Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thư ̣c trạng hiệu quả xuất khẩu cà phê của các công ty cà phê Việt Nam
3.1.3. Đánh giá tình hình kinh doanh 03 doanh nghiệp cà phê tiêu biểu
Đây là ba doanh nghiệp có thể coi là đại diện cho ngành cà phê Việt Nam.
Tuy cùng hoạt động trong ngành sản xuất xuất khẩu sản phẩm cà phê, nhưng ba doanh nghiệp trên có sự khác biệt lớn trong cơ cấu sản xuất sản phẩm
Vinacafe Biên Hòa (VCF) có danh mục sản phẩm bao gồm cà phê rang xay (chiếm khoảng 0.5% tổng doanh thu), cà phê đen hòa tan (1.5%), cà phê sữa 3 trong 1 và cà phê nhân sâm 4 trong 1 (79%) và ngũ cốc dinh dưỡng (19%)
CTCP Cà phê An Giang (AGC) lại tập trung chủ yếu vào sản xuất cà phê nhân xô Robusta chiếm chỉ trọng tới hơn 95%, còn lại là sản xuất điều nhân và tiêu.
CTCP Thái Hòa (THV) giống như AGC tập trung chủ yếu là sản xuất cà phê nhân, cụ thể là 17.17% cà phê Arabica, 79.12% là cà phê Robusta và 3.71%
là sản phẩm cà phê hòa tan và sản phẩm khác.
Bảng 3.7: Một số chỉ số chính của ba doanh nghiệp VCF, AGC và THV
VCF AGC THV
Vốn sở hữu nhà nước(%) 50.26 0.00 0.00 Vốn sở hữu nước
ngoài(%) 1.66 1.65 11.75
Vốn sở hữu khác(%) 49.08 98.35 88.25
Doanh thu 2010(tỷ đồng) 1,301.66 1,082.38 2,273.94
Tăng trưởng (%) 27.50 52.10 31.10
Tỷ suất lợi nhuận ròng
(%) 12.40 1.70 1.90
3.1.3.1.CTCP Vinacafe Biên Hòa (VCF)
Vinacafe Biên Hòa (Vinacafe BH) được thành lập vào năm 1975 bằng hình thức mua lại nhà máy chế biến cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Vinacafe Biên Hòa chỉ xuất khẩu 5 – 10% sản lượng, sản phẩm của Vinacafe Biên Hòa chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.
Bảng 3.8: Đánh giá tài chính công ty cổ phần VCF
Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa - VCF
VINACAFÉ BH - VINACAFÉ BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
Sở Hữu Nhà Nước 50.26%
Sở Hữu Nước Ngoài 1.66%
Sở Hữu Khác 49.08%
Kơn vữu Khác 49.08(Đơn vữu Khác 49.) 2011 2010 2009
Doanh thu thuần 1,585,572 1,301,664 1,020,694
Lợi Nhuận Gộp 392,087 272,819 251,429
Tổng chi phí hoạt động 212,852 136,501 128,465 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 214,702 164,141 136,642 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 233,460 178,261 147,033 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 211,113 161,562 136,006 Tổng tài sản ngắn hạn 762,113 676,790 441,877
Tổng nợ 92,882 150,064 44,601
Tổng tài sản 818,066 729,228 491,952
Vốn chủ sở hữu 725,184 579,164 447,351
T47,351ài chính (Đơn vnhs
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn 93% 93% 90%
Tỷ lệ tài sản dài hạn 7% 7% 10%
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 11% 21% 9%
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 13% 26% 10%
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 89% 79% 91%
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 15% 14% 14%
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 29% 24% 30%
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 13% 12% 13%
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
(ROE) 29% 28% 30%
Tỷ lệ tăng trưởng tài chính (Đơn vị %)
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 18% 16% 18%
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 22% 27% 18%
(Trích từ Phụ lục 04 )
Trong giai đoạn 2006 – 2010, VCF có mức tăng trưởng doanh thu rất ấn tượng, đạt 25%/năm. Tuy là công ty có truyền thống sản xuất cà phê, tuy nhiên, hiện nay sản phẩm ngũ cốc lại là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 năm qua là 32%/năm, hiện dòng sản phẩm này chiếm 19% trong cơ cấu tổng doanh thu của VCF. Bên cạnh đó, VCF tiếp tục giữ lợi thế truyền thống về mặt hàng cà phê sữa hòa tan với mức tăng trưởng cao đạt 29%/năm trong cùng kỳ. Hiện tại, VCF đang tập trung vào việc nâng cao công suất hoạt động, tuy nhiên nhanh nhất là Q3/2012 khi nhà máy mới tại KCN Long Thành, Đồng Nai được đưa vào hoạt động thì VCF mới có khả năng đột phá về doanh thu và lợi nhuận. Trong năm 2011, VCF dự kiến doanh thu sẽ đạt gần 2,000 tỷ đồng, tăng mạnh tới 53.7% so với năm 2010, tuy nhiên ước đạt lợi nhuận ròng 2011 lại khá thấp, chỉ ở mức 139.2 tỷ đồng, xấp xỉ mức dự kiến trong 2 năm 2009 và 2010, và giảm tới 13.8% so với LNST thực tế của năm 2010. Nhiều khả năng nguyên nhân chính khiến VCF không lạc quan về lợi nhuận ròng năm 2011 là do chi phí lãi vay và chi phí sản xuất cao, giá cà phê dự kiến tiếp tục ở mức cao. Bên cạnh đó, dự báo giá đường, một trong ba nguyên liệu chính sản xuất sản phẩm cà phê 3 trong 1, tiếp tục leo thang trong năm 2011 do nguồn cung thiếu hụt. Đáng chú ý, giá trị hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2010 đạt 196.7 tỷ đồng, tăng mạnh 86.3% so với cùng kỳ năm trước, đây là một trong những yếu tố hứa hẹn tăng trưởng về doanh thu của VCF trong năm 2011. Do vậy, trong năm 2011, VCF gần như không thể có bước đột phá về lợi nhuận vì các nhà máy hiện tại đã hoạt động gần hết công suất và chi phí đầu vào tăng cao, kết quả kinh doanh 2011 sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả doanh thu từ sản phẩm ngũ cốc.
