Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các công ty cà phê việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 64)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thư ̣c trạng hiệu quả xuất khẩu cà phê của các công ty cà phê Việt Nam

3.1.2. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước

Theo mẫu điều tra 01 được gửi tới 30 doanh nghiệp ta có thể đánh giácác doanh nghiệp xuất khẩu cà phê theo 2 hướng là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê FDI và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhà nước.

{{{

3.1.2.1.Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê FDI

Nhờ có sự tham gia đổ vốn và đầu tư từ các yếu tố nước ngoài cùng với khả năng quản lý chuyên nghiệp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê FDI hoàn toàn không bị ảnh hưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một số doanh nghiệp nhờ đó mà mở rộng thêm được thị trường tăng thêm hạn mức xuất khẩu đẩy cao doanh thu.

Niên vụ 2011- 2012: tổng số sản lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI bằng 45% sản lượng của cả niên vụ, trong đó hàng năm lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI thu như Nestlé chiếm 15% (khoảng 250.000 tấn), Nedcoffee chiếm 9% (khoảng 150.000 tấn). Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả tỉnh trong năm 2012.

Bảng 3.5: Thị trường xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp FDI niên vụ 2011-2012

STT TÊN DOANH NGHIỆP

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

(USD)

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

1. Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận 12.847.000

EU (Châu Âu), Mỹ, Châu Úc, Nhật Bản,

Hàn Quốc 2. Công ty Cà phê IASAO 6.190.768 Mỹ, Anh, Đức, Ý 3. Công ty Cổ phần Cà phê PETEC 28.784.360

EU (Châu Âu), Mỹ, Châu Úc, Nhật Bản, Các thị trường khác 4. Công ty cổ phần ĐTK 73.378.094

EU (Châu Âu), Mỹ, Nhật Bản, Trung

quốc, ASEAN 5. Công ty CP SX XNK Thanh Hà 26.977.000

EU (Châu Âu), ASEAN, Các thị

trường khác 6. Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ XNK

Hà Nội 17.832.262 n/a

7. Công ty TNHH Cà Phê Hà Lan Việt Nam 41.445.655 n/a

8. Công ty TNHH Dakman Việt Nam 70.110.842

EU (Châu Âu), Mỹ, Châu Úc, Trung quốc, Nhật Bản, Châu Phi, ASEAN 9. Công ty TNHH Neumann Gruppe VN 61. 186.478 Các thị trường khác

(Đức) 10. Công ty TNHH SW Commodities (VN) 34.429.253 n/a 11. Công ty TNHH Tân Thạnh An 45.539.913 n/a 12. Công ty TNHH Thương Phẩm Atlantic

Việt Nam 147.058.503

EU (Châu Âu), Châu Úc, Trung quốc, ASEAN 13. Công ty CP Phúc Sinh 52.541.250

Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Á, Châu

Phi 14. Công ty TNHH Cà phê Vĩnh An 42.949.806 n/a

(Trích phụ lục 03)

3.1.2.2.Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhà nước

Các doanh nghiệp tư nhân nhà nước trước và sau hội nhập kinh tế quốc tế có sự đổi xác lớn. Đa phần các doanh nghiệp đều bị tụt lùi bởi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì thiếu vốn, thiếu thông tin, không thích ứng kịp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một số doanh nghiệp lớn trụ lại qua thời ký này dần dần phục hồi nhờ sự giúp đỡ định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, một số khác chuyển đổi cổ phần hóa hoặc cơ cấu lại toàn doanh nghiệp

Năm 2010: Tập đoàn Intimex chỉ xếp vị thứ 2 trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch vào khoảng 142.134 tấn (13.59% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước), đứng vị trí đầu tiên là Tổng công ty cà phê Việt Nam với kim ngạch 177.902 tấn (16.46% kim ngạch xuất khẩu cả nước) và tập đoàn Thái Hòa xếp vị trí thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu là 82.951 tấn (7.93% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước).

Nhưng đến niên vụ 2011-2012, Tập đoàn Intimex xếp vị trí đứng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê với kim ngạch xuất khẩu là 360.000 tấn (chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu cả nước), Tổng công ty Tín Nghĩa Đồng Nai xuất khẩu khoảng 127.000 tấn xếp vị trí thứ 5 (chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu cả nước).

