Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐI ̣A BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm ngành cà phê Việt Nam
2.1.2. Việt Nam trước những giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc.
2.1.2.1. Việt Nam gia nhập ASEAN - Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 25/07/1995 và chính thức tham gia thực hiện AFTA ngày 15/12/1995 bằng việc tham gia kí nghị định thư tham gia hiệp định CEPT ( có hiệu lực từ 1/1/1996 tới 1/1/2006 )
Nội dung cơ bản của AFTA là cam kết giảm thuế cho các mặt hàng thương mại nội khối theo Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định thực hiện CEPT đưa ra một cơ chế để cắt giảm dần thuế quan theo mục tiêu này, xác định ra bốn nhóm ngành hàng như sau:
Danh mục cắt giảm thuế (IL) bao gồm các sản phẩm mà mức thuế cho những sản phẩm này sẽ phải giảm xuống 0-5% vào tháng 1/2003 (cho Việt Nam là 2006). Để đảm bảo một chương trình cắt giảm thuế quan diễn ra đều đặn, không dồn vào cuối giai đoạn, các mức thuế đã được thống nhất là phải được giảm ít nhất 3 năm 1 lần và mỗi lần cắt giảm tối thiểu là 5%;
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm các nhóm hàng loại trừ tạm thời khỏi việc cắt giảm thuế nhưng từng bước sẽ phải đưa vào trong IL theo 5 bước bằng nhau trong giai đoạn 5 năm từ 1/1/1996 đến 1/1/2000 (từ năm 1999 đến 2003 áp dụng với Việt Nam);
Riêng sản phẩm Nông nghiệp chưa qua chế biến (UAPs) ngoài việc được đưa vào danh mục IL và TEL như các sản phẩm khác thì còn có Danh mục Nhạy cảm (SL). UAPs trong Danh mục Nhạy cảm sẽ phải tham gia vào CEPT vào năm 2010 đối với các nước thành viên cũ. Lịch trình cụ thể vẫn tiếp tục được đàm phán;
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm các loại hàng hoá mà cuối cùng sẽ được loại trừ khỏi việc thực hiện cắt giảm thuế.
Một đặc điểm quan trọng khác của AFTA đó là sự tiếp cận toàn diện để giải quyết những vấn đề thương mại khác ngoài thuế quan. Những cam kết và lĩnh vực hợp tác quan trọng là: hài hoà hoá danh mục thuế quan; cải tiến công
tác định giá hải quan; xoá bỏ các rào cản phi thuế; hài hoà hoá các tiêu chuẩn sản phẩm và sự thừa nhận đa bên về giấy chứng nhận sản phẩm; tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, dỡ bỏ các hạn chế trong giao dịch ngoại hối gây ảnh hưởng đến trao đổi hàng hoá thuộc chương trình CEPT và tạo ra một khu vực đầu tư thông thoáng.
Nhờ tham gia vào ASEAN mà các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã thúc đẩy xuất khẩu tới các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Thái Lan….và mở rộng thêm các nông trường, đồn điền cà phê tại Lào và Campuchia. Đây là giai đoạn hội nhập đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu sự vươn xa của chúng ta với thế giới bên ngoài, một dấu mốc cho sự hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.2. 2.Việt Nam hội nhập vào APEC
Ngày 15/6/1996 Việt Nam đã làm đơn xin gia nhập APEC tới tháng 11/1998 đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức.Với mục tiêu phát triển bềnh vững thông qua các chương trình thúc đẩy mở cửa sản xuất thuận lợi hóa thương mại đầu tư hợp tác kinh tế theo đúng nguyên tác bình đẳng, cùng có lợi tuy nhiên các vấn để chính trị thường được bàn một cách không chính thức.
APEC đã đóng vai trò quan trọng duy trì quá trình tự do hoá và tạo thuận lợi hoá cho dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực. Thị trường APEC cũng đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khôi lượng thương mại với các đối tác trong APEC. APEC cũng chính là điều kiện để Việt Nam khẳng định quá trình hội nhập kinh tế đầy đủ của mình. Việt Nam có nhiều đối tác lớn trong APEC như các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga. Thị trường APEC có tiềm năng rất lớn đối với Việt Nam, chiếm khoảng 80% kim ngạch buôn bán, 75% vốn đầu tư nước ngoài và trên 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA).
Khi gia nhập vào APEC đã giúp cho ngành cà phê Việt Nam tiếp cận được hàng loạt các thị trường mới như Úc, Canada, New Zealand, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc 2 thị trường được đánh giá là khó tính của thị trường xuất khẩu.
2.1.2.3. Việt Nam và Liên minh Châu Âu ( EU )
Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 2/1990, trị giá kim ngạch 2 chiều Việt Nam – EU tăng gấp nhiều lần.