3.1.3.2.CTCP Cà phê An Giang (AGC)
Công ty Cổ phần Cà phê An Giang (AGC) được chuyển sang hình thức công ty cổ phần vào ngày 3/01/2008, tăng vốn đầu tư từ 15 tỷ lên đến 83 tỷ.
Với công suất chế biến 60,000 tấn/năm, AGC chiếm tỷ trọng xuất khẩu là 5%
so với tỷ trọng xuất khẩu cả nước. Nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty là từ các tỉnh khu vực Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước ... thông qua các đại lý và công ty thu mua. Hiện An Giang có khoảng 50 nhà cung cấp thường xuyên giúp đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của công ty.
Một số khách hàng lớn của công ty có thể kể đến như Nestle (chiếm xấp xỉ 50%
sản lượng của AGC), tập đoàn cà phê Walter Matter, SunWah, Atlantic, Bero, Sucafina, Icona, Mercon, Intercon, Itochu, Volcafe, Sucre Export... Đặc biệt, cà phê nhân của AGC có chất lượng cao do được sơ chế với hệ thống hiện đại loại hạt xấu, làm bóng, phun màu… nên giá xuất khẩu cao hơn trung bình ngành.
Bảng 3. 9: Đánh giá tài chính công ty cổ phần AGC
Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần cà phê An Giang - AGC
AN GIANG COFFEE - AN GIANG COFFEE JOINT STOCK COMPANY CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ AN GIANG
Sở Hữu Nhà Nước 0%
Sở Hữu Nước Ngoài 1.65%
Sở Hữu Khác 98.35%
Đơn vị Triệu VND
Kết quả kinh doanh 2011 2010 2009
Doanh thu thuần 168,943 1,082,377 2,260,282
Lợi Nhuận Gộp -51,300 70,330 26,142
Tổng chi phí hoạt động 95,538 59,292 66,386
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -145,926 18,756 -27,071 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -144,724 19,144 1,337 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -144,724 19,144 1,337 Tổng tài sản ngắn hạn 344,083 466,426 520,349
Tổng nợ 449,361 433,199 515,511
Tổng tài sản 396,167 531,217 594,255
Vốn chủ sở hữu -53,194 98,018 78,744
Tỷ lệ tài chính
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn 87% 88% 88%
Tỷ lệ tài sản dài hạn 13% 12% 12%
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 113% 82% 87%
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu -845% 442% 655%
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn -13% 18% 13%
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần -86% 2% 0%
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) -37% 4% 0%
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần -86% 2% 0%
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
(ROE) 272% 20% 2%
Tỷ lệ tăng trưởng tài chính
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) -66% 2% 0%
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu -84% -52% 29%
(Trích từ Phụ lục 04 )
Giá trị hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2010 của AGC là 169.3 tỷ đồng, giảm mạnh 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đây không phải là một yếu tố tích cực cho kế hoạch sản xuất của năm 2011. Có thể thấy rõ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh quý I/2011, khi doanh thu QI/2011 giảm mạnh 62.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, AGC lại có được tín hiệu tích cực từ kết quả LNST với mức tăng trưởng 327.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh khoản mục lợi nhuận khác 1.16 tỷ đồng, tăng trưởng lợi nhuận của AGC đến từ việc giảm mạnh giá vốn hàng bán. Nhiều khả năng trong năm 2011, tăng trưởng về LNST của AGC tiếp tục đến từ việc điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán.
