Thực trạng sản xuất chè quy mô hộ gia đình tại công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn Bình Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất chè quy mô hộ gia đình tại công ty cổ phần chè thái bình lạng sơn (Trang 70 - 75)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng sản xuất chè quy mô hộ gia đình tại công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn Bình Lạng Sơn

3.2.1. Các t ng tin cơ bản củ HGĐ iều tr

Các thông tin cơ bản về các HGĐ trồng chè điều tra đƣợc mô tả vắn tắt trên bảng 3.7.

Bảng 3.7: Thông tin cơ bản của hộ điều tra

TT Chỉ tiêu ĐVT Trị số

lớn nhất

Trị số nhỏ nhất

Bình quân

1 Tổng số hộ điều tra 120

2 Tuổi của chủ hộ Năm 70 36 53,00

3 Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 12 1 6,50

4 Số nhân khẩu của hộ Người 6 2 4,00

5 Số lao động của hộ Người 5 1 3,00

6 Diện tích vườn chè của hộ ha/hộ 0,894 0,217 0,56 7 Năng suất chè búp của hộ tấn/ha 13,76 6,28 10,02 8 Sản lƣợng chè búp của hộ tấn/hộ 14,94 2,58 8,76

(Nguồn :Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng 3.7 ta thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ là 53 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ đều đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định trong việc trồng và chăm sóc chè. Đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất chè trong mỗi hộ. Tuổi của chủ hộ chủ yếu nằm trong độ tuổi 41 – 60, cụ thể tuổi của chủ hộ trong độ tuổi này là 87 người trên tổng 120 người chiếm 71,9%. Trong 120 hộ điều tra không có hộ gia đình nào có chủ hộ

dưới 30 tuổi, chủ hộ có độ tuổi trên 60 chỉ có 9 người, chiếm 9,9%. Trình độ văn hóa trung bình của chủ hộ là 9 lớp chủ yếu là đã học hết cấp 3, cụ thể: Trình độ văn hóa của chủ hộ đã học hết cấp 3 là 52 người chiếm 43,33%, 51 chủ hộ đã học hết cấp 2 chiếm 42,50%, số chủ hộ không biết chữ là 3 người chiếm 2,50%. Qua khảo sát thực tế, 100% chủ hộ đều đã đƣợc học lớp bồi dƣỡng, tập huấn khuyến nông, đặc biệt trên 120 hộ điều tra có 1 chủ hộ có trình dộ chuyên môn là cao đẳng chiếm 0,8%, 5 chủ hộ có trình độ trung cấp chiếm 4,2%.

Về nhân khẩu, bình quân số nhân khẩu là 4 người trên một hộ, trong đó hộ có nhân hẩu lớn nhất là 6 người, hộ có nhân khẩu nhỏ nhất là 2 người, với bình quân lao động là 3 người/hộ.

Diện tích đất chè của các hộ có sự chênh lệch đáng kể, hộ trồng nhiều chè nhất có diện tích là 0,894 ha và hộ trồng ít thì diện tích chỉ 0,217ha . Do đó, diện tích đất chè bình quân cho mỗi hộ là 0,56 ha.

C ng cụ, dụng cụ, p ương ti n sản u t c củ

Công cụ, dụng cụ hỗ trợ sản xuất chè búp tươi cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động và giảm thiểu được hiện tượng thiếu lao động vào thời điểm rộ chè của hộ. Công cụ, dụng cụ sản xuất chè của các hộ gia đình điều tra đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 3.8.

Bảng 3.8: Công cụ, dụng cụ, phương tiện sản xuất chè của hộ

ĐVT: cái

TT Chỉ tiêu Số

lƣợng

Bình quân (Cái/hộ)

1 Bình phun thuốc tay 113 0,94

2 Bình phun thuốc máy 24 0,20

3 Máy hái chè 18 0,15

4 Máy sao quay tay 45 0,38

5 Máy vò chè mi ni 63 0,53

6 Máy sao chè cải tiến 36 0,30

(Nguồn :Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.8 cho thấy, Bình phun thuốc máy và máy hái chè hiện nay ở các hộ chƣa đƣợc dùng phổ biến, mà chủ yếu các hộ sử dụng bình phun tay và hái chè theo phương thức truyền thống. Cụ thể, bình phun thuốc bằng tay là 113 cái/120 hộ điều tra, bình quân 0,94 cái/hộ. Bình phun thuốc máy chỉ có 24 chiếc/120 hộ điều tra, bình quân 0,2 cái/hộ. Máy hái chè có 18 cái /120 hộ điều tra, bình quân 0,15 cái/hộ. Máy sao quay tay có 45 cái/120 hộ điều tra, bình quân 0,38 cái/hộ.

T n n sử dụng t i củ iều tr

Qua quá trình điều tra 120 hộ gia đình trồng chè của Công ty cổ phần chè Thái Bình- Lạng Sơn ta có bảng 3.9 về tình hình sử dụng đất của hộ điều tra nhƣ sau:

Bảng 3.9: Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra

ĐVT: ha TT Loại t Di n tích Bình quân Tỷ trọng (%)

1 Đất SX Nông nghiệp 73,224 0,6102 85,01

a Đất trồng lúa

b Đất trồng màu

c

Đất trồng chè 72,24 0,602 83,86

- Chè XDCB

- Chè KD 72,24 0,602 83,86

d Đất trồng cây ăn quả 0,987 0,0082 1,15

e Đất SX NN khác

2 Đất ở 4,109 0,0342 4,77

3 Đất vườn 8,609 0,0717 9,99

4 Đất khác 0,198 0,0016 0,23

Tổng 86,14 0,7177 100

(Nguồn :Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017) Qua bảng số liệu 3.9 ta thấy, tổng diện tích đất của các hộ điều tra là 86,14 ha, trong đó: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 85,01%

tổng diện tích đất của các hộ điều tra với 73,224 ha; đất trồng chè đang trong giai

đoạn kinh doanh chiếm 83,86 %, tổng diện tích đất với 72,24 ha, diện tích đất trồng chè bình quân đạt 0,602 ha/hộ. Các diện tích đất khác chiếm không đáng kể.