Ngày 31/05/1995 Việt Nam –EU đã ký hiệp định khung hợp tác nhờ đó Việt Nam được hưởng rất nhiều ưu đãi như quy chế huệ quốc (MNF), quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập(GSP)
Ngày 15/12/1992 Việt Nam –Eu ký hiệp định buôn bán dệt may và có hiệu lực từ 1/1/1993. Qua đó Việt Nam được xuất khẩu sang EU 151 chủng loại hàng hóa, tăng hạn ngạch và kim ngạch của Việt Nam một cách đáng kể
Ngày 1/8/1995 Việt Nam – EC ký trao đổi thư điều chỉnh hiệp định, tăng hạn ngạch và biên bản thỏa thuận về mở rộng thị trường hàng dệt may.
EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.
Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 - 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải.
Về đầu tư: Tính đến hết năm 2010, EU có 1544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD. Các dự án của EU được triển khai trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như công nghiệp, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài chính ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng 59% tổng vốn đầu tư.
Hợp tác phát triển (ODA): Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).
Hợp tác chuyên ngành, EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thế chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch ...
Sau thời gian dài bị gián đoạn tại thị trường EU, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu tới thị trường này đều bị hạn chế thậm chí dừng. Năm 1990 ngay sau khi Việt Nam và liên minh EU thiết lập lại quan hệ thì các ngành xuất khấu đã được khai thông trở lại, nhờ đó các thị trường cà phê tiềm năng như Bỉ, Ý, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Pháp đã được các doanh nghiệp khai thác và tăng sản lượng xuất khẩu ở những năm tiếp theo
2.1.2.4. Quá trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
WTO là tổ chức thương mại quốc tế mang tính chất toàn cầu có mục đính là : thương lượng để thiếp lập các luật lệ chung đảm bảo thông thoáng cho thương mại cũng như cho các lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế khác, và một môi
trường kinh doanh có thể dự đoán được, theo dõi việc thực hiện cam kết của các thành viên, đảm bảo tính công bằng về thương mại và các luật lệ về hợp tác quốc tế, cho phép có sự phân biệt đối xử giữa các nước thành viên và không phải là thành viên.
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập tháng 12/1994 gia nhập GATT ( hiệp định chung về thương mai và thuế quan ) tiền thân của WTO. Năm 1995 Việt Nam chính thức đề nghị gia nhập WTO và 11/1/2007 đã trở thành thành viên chính thức của WTO
Tính đến nay, kể từ khi nước ta gia nhập WTO, cũng là từ khi Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế đầy đủ (sâu rộng), nền kinh tế đã trải qua một thời kỳ khó khăn kéo dài liên tục.Đó là thời kỳ mà thách thức và cơ hội do hội nhập mang lại đóng vai trò kiểm định năng lực hội nhập thực sự (năng lực phát triển trong hội nhập) của nền kinh tế Việt Nam. Thử thách đó có tác dụng làm bộc lộ sức mạnh thực của nền kinh tế -được hiểu là sức mạnh bảo đảm cho nền kinh tế gia nhập thành công vào cuộc chơi lớn toàn cầu, giải quyết được các vấn đề phát triển trong những điều kiện mới và đạt được những mục tiêu mới về chất.Năm năm thử thách - quãng thời gian đủ dài để trắc nghiệm thực lực của nền kinh tế, đủ để loại bỏ tính ngẫu nhiên của các biến cố cũng như các nhận định, kết luận về nó.
Suốt 12 năm đàm phàm Việt Nam đã được chính thức gia nhập vào WTO, trước nhưng thuận lợi về hội nhập kinh tế xuất hiện hàng loạt bất cập khó khăn, khi thị trường xuất khẩu được mở rộng, hành lang luật, thuế quan được giảm bớt điều này khiến cho thị trường xuất khẩu cà phê có những biến đổi rõ rệt. Hàng loạt các công ty cà phê nhà nước với lối mòn kinh doanh theo hình thức cũ, các công ty doanh nghiệp vừa và nhỏ với vốn điều lệ thấp đã dần bị loại bỏ và thay thế vào đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tư nhân. Điều nay mang lại phong thái mới cho ngành cà phê nói chung cũng như lĩnh vực xuất khẩu cà phê nói riêng. Sau thời gian dài hoạt động thua
lỗ các doanh nghiệp cà phê nhà nước đã dần cải tổ, xác nhập tìm được hướng đi mới của riêng mình cạnh tranh với các doanh nghiệp cà phê tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, dần dần lấy lại được chỗ đứng tại thị thường cà phê xuất khẩu trong thời gian khá dài nhường vào tay các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài