. Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2010 là đạt 6-7 tỷ USD, riêng thị trường EU đã chiếm 30%.

Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, năm 2004 Mỹ đã nhập khoảng 19,29 triệu tấn cà phê nhân. Trong đó, lượng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam là 15%. Bên cạnh hai thị trường khổng lồ này, Nhật và Trung Quốc cũng là những thị trường nhập khẩu cà phê khá lớn của Việt Nam. Ngoài việc duy trì những thị trường này, Việt Nam nên để ý hơn nữa đến thị trường đầy tiềm năng như Nga nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài và bền vững.

Khối lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu cà phê: Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng lên của sản lượng cà phê, khối lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Xuất phát điểm từ một ngành nhỏ bé, hàng năm chỉ

xuất khẩu được 3.000 đến 4.000 tấn vào những năm 80, đến nay mỗi năm cà phê đã xuất khẩu được khoảng 600 nghìn tấn.

Nhưng không phải bao giờ khối lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cũng đồng biến với nhau bởi lẽ giá cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Vào năm 1997, với khối lượng cà phê đạt 392 nghìn tấn đã đem lại cho Việt Nam 498 triệu USD (tăng gấp 50% ) so với năm trước đó. Những năm 1998 và 1999, giá cà phê tăng lên đến 1555 USD/tấn nên mặc dù khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 382 nghìn tấn nhưng đã đem lại kim ngạch đến 594 triệu USD. Trong giai đoạn 2000 đến 2003, với những biến động lớn của giá làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng dao động theo. Mặc dù vậy nhờ vào khối lượng xuất khẩu ngày càng lớn nên kéo theo sự tăng đáng kể của kim ngạch. Đầu năm 2003 đến nay, giá cả có xu hướng tăng đặc biệt là tăng mạnh vào cuốinăm 2004 nên thúc đẩy xuất khẩu và làm tăng kim ngạch.

Tuy nhiên thực trạng hiện nay là giá cà phê Việt Nam dường như bị thả nổi, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức từ 100-200 USD/tấn. Điều này làm thất thoát rất nhiều cho ngành cà phê Việt Nam.

Chất lượng cà phê xuất khẩu: Càng ngày nhu cầu sử dụng cà phê chất lượng càng tăng đáng kể, trong khi đó sản phẩm cà phê của Việt Nam lại chưa đáp ứng được điều này. Theo Vicofa: “năng suất cà phê Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới nhưng chất lượng lại kém hơn cà phê của các nước khác”. Một trong những yếu kém nhất của ngành cà phê Việt Nam là khâu chăm sóc cây cà phê về tái sử dụng đất, khôi phục và duy trì độ màu mỡ của đất trồng. Nhiều diện tích đất trồng cà phê bị khai thác quá mức, độ màu mỡ hầu như không còn.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của cây cà phê cũng như chất lượng cà phê thành phẩm. Việc chạy thao khối lượng cộng với kỹ thuật bón phân, thu hái, sơ chế... non yếu cũng ảnh hưởng lớn chất lượng cà phê nhân.

Cơ cấu cà phê xuất khẩu: Cà phê Việt Nam chủ yếu bao gồm cà phê vối (Robusta) trong khi nhu cầu thế giới lại chủ yếu là cà phê chè (Arabica). Lượng cà phê Arabica xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 2%, còn lại là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hòa tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đang có những chuyển đổi tích cực. Lượng cà phê hòa tan và cà phê rang xay xuất khẩu cũng đã tăng lên.

Như đã đề cập ở trên khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam đó chính là chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng cà phê thấp hơn các nước khác đó chính là: Việc thu hái của quả xanh của người dân còn khá phổ biến; công đoạn phơi khô vẫn còn tình trạng phơi trực tiếp cà phê trên nền đất, thiếu máy sấy cà phê, ủ cà phê trên nền đất…

Đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ban đầu của cà phê. Tại sao việc người nông dân lại không đầu tư máy móc vào công đoạn sấy khô, cũng như xây dựng sân bãi cho việc phơi khô cà phê? Nguyên nhân chủ yếu là đa số các hộ sẩn xuất cà phê Việt Nam thường nhỏ lẻ nên không có đủ khả năng trong việc đầu tư thiết bị, cơ giới hóa trong vấn đề sản xuất, chế biến và bảo quản.

Do thiếu vốn trong sản xuất nên người dân không đủ điều kiện trong việc xây sân xi măng phục vụ cho việc phơi cà phê. Xây dựng nhà kho đủ tiêu chuẩn cho việc bảo quản.

Chất lượng cà phê vối và cà phê chè còn rất chênh lệch. Cà phê chè là loại cà phê được ưa chuộng hàng đầu của thế giới hiện nay. Nhưng diện tích trồng cà phê vối ở Việt Nam chiếm phần lớn. Khoảng chênh lệch này cho thấy Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của mình. Kế hoạch phát triển cà phê Arabica còn kém hiệu quả.

Có tới 90% diện tích trồng cà phê ở Việt Nam cần tưới nước, vì vậysản lượng cà phê phụ thuộc nhiều vào diễn biến lượng mưa hằng năm và hệ thống

kênh đào, tưới tiêu. Nhưng thực trạng ở Việt Nam là việc trồng cây cà phê được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, nơi thiếu hệ thống sông ngòi để phục vụ cho việc tưới tiêu. Hiện nay các hộ nông dân chủ yếu đào các giếng khoan phục vụ cho việc tưới nước cho cây cà phê, việc này không đảm bảo cho nguồn nước phục vụ lâu dài cho việc trồng trọt và phát triển cây cà phê.

Lĩnh vực sản xuất cà phê cũng mang nhiều khuyết điểm, nông dân đã quá lạm dụng vào thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Việc này làm cho đất trồng càng trở nên bạc màu, điều này không tốt cho việc phát triển lâu dài.

Thêm vào đó, việc lạm dụng thuốc trừ sâu cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê khiến cho cà phê không đạt tiêu chuẩn và mất giá.

Các tiêu chuẩn của Việt Nam về độ ẩm, đen vỡ và tạp chất chưa tương xứng với các tiêu chuẩn của thế giới. Bên cạnh đó phần lớn các doanh nghiệp trong nước không muốn áp dụng TCVN 4193: 2005 vì khó khăn hơn trong việc thu mua, vì đa số chất lượng cà phê đầu vào thường không đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp nước ngoài thì cũng không muốn áp dụng tiêu chuẩn này vì họ phải trả giá cao hơn cho việc thu mua từ các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các công ty cà phê việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)