T n n nguồn vốn cho sản u t c củ iều tr Bảng 3.10: Vốn bình quân của hộ điều tra

ĐVT: tri u ồng

TT Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ trọng (%)

1 Vốn tự có 26,449 62,30

2 Vốn vay 14,052 33,10

3 Vốn khác 1,953 4,60

Tổng 42,454 100

(Nguồn :Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017) Từ bảng 3.10 cho thấy tình hình vốn bình quân của các hộ điều tra là 42,454 triệu đồng trong đó có 62,3% là vốn tự có của gia đình tương đương với 26,449 triệu đồng, số vốn này khá ít so với yêu cầu thực tế của hộ gia đình. Với số vốn này hộ gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất chè. Chiếm 33,10% trong tổng số vốn là vốn vay tương đương với số tiền là 14,052 triệu đồng, cho thấy để sản xuất các hộ phải vay một khoản tiền khá lớn hộ sản xuất nhiều thì vay nhiều, hộ sản xuất ít thì phải vay ít. Với số vốn vay chiếm trên 33,1% tổng số vốn của hộ gia đình thì chi phí lãi sẽ chiếm tỷ trọng không lớn trong chi phí sản xuất.

Qua thực tế cho thấy hiện nay người dân đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn để sản xuất chè bởi nguồn vón tụ có của các hộ rất hạn chế, trong khi đó nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình thì ngày càng tăng do biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu. Nhìn chung lượng vốn tụ có của hộ chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của hộ. Vấn đề đầu tƣ vào sản xuất chè phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng vốn vay.

Việc thiếu vốn sản xuất sẽ gây trở ngại cho việc đầu tƣ sản xuất chè, bởi cây chè có yêu cầu về chăm sóc khá cao cho nên việc đầu tƣ cũng sẽ tốn kém hơn các loại cây trồng khác. Một số hộ gia đình còn diện tích đất chƣa trồng chè và có nhu cầu muốn mở rộng diện tích trồng chè nhƣng do thiếu vốn nên chƣa thể mở rộng diện tích chè. Do đó cần vốn là một nhu câu tất yếu trong việc sản xuất chè.

Thực tế tại địa phương người dân muốn vay vốn sản xuất chè gặp một số khó khăn nhất định bởi các thủ tục vay vốn khá phức tạp, và một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa mặn mà với các dự án sản xuất chè của người dân.

3.2.2. Hi u quả kin tế trong sản u t c củ iều tr 3.2.2.1. Chi ph sản xuất chè của các hộ

Cây chè là cây trồng lâu năm, có chu kỳ khai thác dài. Để đơn giản cho việc tính toán, tác giả sử dụng phương pháp hiện tại hoá các dòng đầu tư và thu nhập từ cây chè qua các giai đoạn khác nhau. Do trong quá trình thực hiện đề tài tại Công ty, các vườn chè đều đã ở thời kỳ kinh doanh cho nên tác giả tính năm bắt đầu trồng là năm 2017. Dựa trên số liệu về đầu tƣ và thu nhập từ trồng chè của các hộ đƣợc điều tra phân theo các giai đoạn và độ tuổi để hạch toán kinh tế sản xuất chè.

Trong nội dung hạch toán chi phí sản xuất, số liệu đƣợc phân loại, xử lý và tính qui đổi bình quân trên 1ha chè các loại, phân theo độ tuổi cây.

Chi phí đầu tƣ cho thời kỳ KTCB của cây chè sẽ đƣợc tính là chi phí cố định để khấu hao dần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của cây chè. Do các hộ đƣợc điều tra đều có diện tích chè ở thời kỳ kinh doanh cho nên chi phí đầu tƣ cho thời kỳ KTCB sẽ được tính theo giá hiện tại. Khấu hao vườn cây sẽ được tính theo hình thức khấu hao đường thẳng (khấu hao đều qua các năm) cho nên số tiền tính khấu hao cho từng năm là khá nhỏ, ảnh hưởng không lớn tới hiệu quả kinh tế của các hộ trồng chè đƣợc điều tra.

Dựa vào đặc tính cây chè, tác giả tính mức đầu tƣ chi phí cho 2 giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) và giai đoạn sản xuất kinh doanh.

* C i p í ầu tư b n quân c o 1 c ở t ời kỳ kiến t iết cơ bản

Chi phí đầu tƣ bình quân cho 1 ha chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản đƣợc thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11: Chi phí đầu tƣ trung bình tính cho 1 ha chè ở thời kỳ KTCB Đơn vị t nh: Triệu đồng Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng Tỷ lệ (%)

1. Chi phí giống 10,00 10,00 13,24

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất chè quy mô hộ gia đình tại công ty cổ phần chè thái bình lạng sơn (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)