5. Kết cấu luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kin ng i m về i u quả sản u t c búp trên t ế giới
Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất, có những nước xem chè là cây trồng chính của đất nước như Kênya, ấn Độ...
Sau đây là kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước trên thế giới.
Trung Quốc: Là nước phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới.
Chè trở thành thứ nước uống giải khát phổ thông trong mọi tầng lớp nhân dân và đƣợc coi là 1 trong 7 thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Hoa.
Trung Quốc là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với sản xuất chè, tận dụng lợi thế này, Trung Quốc xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạng hoá các giống chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng các nghiên cứu chè cả nước, xây dựng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các tỉnh. Xuất bản các tạp chí,
sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Đặc biệt, Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hoá trà: xây dựng các nhà bảo tàng văn hoá, biên soạn các tác phẩm về trà, tổ chức các lễ hội văn hoá trà, trà sử, trà pháp... Điều này đã thu hút nhiều du khách và nâng cao đƣợc vị thế của chè Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Nga: Nga là một nước sản xuất chè lớn và cũng là một trong những nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành chè ở Nga rất chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt ở khâu trồng chè. Người ta trồng chè theo từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là 1,5-1,75 cm, khoảng cách giữa các cây là 0,35 cm, lƣợng hạt giống dùng cho 1 ha là 150 kg. Khi phân chia lô chè người ta đặc biệt chú ý tới độ thẳng của từng hàng chè và san phẳng mặt đất giữa các hàng chè để khi cơ giới hoá thì quá trình nhƣ đốn chè, thu hoạch búp và các quá trình canh tác khác không bị sai lệch khi làm việc.
N ật Bản: Nhật Bản vốn là nước sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời trên thế giới. Nhật Bản là nước trồng chè có nền kinh tế phát triển, do đó giá nhân công cao thêm vào đó là khả năng công nghệ cao nên họ chủ yếu tiến hành cơ giới hoá trên đồi chè. Nhà nước coi trọng đầu tư vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và các biện pháp quản lý chăm bón vườn chè bằng hoá chất. Nhà nước ban hành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè nên đã thông qua được trên 60 giống chè mới.
Vườn chè có năng suất 18 tấn búp/ha phải tuân theo quy trình bón nghiêm ngặt: N 540 kg, P2O5 180 kg, K2O 270 kg, bón nhiều lần. Sử dụng cơ khí nhỏ trong công tác chăm sóc.
Hầu hết các nước sản xuất chè chính trên thế giới như ấn Độ đều là những nước đang phát triển. Việc phát triển ngoài mục đích đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn mà nó còn giúp thực hiện các mục đích xã hội khác. Những nước này mở rộng sản xuất dựa vào lực lượng lao động nông thôn dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy vậy, do coi trọng phát triển chè họ cũng đầu tƣ vào công nghệ chế biến cho năng suất cao, chất lƣợng tốt, từ đó nâng cao giá thành và uy tín sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới.
1.2.2. Kin ng i m về i u quả sản u t c búp củ Vi t N m * Lâm Đồng
Theo thống kê, hiện tại, Lâm Đồng có 21.961ha chè, trong đó diện tích chè chất lƣợng cao 5.635ha, phân bổ tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc và cao nguyên Di Linh. Diện tích cho thu hoạch
là 20.524ha, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt 230 ngàn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ. Thành phố Bảo Lộc đƣợc mệnh danh là “thủ đô” chè - nơi tập trung 219 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh chè (hay còn gọi trà) với công suất của các nhà máy đạt gần 52 ngàn tấn. Cùng với rau, hoa và chè,chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Lâm Đồng trong lĩnh vực nông nghiệp, đƣợc xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Trong số các đơn vị sản xuất, chế biến chè tại thành phố Bảo Lộc, có tới 22 doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp đi nước ngoài. Các sản phẩm xuất khẩu gồm: chè olong, chè xanh, chè xanh ướp hương và chè đen. Thị trường tiêu thụ trải dài từ các nước Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan, Singapor), khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan) đến các nước Trung Á (Apganistan, Pakistan, Ả Rập) và Mỹ… Chỉ tính riêng sản lƣợng xuất khẩu chè của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tại Bảo Lộc, giá trị xuất khẩu bình quân mỗi năm khoảng 20,3 triệu USD.
