Những mặt còn hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các công ty cà phê việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 88)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng của hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại Việt Nam

3.2.3. Những mặt còn hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê

Vấn đề đặt ra lớn nhất đặt ra trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là tính bền vững chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá cả không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu tăngchậm hoặc giảm sút. Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong đó tính tự phát trong sản xuất dẫn đến cung vượt cầu, công việc chế biếnbảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và nâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu cà phê chưa ổn định.

3.2.3.1. Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch

Biểu đồ 3.4: Diến biến diện tích cà phê Việt Nam từ 1995 - 2011

(Nguồn: Tổ chức FAO) Cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hàng hoá từ sau năm 1975. Tuy nhiên từ sau năm 1990 thì tốc độ phát triển nhanh và hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới.

Trong 17 năm qua (1995 - 2011), diện tích cà phê biến động mạnh theo diễn biến của giá cà phê trên thị trường:

Giai đoạn 1995 – 1999: Giá cà phê ở mức cao trên 1200USD/tấn, đặc biệt năm 2005 đạt đỉnh cao bình quân 2640USD/tấn đã kích thích người dân mở rộng diện tích rất nhanh: từ 186 nghìn ha năm 1995 nên gần 400 nghìn ha năm 1999 (tăng 2,1 lần).

Giai đoạn 2000 - 2005: Giá cà phê giảm và đứng ở mức rất thấp (dưới 1.000 USD/tấn), diện tích cà phê có chiều hướng giảm nhẹ, diện tích dưới 500 nghìn ha.

Giai đoạn 2006 - 2011: Mặc dù nhà nước khuyến cáo giữ ổn định diện tích nhưng do giá cà phê tăng trở lại và đạt mức trên 2.205 USD/tấn vào năm 2011 người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích.

DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH TRỒNG CÀ PHÊ VIỆT NAM (1995-2011)

0 100 200 300 400 500 600 700

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NĂM

DIỆN TÍCH (Nghìn ha)

Năm 2011 cả nước đạt 570,9 nghìn ha, tăng 82,2 ngàn ha so với năm 2006 (bình quân tăng 13,7 ngàn ha/năm khoảng 2,8% /năm ).

Năm 2012, qua kiểm tra tại một số tỉnh vùng Tây nguyên và Tây Bắc, một số nơi vùng Tây Nguyên và Tây Bắc, nông dân vẫn tiếp tục trồng mới cà phê.

Tình trạng tự phát, manh mún không gắn với thị trường diễn ra phổ biến dẫn hậu quả cung vượt cầu, giá cả giảm làm thu nhập của người sản xuất giảm sút gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê. Trong mấy năm trở lại đây nhà nước đã quy hoạch phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên cũng còn nhiều nơi người dân tự phát gieo trồng, vì thế đã làm cho ngành cà phê không quản lý được sản lượng cà phê dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá xuông thấp, làm cho các vùng chuyên cà phê không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn đến bị lỗ khá lớn

3.2.3.2. Chất lượng cà phê còn thấp

Xu hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm đên chất lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới. Cà phê Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm mốc làm giảm thiểuchất lượng cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của cà phê Việt Nam chính là ở hương vị mặt hàng này. Việc chăm sóc cây cà phê cũ và trồng mới chưa được chú trọng, những cây cà phê già cỗi không được thay thế kịp thời bởi những cây cà phê mới trồng, điều này khiến cho sản lượng cũng như chất lượng cà phê giảm sút ảnh hưởng mạnh tới giá cà phê, đặc biệt là sản lượng cà phê xuất khẩu. Khi chất lượng cà phê đi xuống dẫn tới việc các doanh nghiệp sẽ khó có thể tiếp cận những thị trường cà phê khó tính đồng thời sẽ mất tính nhiệm về chất lượng với các thị trường cũ.

Diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ cao, cà phê trên 20 năm hiện có trên 86 nghìn ha chiếm 17,3% tổng diện tích cà phê, ngoài ra có khoảng trên 40

nghìn ha cà phê dưới 20 tuổi nhưng đã có biểu hiện già cỗi sinh trưởng kém, ít cành thứ cấp, nhiều canh không cho quả, năng suất và chất lượng quả thấp.

