Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ gia đình tại công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất chè quy mô hộ gia đình tại công ty cổ phần chè thái bình lạng sơn (Trang 89 - 95)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ gia đình tại công ty

3.5.1. P ương ướng SXKD củ c ng t cổ p ần c T ái B n Lạng Sơn

Công ty đã xây dựng Đề án phát triển vùng chè Đình Lập và xây dựng Quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Đình Lập đến năm 2020. Đây là Đề án thành phần của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của toàn tỉnh. Đề án bao gồm các nội dung chủ yếu: diện tích vùng nguyên liệu chè, địa bàn, các nhiệm vụ, giải pháp về sản xuất giống, sản xuất, chế biến sản phẩm; thị trường tiêu thụ; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực; cơ chế quản lý của Công ty; các hình thức hợp tác liên kết; các chính sách ƣu đãi đầu tƣ.

Công ty cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước là: Công ty đóng vai trò chủ đạo, là hạt nhân của vùng sản xuất chè tập trung, có nhiệm vụ: thử nghiệm, sản xuất và cung ứng giống cho các hộ gia đình và các tổ chức khác trồng chè theo quy hoạch; hướng dẫn, chuyển giao công nghệ về trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm;

trực tiếp chế biến; bảo quản; đóng gói và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng ra thị trường.

Công ty chỉ giữ lại một số diện tích đất đủ để xây dựng các cơ sở thử nghiệm và sản xuất giống; các cơ sở chế biến; các cơ sở hợp tác liên kết để sản xuất, chế biến bằng công nghệ cao... Số diện tích còn lại bàn giao cho địa phương để giao cho các hộ và các tổ chức khác sản xuất chè theo quy hoạch.

Công ty đề xuất các chính sách ƣu đãi đặc thù cho cây chè trên cơ sở quy định của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.

Công ty phải đẩy mạnh liên kết hợp tác để tìm các đối tác có thế mạnh về:

giống mới, có thị trường, khả năng tiếp thị mạnh... để từng bước vươn lên một trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh mới. UBND tỉnh tạo điều kiện cho Công ty quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường.

3.5.2. M t số giải phápnâng cao hi u quả sản xu t chè quy mô h gi n tại công ty cổ phần Chè Thái Bình Lạng Sơn

3.5.2.1.Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ

Phát triển các mô hình canh tác chè tiên tiến tạo sản phẩm chè an toàn chất lượng cao gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

Khuyến khích các hộ dân áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và kinh nghiệm truyền thống để tạo sản phẩm có giá trị cao và có sức mạnh trên thị trường.

Nâng cao năng lực sản xuất chế biến theo hướng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (tạo ra 100% sản phẩm chè đảm bảo độ an toàn) đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Khuyến khích người làm chè sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để đầu tƣ cho sản xuất.

Áp dụng đồng bộ công nghệ cao từ sản xuất – chế biến – bao bì đóng gói cho sản phẩm chè. Nâng cao hiểu biết và kỹ năng cho người dân trồng chè thông qua chương trình đào tạo và ứng dụng khoa học vào sản xuất tại địa phương.

Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong các khâu của quá trình sản xuất, nhƣ đƣa máy hái chè, máy phun thuốc để phục vụ cho việc thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh, góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí thuê ngoài, tiết kiệm thời gian lao động cho người dân, đồng thời hạn chế được sự thiếu hụt lao động trong thời kỳ rộ chè. Việc đƣa máy hái chè vào sản xuất cũng làm cho năng suất chè cao hơn, mật độ búp dày hơn...

3.5.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ cho người dân trồng chè

Công ty cần chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt để chương trình quản lý dịch hại tổng hợp.

(IPM), hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, chú trọng đến các loại thuốc trừ sâu sinh học, thuốc thảo mộc để giảm lƣợng tồn dƣ thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VIETGAP nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng giá thành cho sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Bảo vệ thực vật theo hướng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn. Tăng cường công tác nghiên cứu, khảo nghiệm xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới, thuốc sinh học có khả năng phòng trừ tốt các loại sâu bệnh hại chè. Đồng thời không để lại dư lượng, hoặc dư lượng ở dưới ngưỡng cho phép trong sản phẩm theo quy định. Xây dựng quy trình quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV an toàn, nghiên cứu sự ảnh hưởng của kim loại nặng đối với chè, đặc biệt là quy trình quản lý sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống: Trong những năm gần đây, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ nên các nhà khoa học, các viện nghiên cứu ... đã lai tạo thành công nhiều giống chè mới cho năng suất và chất lƣợng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, thích nghi với điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt nhƣ hiện nay để thay thế cho các giống cũ đã quá chu kỳ kinh doanh, năng suất, chất lƣợng thấp nhƣ chè Trung Du. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã đƣa vào một số giống mới cho hiệu quả, năng suất cao, chất lƣợng tốt nhƣ, PH1.

- Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ trồng chè, xây dựng mô hình cải tạo, thay thế giống chè nhập nội năng suất, chất lƣợng cao.

Xây dựng những bể nước lớn trên đỉnh đồi chè và hệ thống tưới ở những nơi có điều kiện để phục vụ việc tưới chè, đặc biệt là trong thời kỳ nắng hạn, khô hanh vụ đông.