* Ng An
Cây chè Nghệ An đƣợc trồng tập trung ở 6 huyện miền núi phía Tây Nam:
Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quế Phong với tổng diện tích năm 2014 là 7.056 ha. Diện tích trồng chè tỉnh tăng nhanh từ 3.678 ha năm 2000 lên 7.851 ha năm 2010 và 7.056 ha năm 2014. Diện tích trồng chè tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Chương (4.136 ha), Anh Sơn (2.001 ha), Kỳ Sơn (423 ha), Con Cuông (334 ha). Diện tích thu hoạch chè công nghiệp năm 2014 là 5.610 ha
Nhằm nâng cao năng suất và sản lƣợng chè, Tỉnh đã đầu tƣ nghiên cứu, ứng dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Năm 2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 87/2014/QĐ- UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014 về hỗ trợ sản xuất chè nhƣ sau: Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan, mật độ 3.300 bầu/ha; Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lƣợng cao với mức 400 đồng/bầu, mật độ 1.600 cây/ha; Hỗ trợ chi phí trồng mới, làm đất chè LDP1, LDP2, chè chất lƣợng cao, chè Tuyết Shan với mức 5.000.000 đồng/ha đối với các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương và mức 2.000.000 đồng đối với các huyện còn lại.
* Thái Nguyên:
Tính đến năm 2016 Tỉnh Thái Nguyên hiện có 21.127 ha chè, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 17.376 ha, hằng năm, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 111,88 tạ /ha, sản lượng chè búp tươi 194.409 tấn, sản lượng chè chế biến các loại 41.307 tấn. Thái Nguyên lấy ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao làm hạt nhân, động lực, then chốt phát triển nông nghiệp, vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, thông qua chính sách hỗ trợ đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, đẩy mạnh thực hiện khuyến nông, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm chè. Nhờ đó đến nay, toàn tỉnh có 13.234 ha trồng chè giống mới, chiếm tỷ trọng 62,6%, số còn lại là diện tích trồng giống chè trung du, chiếm 37,4% tổng diện tích chè. Chè đƣợc xuất khẩu sang các thị trường: Pa-ki-xtan, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đạt giá trị 14 triệu USD/năm nhƣng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng chè của tỉnh, còn lại 80% tiêu thụ trong nước.
Tỉnh cũng xây dựng cơ chế chính sách về đầu tƣ phát triển chè với một số nội dung: hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất chè an toàn, hỗ trợ lãi suất và giảm một phần thuế thu nhập cho các doanh nghiệp thu mua chế biến sản phẩm chè có cơ chế ứng trước vốn, vật tư cho người trồng chè, hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành sản xuất chè... Tuy vậy, chương trình phát triển, nâng cao giá trị cây chè ở Thái Nguyên vẫn còn một số hạn chế: cơ cấu giống chè mới so với tổng diện tích còn thấp chƣa quy hoạch đồng bộ giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến, sản xuất chè đa phần có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Tại xã Tân Cương, Chi cục bảo vệ thực vật Thái Nguyên cùng với Hội nông dân xã đã mở các lớp tập huấn IPM (quản lý tổng hợp dịch hại) cho người trồng chè. Tại đó, người dân được cung cấp kĩ năng sản xuất chè an toàn, cách chăm sóc chè cho hiệu quả; đặc biệt, hướng người trồng chè tích cực sử dựng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh và thảo dƣợc. Việc sản xuất chè đƣợc tiến hành theo một quy trình khép kín từ khâu chăm sóc, thu hoạch, cho đến khâu chế biến và bảo quản chè đều phải đảm bảo an toàn để tạo ra những sản phẩm chè sạch, chất lƣợng cao
* Yên Bái:
Chè Yên Bái đƣợc hình thành từ năm 1960, cho đến năn 2016, tổng diện tích hiện còn trên 11.000 ha, với khoảng trên 2 vạn hộ nông dân có thu nhập về chè. Sản xuất chè Yên Bái đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của ngành chè Việt Nam, những năm qua sản xuất kinh doanh chè Yên Bái đã đối mặt với những khó khăn bất cập đó là:
năng suất chè búp tươi thấp, chất lượng và loại sản phẩm chè chế biến mới chỉ phù hợp với một số thị hiếu tiêu dùng truyền thống, chƣa đa dạng để phù hợp với các yêu cầu cao và thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng, công suất các cơ sở chế biến còn vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu, đời sống thu nhập của người làm chè còn chƣa đƣợc nâng cao, đóng góp vào ngân sách của ngành chè còn thấp.
Với diện tích trên 11.000 ha, giống chè tiến bộ kỹ thuật đạt trên 5.000 ha (chiếm 48% tổng diện tích), năng suất đạt trên 85,0 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi bình quân hàng năm đạt trên 87.000 tấn, nhưng giá trị sản phẩm chè tươi mới đạt gần 300 tỷ đồng. Giá thu mua chè búp tươi bình quân 2.800- 3.500 đồng/kg (giá chè Shan Suối Giàng 12.000- 16.000 đồng/kg, giá chè Shan thâm canh 5.000-7.000 đồng/kg, giá chè nhập nội 10.000-15.000 đồng/kg). So sánh với mức độ giá chè búp tươi bình quân của cả nước thì giá chè Yên Bái cơ bản vẫn còn thấp, dẫn đến không khuyến khích được người tham gia phát triển sản xuất chè.