Tổng diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5 - 10 năm tới khoảng 140 - 160 nghìn ha, do thâm canh quá mức, không cây che bóng, thoái hoá đất và nhất là bị sâu bệnh (tuyến trùng, nấm) gây hại nặng ảnh hưởng đến sản lượng và hiệu quả đầu tư thâm canh của người sản xuất. Nhiều mô hình tái canh triển khai ở các địa phương chưa hiệu quả. Cà phê vối chiếm 92,9%;

cà phê chè đạt trên 31 nghìn ha chiếm 6%; cà phê mít đạt gần 5 nghìn ha diện tích cà phê cả nước, chủ yếu trồng bằng cây thực sinh (chiếm 65 - 75% diện tích) là yếu tố hạn chế hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây cà phê. Việc hình thành các tổ chức sản xuất cà phê chưa được quan tâm; Phân loại và các chỉ tiêu phân hạng chất lượng cà phê Việt Nam còn chưa chặt chẽ;

Chưa có chính sách để các nhà sản xuất và chế biến áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất và thu mua cà phê, khi xuất khẩu không cần thủ tục chứng nhận chất lượng do vậy đa số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thường không quan tâm áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong thu mua cà phê. Cà phê bị loại do không đạt tiêu chuẩn của thị trường LIFFE có xuất xứ từ Việt Nam còn cao. Thiếu kỹ năng chế biến và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa gắn giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ và nhất là có 95% nhà sản xuất cà phê là các hộ cá thể do vậy ảnh hưởng đến độ đồng đều của chất lượng sản phẩm.

3.2.3.3. Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý

Tập trung quá lớn vào cà phê Robusta trong khi đó lại chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại cà phê đang được thị trường ưa chuộng và giá cao. Cà phê vối được trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu dùng cà phê chè. Điều này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu cà phê phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu trong cà phê chè. Điều này gây bất lợi lớn cho

xuất khẩu cà phê Việt Nam. Sự phát triển thiếu qui hoạch trong sản xuất thêm vào đó là tính phong trào trong đầu tư, khiến cho sản lượng cà phê thiếu cân đối dẫn tới trình trạng giá thành cà phê không được đảm bảo. Khi cà phê Robusta đang được giá, các doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư trồng và phát triển dẫn tới bão hòa vừa không giữ được cơ cấu sản xuất lại làm mất giá cà phê.

Phát triển diện tích cà phê ồ ạt, không theo qui hoạch, kế hoạch này đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích cà phê mới phát triển sau này đều được trồng ở những vùng không có, hoặc thiếu nguồn nước tưới, đất trồng cà phê không đủ tiêu chuẩn (nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, đất dốc). Vi phạm các qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc ngay từ khâu khai hoang, làm đất, cây trồng xen che phủ…Việc tăng nhanh diện tích cà phê này không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trường…

3.2.3.4. Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập.

Hiệp hội cà phê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương chi phối.

Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. Đây là những thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp chưa kết nối được với người nông dân, khiến cho một phần không nhỏ sản lượng cà phê khi đến được tay doanh nghiệp phải trải qua các đầu mối thu mua vừa và nhỏ khiến cho giá thành cà phê thành phẩm bị đội lên so vời giá trị thực. Ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu cà phê.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức. Gia nhập WTO sự cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế lớn về vốn và công nghệ, nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong thời gian tới, tỷ trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội về vốn, trình độ năng lực quản lý, kinh nghiệm, thị trường và mạng lưới khách hàng. Lúc đó, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị giải thể phá sản hay trở thành đại lý thu mua, gom hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Với lợi thế cà phê vối Việt Nam chủ yếu được trồng ở độ cao từ 400m đến 600m so mực nước biển có lợi thế về chất lượng so các nước ở châu Phi và một số nước láng giềng châu Á. Tuy nhiên một thời gian dài Việt Nam luôn là nước cung cấp cà phê với số lượng lớn, chất lượng không cao và giá rẻ, giá trị gia tăng của ngành nhỏ đã làm khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam có nhiều hạn chế. Mặc dù đã và đang được cải thiện nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn đang đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc xây dựng hình ảnh là một nhà cung cấp có chất lượng ổn định. Ba tác nhân chính trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam là giá trị gia tăng, chất lượng ổn định và giao dịch uy tín hiện nay lại đang là những yếu điểm khi áp lực cạnh tranh toàn cầu tăng mạnh. Việc tập trung vào việc củng cố và tăng cường sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, độ đồng đều, xây dựng thương hiệu, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển thị trường trong đó có phát triển thị trường nội địa để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành cà phê còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các công ty cà phê việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)