Xây dựng các mô hình cải tạo thay thế chè bằng giống chè nhập nội chất lượng cao, kết hợp với chăn nuôi bò bán công nghiệp tăng cường nguồn phân hữu cơ tại chỗ cung cấp cho việc trồng, chăm sóc chè bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật.

Về sản xuất cây giống: thực hiện quy trình mới tiên tiến để cây con khoẻ, phát triển nhanh khi trồng trên đồi chè. Kiên quyết sử dụng kỹ thuật giâm cành để sản xuất cây chè giống, tiếp nhận giống ở các vườn giống có chất lượng tốt và đã đƣợc cấp chứng chỉ chất lƣợng.

Về trồng cải tạo thay thế những đồi chè năng suất thấp: Thực hiện biện pháp đánh gốc bốc trà, phá bỏ hoàn toàn chè cũ, trồng mới luân phiên để đến năm 2020 là thay thế xong cả diện tích đồi chè cần thay thế theo đúng hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

-Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm quản lý cho người dân. Với mô hình tổ chức đào tạo tập trung tại chính nơi ở và sản xuất của người dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia, song với tính chất công việc của người nhà nông thì việc học tập trung trong một thời gian dài liên tục khiến họ không thể tham dự đầy đủ các buổi học đƣợc, do đó họ không thể nắm bắt tốt các kiến thức kỹ thuật đƣợc truyền tải. Các lớp đào tạo cần tổ chức linh hoạt hơn, theo từng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây chè, và phải được tập huấn theo hình thức cầm tay chỉ việc để người dân vừa học vừa thực hành.

3.5.2.3.Nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Chất lƣợng sản phẩm chè do nhiều yếu tố tác động nhƣ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thời tiết, giống chè, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái, công nghệ chế biến, bảo quản,....

Hiện nay tiêu chuẩn chất lƣợng chè đƣợc công bố do công ty tự xây dựng dựa vào tiêu chuẩn ngành chè, các quy định kỹ thuật của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiêu chuẩn Việt Nam. Công ty cổ phẩn chè Thái Bình Lạng Sơn đã

áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000 do tổ chức GLOBAL UKAS của Vương quốc Anh đánh giá chứng nhận.

Chất lƣợng sản phẩm đƣợc chia thành hai phân hệ sản xuất và tiêu dùng nhƣ sau: nghiên cứu nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, mục tiêu kinh tế, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu, triển khai công nghệ sản xuất, sản xuất thử, dự toán chi phí sản xuất, giá thành, giá bán, tiến hành sản xuất sản phẩm chè, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm chè,...

Công ty cần phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng sản phẩm chè. Lựa chọn cơ cấu, tỷ lệ giống chè hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu, tăng cường kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất.

Quản lý việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, việc thực hiện kỹ thuật sản xuất và quy trình công nghệ. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng người dân trồng chè có kỹ thuật, tay nghề, trình độ chuyên môn về chất lƣợng chè.

Duy trì công tác quản lý, kiểm tra chất lượng chè áp dụng quản lý nhà nước về chất lƣợng theo chuẩn ISO, GMP. Xây dựng phối hợp hiệu quả giữa công tác kiểm tra giám sát và thủ tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lƣợng cao.

3.5.2.4.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè

Hiện nay thị trường của công ty gồm cả khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế, tuy nhiên công ty cũng cần có thêm nhiều biện pháp xúc tiến để tiêu thụ sản phẩm chè.

Công ty cần duy trì thị trường truyền thống, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường, bạn hàng để có thị trưởng ổn định, nâng cao chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào đến công nghiệp chế biến và từng bước xây dựng thương hiệu chè.

Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho nông dân về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị trường; hỗ trợ áp dụng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu.

Cần tổ chức các bộ phận chuyên trách khảo sát, đánh giá hệ thống thông tin thị trường đã có, theo dõi diễn biến và cơ hội thị trường mới trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống báo giá và thông tin thị trường trên địa bàn.

Cập nhật thông tin hàng ngày và dự báo các yêu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ chè (tuần, tháng)

Xúc tiến hoạt động phát triển thương hiệu: quảng cáo qua truyền hình, áp dụng các biện pháp khuyến mại, khuyến mãi

3.2.5.5. Giải pháp về vốn

Nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tƣ của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng khối một.

-Hỗ trợ vốn để trồng mới, người trồng chè tùy theo nhu cầu vay vốn để có thể vay vồn dài hơn với lãi suất ƣu đãi. Số tiền vay đƣợc các hộ chủ yếu đầu tƣ về máy bơm nước, làm lưới, công cụ, dụng cụ vật tư cho sản xuất chè.

-Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để tạo vốn đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh phát triển chè.

-Khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất chè để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

- Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tƣ cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè. Bởi vì với ngành chè, việc đầu tƣ cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất.

Các cấp, các ngành địa phương cùng với người dân tập trung huy động vốn từ chính các hộ gia đình và nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các công trình phục vụ cho sản xuất chè. Nâng cấp hệ thống đường giao thông, để thuận tiện cho hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ chè cho người dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất chè quy mô hộ gia đình tại công ty cổ phần chè thái bình lạng sơn (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)