Bảng 3.6: Thị trường xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê củacác doanh nghiệp nhà nước niên vụ 2011-2012

STT TÊN DOANH NGHIỆP

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

(USD)

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà

phê Intimex Nha Trang 90.047.963 n/a 2. Công ty Cổ phần Intimex Bình Dương 87.746.760 n/a 3. Công ty Cổ phần Intimex Đắk Nông 58.800.405

Mỹ, Châu Úc, Các thị trường khác (Tây Ban Nha,Ý,Pháp..) 4. Công ty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước 129.626.457 n/a 5. Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex 691.833.653

EU (Châu Âu), Các thị trường khác (Anh, Pháp,

Đức) 6. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sản

xuất Gia Công và Bao bì 17.228.770 n/a 7. Công ty TNHH Một Thành viên Xuất

nhập khẩu 2-9 Đăklăk 210.700.877 n/a 8. Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An 18.013.689

EU (Châu Âu), Mỹ, Trung quốc,

Nhật Bản, ASEAN

9. Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam 20.074.011

EU (Châu Âu), Mỹ, Châu Úc, Trung quốc, Nhật

Bản, Châu Phi, ASEAN, Các thị

trường khác

10. Tổng công ty Thương mại Hà Nội 10.596.000

EU (Châu Âu), Mỹ, Châu Úc, Trung quốc, Nhật

Bản, Châu Phi, ASEAN 11. Tổng Công ty Tín Nghĩa 218.125.221 EU (Châu Âu),

Mỹ

(Trích phụ lục 03)

Chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2010 đến 2012 trong số 153 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay, chỉ 30 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lượng hàng xuất khẩu hàng năm tương đối lớn và ổn định; còn lại đều là các doanh nghiệp thương mại, không có chân hàng dự trữ, nên thua lỗ liên miên. Ngoài nguyên nhân những doanh nghiệp xuất khẩu có vốn điều lệ nhỏ không cạnh tranh thu mua cà phê được với các doanh nghiệp FDI thì còn có các nguyên nhân khác từ chính việc điều hành, quản lý nguồn vốn không chuyên nghiệp của các doanh nghiệp gây ra. Điển hình là tình trạng thua lỗ của 2 công ty là Tổng công ty cà phê Việt Nam và Tập đoàn Thái Hòa.

Trong năm 2013 trong số hơn 100 doanh nghiệp còn hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê chỉ có 26 doanh nghiệp, hơn nửa trong số đó là doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài. Sau lần tái cơ cấu của Tổng công ty cà phê Việt Nam, tổng công ty đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ và trở thành 1 trong 26 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tiêu biểu của năm. Điểm chung các doanh nghiệp còn hoạt động có hiệu quả đều có vốn điều lệ lớn, nhờ vốn điều lệ lớn các doanh nghiệp có thể vượt qua nhưng giai đoạn khó khăn của tình hình xuất khẩu cà phê, khi giá xuất khẩu xuống thấp. Trong khi các doanh nghiệp cà phê nhà nước đang loanh quanh tìm hướng đi bằng tái cơ cấu, sát nhập hoặc giải thể thì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hùng mạnh về cả số lượng cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu. Với bộ máy nhỏ gọn hiểu quả, các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài đã khai thác được các thị trường cà phê tiềm năng như các nước thuộc EU, Trung đông và những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản.

Đây là thành công lớn mà các doanh nghiệp nhà nước cần phải học tập và phát triển để phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế; trong khi các rào cản được xóa bỏ nhờ hội nhập kinh tế các thị trường mới được tạo ra đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển khai thác, mặt khác đối với các thị trường cũ,

thân quen cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tăng thêm khối lượng xuất khẩu tăng hạm mức kim ngạch xuất khẩu.

Ta có thể thấy rằng sau khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đã có sự lột xác to lớn. Các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém buộc phải phát triển hoặc là đào thải mang lại một diện mạo hoàn toàn mới cho ngành cà phê. Các doanh nghiệp trải qua qua trình đào thải mạnh mẽ hơn đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp FDI cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các công ty cà phê việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)