Từ năm 2006 đến nay, tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của cả nước đạt khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Với công suất nhà máy là 60.000 tấn (chỉ tính với cà phê chất lượng cao), Công ty cổ phần Cà phê An Giang chiếm tỷ trọng xuất khẩu là 5% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Mặt hàng kinh doanh chủ đạo của công ty là cà phê nhân loại Robusta, đây cũng là mặt hàng cà phê xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, công ty cũng phát triển mảng kinh doanh các mặt hàng nông sản khác như hạt tiêu, hạt điều... Đây cũng là các mặt hàng xuất khẩu chính và được khuyến khích của Việt Nam. Hiện tại so với các doanh nghiệp trong ngành, nhà máy sản xuất cà phê của Công ty cổ phần Cà phê An giang có dây chuyền máy móc thiết bị được đầu tư với tổng trị giá 4 triệu USD, được đánh giá là hiện đại và đồng bộ. Công ty là một trong số ít doanh nghiệp xuất khẩu cho ra sản phẩm cà phê nhân chất lượng cao.
Do khoản nợ vay của Công ty quá lớn chiếm 72% tổng nguồn vốn, lãi suất huy động ngắn hạn tăng cao dẫn đến Chi phí lãi vay tăng lên, sản phẩm của Công ty nhiều khi bị khách hàng ép giá không bán được dẫn đến bị tồn kho
không tiêu thụ được đến khi bán được thì chất lượng đã bị giảm nên cũng phải giảm giá bán xuống.
3.1.3.3.CTCP Tập đoàn Thái Hòa (THV)
Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hòa được thành lập năm 1996 với vốn điều lệ ban đầu là 0.5 tỷ đồng. Hiện nay, CTCP Tập đoàn Thái Hòa đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 11 ông ty con, sở hữu chi phối trên 51%, trong đó có 05 công ty sở hữu 100% vốn cổ phần với hệ thống chế biến hiện đại trên khắp các vùng cà phê của Việt Nam, THV cũng đang có kế hoạch mở rộng sản xuất sang thị trường Lào tiềm năng. Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của các sản phẩm cà phê Arabica, Robusta, cà phê hòa tan và các sản phẩm khác qua các năm cho thấy THV chủ trương phát triển thế mạnh của mình là nâng tỷ trọng xuất khẩu cà phê Arabica. Với lợi thế đứng đầu Việt Nam về xuất khẩu Arabica cùng với biến động tăng giá kỷ lục của cà phê thế giới trong thời gian gần đây.
Bảng 3.10: Đánh giá tài chính công ty cổ phần THV
Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Việt Nam - THV
THAI HOA GROUP.JSC - THAI HOA VIET NAM GROUP JOINT STOCK COMPANY
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA VIỆT NAM Sở Hữu Nhà Nước 0%
Sở Hữu Nước Ngoài 11.75%
Sở Hữu Khác 88.25%
Đơn vị Triệu VND
Kết quả kinh doanh 2011 2010 2009
Doanh thu thuần 1,288,793 2,227,468 3,232,382
Lợi Nhuận Gộp 53,896 331,128 162,838
Tổng chi phí hoạt động 387,200 313,302 228,567 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -286,702 59,053 -555 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -280,840 53,318 989 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -210,289 34,802 680 Tổng tài sản ngắn hạn 1,533,638 2,163,870 1,831,024
Tổng nợ 1,959,888 2,368,789 2,055,036
Tổng tài sản 2,294,520 2,992,275 2,432,285
Vốn chủ sở hữu 334,632 623,486 377,249
Tỷ lệ tài chính
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn 67% 72% 75%
Tỷ lệ tài sản dài hạn 33% 27% 24%
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 85% 79% 84%
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 586% 380% 545%
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 15% 21% 16%
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần -22% 2% 0%
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) -12% 2% 0%
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần -16% 2% 0%
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
(ROE) -63% 6% 0%
Tỷ lệ tăng trưởng tài chính
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) -23% 2% 0%
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu -39% -31% 152%
(Trích từ Phụ lục 04 )
Trong năm 2010, mặc dù doanh thu của THV giảm tới 31.1% và chi phí tài chính tăng mạnh tới 75.7% tuy nhiên mức giảm giá vốn hàng bán lên tới 38.22% đã giúp cho THV tăng trưởng mạnh mẽ LNST với mức tăng xấp xỉ 32 lần so với cùng kỳ năm 2010. Bước sang 2011 với lợi thế hàng tồn kho tăng cao 51.4%, THV tự tin đưa ra dự kiến doanh thu 2011 đạt 3,239 tỷ đồng, tăng 42.4% so với cùng kỳ năm 2010, LNST dự kiến cũng tăng mạnh 129.9% đạt xấp xỉ 80 tỷ đồng. Công ty luôn duy trì mức dư nợ cao, tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm cuối năm 2010 đã ở mức trên 2,000 tỷ đồng, đây là áp lực lớn lên hoạt động sản xuất kinh doanh của THV, đặc biệt trong giai đoạn lãi suất cho vay đang ở mức cao như hiện nay. Tuy nhiên, các khoản vay của THV chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, và được tài trợ bởi các hợp đồng xuất khẩu, do đó mặc dù tỷ giá biến động mạnh trong năm 2010, nhưng THV là doanh nghiệp xuất khẩu nên không chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố này.