Về chế biến: Hiện tại toàn tỉnh có 107 doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở chế biến chè với công suất chế biến 1.145 tấn chè búp tươi/ngày. Hiện có khoảng 80 đơn vị tham gia chế biến (27 đơn vị tạm ngừng hoạt động) và trên 1.500 cơ sở sản xuất chè nhỏ lẻ. Chế biến khoảng 19.000 tấn chè khô các loại. Cơ cấu sản phẩm chế biến chủ yếu là chè đen chiếm 85%, chè xanh 15%. Giá tiêu thụ chè đen khoảng 20.000 – 30.000 đ/kg. Giá chè xanh trung bình đạt 50.000-70.000 đồng/kg, trong đó chè Suối Giàng đạt 200.000-800.000 đồng/kg.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè, ngày 18 tháng 01 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 111/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển chè vùng cao tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó Đề án xây dựng những mục tiêu sẽ đạt đƣợc thời gian tới nhƣ: Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng, hỗ trợ các vùng trọng điểm, nòng cốt để thúc đẩy phát triển cho toàn
vùng. Phát triển vùng chè gắn với bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển du lịch.
Từng bước hình thành các vùng Nông, Lâm nghiệp bền vững trên các khu vực phát triển chè ở vùng cao (Suối Giàng, Gia Hội, Nậm Búng, Phình Hồ, Làng Nhì...). Cùng với các cây trồng khác cải tạo môi trường sinh thái vùng cao và phát huy hiệu quả phòng hộ đầu nguồn. Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích chè vùng cao là 3.385 ha (trong đó có 800 ha chè Shan công nghiệp). Sản lượng chè búp tươi đạt 8.000 tấn. Chế biến 1.600 tấn chè khô thành phẩm. Đầu tƣ xây dựng 1 nhà máy chế biến công suất chế biến 5 tấn chè búp tươi/ngày. Giá trị thu nhập từ chè búp tươi ước đạt trên 35 tỷ đồng.
* P ú T ọ:
Đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 15.226,6 ha chè trong đó có 11.157.74 ha của dân, còn lại của các doanh nghiệp. Diện tích đó cho sản phẩm là 13.194,4 ha, sản lƣợng thu hoạch là 103.756,5 tấn, năng suất bình quân đạt 78,64 tạ/ha. Nhờ có sự đầu tƣ thâm canh, áp dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất, năng suất chè của nhiều huyện khá cao nhƣ: Đoan Hùng 84,5 tạ/ha, Thanh Sơn 99,42 ta/ha, Tân Sơn 92,22 tạ/ha. Như vậy, với giá bình quân năm 2013 ở mức dưới 3000đ/kg chè búp tươi thì mỗi ha chè với năng suất bình quân như trên người trồng sẽ có khoản thu 30 triệu đồng/ha/năm, trừ các khoản chi phí người trồng sẽ thu được khoảng 12 triệu đồng/ha/năm. Tuy chƣa cao nhƣng đối với điều kiện ở nông thôn miền núi nhƣ vậy là chấp nhận đƣợc.
Để đạt được kết quả trên người dân đã chú trọng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tất cả các khâu trong sản xuất và tiêu thụ chè. Áp dụng mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời không ngừng đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu giống chè nhằm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, cơ giới hóa trong sản xuất đƣợc đẩy mạnh nhằm tăng năng suất lao động.
Ngoài ra, một số địa phương còn chú trọng đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn ViêtGap cũng đƣợc quan tâm và đẩy mạnh.
Tuy nhiên, mức thu nhập trung bình 12 triệu đồng/ha/năm chƣa phải là cao do còn tồn tại những hạn chế sau: chỉ có một số địa phương như Đoan Hùng, Thanh
Ba, Tân Sơn, Thanh Sơn... người dân chú trọng đến đầu tư cho cây chè, còn lại do người dân còn giữ những tập quán canh tác lạc hậu, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế từ đó dẫn đến năng suất và chất lƣợng chè vẫn còn thấp.
1.2.3. Tổng qu n các c ng tr n ng iên cứu có liên qu n
Phạm Thị Mai Dung (2017), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
Nguyễn Tuấn Anh (2015), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Sơn Tùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Dương Thị Nguyệt (2013), Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân huyện Đại từ, Thái Nguyên.
Lê Lâm Bằng (2008), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn – Yên Bái.
Theo nhƣ sự tìm hiểu của tác giả hiện tại chƣa có ai nghiên cứu vấn đề này tại Công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Do đó tác giả đi nghiên cứu là hết sức cần thiết.
Chương 2